Giải phần I. Xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung và lập kế hoạch nghiên cứu - KNTTBạn sẽ chọn đề tài, vấn đề nào được gợi ý ở trên? Hoặc bạn có thể đề xuất đề tài, vấn đề nào khác? Để xác định vấn đề nghiên cứu, bạn cần trả lời một số câu hỏi sau:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Bạn sẽ chọn đề tài, vấn đề nào được gợi ý ở trên? Hoặc bạn có thể đề xuất đề tài, vấn đề nào khác? Phương pháp giải: - Đọc kĩ những đề tài, vấn đề được gợi ý - Đưa ra lựa chọn và đề xuất của bản thân Lời giải chi tiết: - Em sẽ lựa chọn đề tài: Hình tượng người anh hùng (hoặc dũng sĩ, mồ côi,…) trong truyện cổ dân gian Việt Nam. - Lý do: + Đây là đề tài thú vị, có thể áp dụng những kiến thức đã học để hoàn thành + Dễ dàng tìm kiếm nguồn thông tin - Một số đề tài đề xuất: + Hình tượng con cò ( hoặc con thuyền, dòng sông, …) trong ca dao dân ca Việt Nam + Sức sống của văn học dân gian trong các lễ hội văn hóa truyền thống của dân tộc +… Câu 2 Để xác định vấn đề nghiên cứu, bạn cần trả lời một số câu hỏi sau: - Vấn đề bạn lựa chọn có điểm gì hấp dẫn? - Vấn đề bạn lựa chọn có ý nghĩa gì đối với việc học tập của bạn? - Bạn có điều kiện thực tế để tìm hiểu vấn đề không? - Vấn đề bạn lựa chọn có phát huy sở trường học tập của bạn không? Phương pháp giải: - Xác định rõ nội dung, đối tượng của các câu hỏi và yêu cầu - Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Đề tài em chọn là: Hình tượng người anh hùng (hoặc dũng sĩ, mồ côi,…) trong truyện cổ dân gian Việt Nam. - Điểm hấp dẫn của đề tài: Chúng ta sẽ được tiếp xúc với nhiều kiểu nhân vật, thấy được những khát vọng và thông điệp của người xưa,… - Tìm hiểu về đề tài nghiên cứu này giúp em nhận được thêm nhiều bài học có ý nghĩa trong cuộc sống - Việc tìm hiểu vấn đề khá dễ bởi đây là một đề tài được khai thác khá nhiều trong sách, vở và các tiết học hàng ngày - Đề tài giúp em làm phong phú vốn kiến thức của bản thân, phát huy các điểm mạnh như: chọn lọc, nắm bắt thông tin, giao tiếp xã hội, thuyết trình và lí giải về các vấn đề đã tìm hiểu và lựa chọn… Câu 3 Để xác định mục tiêu, nội dung của đề tài, vấn đề nghiên cứu, bạn cần trả lời một số câu hỏi sau: - Bạn muốn được rèn luyện điều gì về tư duy và các kĩ năng tìm hiểu, nghiên cứu một vấn đề? - Việc tìm hiểu đề tài, vấn đề nghiên cứu giúp gì cho bạn trong việc mở rộng, nâng cao hiểu biết về văn học dân gian? - Bạn dự kiến những nội dung trọng tâm của đề tài, vấn đề cần tìm hiểu là gì? Phương pháp giải: - Xác định rõ nội dung, đối tượng của các câu hỏi - Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời Lời giải chi tiết: - Về tư duy và các kĩ năng tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề: em mong muốn bản thân mình rèn luyện tốt hơn kĩ năng chọn lọc và tìm kiếm thông tin; xác định và phát triển tốt các kĩ năng thuyết trình và biện luận cho vấn đề đã lựa chọn - Việc tìm hiểu đề tài, vấn đề nghiên cứu giúp em mở rộng hơn những hiểu biết về văn học dân gian như: + Nguồn gốc và sự khởi đầu của các hình tượng văn học dân gian. + Các giá trị về tư tưởng, tinh thần mà các văn bản dân gian để lại ví dụ như các lễ hội văn hóa truyền thống, các bài học về nhận thức, hành động từ các văn bản văn học dân gian truyền tải +… - Khi tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài/ vấn đề em dự kiến các nội dung trọng tâm như: + Những đặc điểm nổi bật của vấn đề. + Ý nghĩa và giá trị về tinh thần mà vấn đề/ đề tài truyền tải. + Những ảnh hưởng của đề tài/ vấn đề đối với đời sống hiện tại. +… Câu 4 Để lập kế hoạch nghiên cứu cho đề tài, vấn đề đã lựa chọn, bạn có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý sau: - Việc triển khai đề tài, vấn đề bao gồm những hoạt động nào? - Hoạt động được thực hiện ở đâu? - Kết quả, sản phẩm của từng hoạt động và kết quả, sản phẩm cuối cùng là gì? - Khi nào cần hoàn thành từng hoạt động? - Ai được phân công thực hiện và cần phối hợp với ai? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 3.Lập kế hoạch nghiên cứu (SGK trang 10) - Chú ý đến các ý chính để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Việc triển khai đề tài, vấn đề gồm những hoạt động: + Tìm hiểu về lễ hội dân gian qua các tài liệu (sách báo, internet…) + Tham khảo ý kiến chuyên gia + Tham gia lễ hội + Xây dựng hồ sơ tài liệu nghiên cứu về tác phẩm văn học dân gian và lễ hội văn hóa - Hoạt động được thực hiện tại nhà trường, lớp học, địa phương,…. - Kết quả, sản phẩm của từng hoạt động và kết quả, sản phẩm cuối cùng + Tìm hiểu về lễ hội dân gian qua các tài liệu (sách báo, internet…) → Kết quả: Sưu tầm được các tài liệu về lễ hội và tác phẩm văn học dân gian liên quan đến lễ hội + Tham khảo ý kiến chuyên gia → Kết quả: Bản ghi chép ý kiến chuyên gia về lễ hội và tác phẩm văn học liên quan đến lễ hội + Tham gia lễ hội → Kết quả: Bản ghi chép về không khí, diễn biến của lễ hội và sức sống của lễ hội trong đời sống văn hóa của dân tộc + Xây dựng hồ sơ tài liệu nghiên cứu về tác phẩm văn học dân gian và lễ hội văn hóa → Kết quả: Danh mục tài liệu tham khảo gồm những công trình nghiên cứu liên quan đến tác phẩm văn học dân gian và lễ hội văn hóa
|