Giải phần I. Đọc kịch bản sân khấu - KNTTTìm đọc các truyện dân gian Nói dối như Cuội, Sự tích chú Cuội cung trăng và cho biết: Có những nhân vật mới nào trong kịch bản của Lưu Quang Vũ so với truyện dân gian? Các nhân vật đó đóng vai trò gì trong vở kịch?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Tìm đọc các truyện dân gian Nói dối như Cuội, Sự tích chú Cuội cung trăng và cho biết: Có những nhân vật mới nào trong kịch bản của Lưu Quang Vũ so với truyện dân gian? Các nhân vật đó đóng vai trò gì trong vở kịch? Phương pháp giải: - Đọc kĩ Bài tham khảo (SGK trang 46) - Chú ý đến các nhân vật mới và vai trò của các nhân vật trong vở kịch Lời giải chi tiết: - Một số nhân vật như: Nha, Cuội, Điền, quận chúa, cô Lụa… - Các nhân vật có đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người đọc hiểu được nội dung, thông điệp tác giả muốn truyền đạt đến người đọc, người nghe - Tạo sự đa dạng cho cốt truyện Câu 2 Khi xây dựng hình tượng nhân vật Cuội, tác giả đã tiếp thu và cải biên những gì ở truyện dân gian? Sự tiếp thu và cải biên đó có thuyết phục hay không? Vì sao? Phương pháp giải: - Đọc kĩ Bài tham khảo (SGK trang 46) - Chú ý đến hình tượng nhân vật Cuội và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Khi xây dựng hình tượng nhân vật Cuội, tác giả đã tiếp thu và cải biên những điều sau : + Cử chỉ, hành động của nhân vật Cuội . + Ngôn ngữ hình thể. +… - Sự tiếp thu và cải biến đó có tạo nên sự thuyết phục vì: nó không chỉ giúp bộc lộ nội tâm, tính cách, số phận của nhân vật, mà còn biểu đạt những thông tin khác trong một vở kịch như thời gian, không gian và những thông điệp quan trọng khác. Câu 3 Cuộc đối thoại giữa Lụa và Cuội thể hiện mâu thuẫn gì? Các mâu thuẫn đó được thể hiện bằng ngôn ngữ như thế nào? Ngôn ngữ đó có gì khác so với ngôn ngữ giao tiếp thông thường? Phương pháp giải: - Đọc kĩ Bài Hồi X (SGK trang 47) - Chú ý đến cuộc đối thoại của 2 nhân vật và chỉ ra đó là mâu thuẫn gì và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Cuộc đối thoại giữa Lụa và Cuội thể hiện mâu thuẫn: giữa ý định tốt đẹp vì người khác với hành động nói dối, lừa lọc của nhân vật Cuội, đằng sau đó là mâu thuẫn giữa hiện thực và lí tưởng, giữa thực tế và mơ ước. - Các mâu thuẫn đó được thể hiện bằng ngôn ngữ như sau: những trò mưu mẹo gian dối, bịp bợm, thật lòng, thành thật, nói dối, kẻ gian dối lừa lọc, người trung hậu chất phác…. - Ngôn ngữ trên sân khấu khác với ngôn ngữ thông thường vì: ngôn ngữ sân khấu phải thể hiện rõ được ý kiến phải cho người xem thấy được suy nghĩ, quan điểm cá nhân, , cảm xúc, tính cách của nhân vật, phải gây được ấn tượng rõ và mạnh khiến người đọc, xem chú ý và ghi nhớ. Câu 4 Có thể xem việc tác giả đưa vào vở kịch nhân vật Bờm (Vốn ở trong một bài ca dao không nằm trong chùm truyện dân gian về Cuội) là một phá cách, sáng tạo hay không? Vì sao? Phương pháp giải: - Đọc kĩ Bài tham khảo (SGK trang 46) - Chú ý đến nhân vật Bờm và Cuội và đưa ra ý kiến của bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Có thể xem việc tác giả đưa vào vở kịch nhân vật Bờm là một phá cách, sáng tạo vì: Nhân vật Bờm được coi là đại diện cho tính cách hiền lành, thật thà, chất phác. Việc đưa nhân vật này vào vở kịch có thể tạo nên sự so sánh với nhân vật Cuội và có thể coi đó là sự phá cách, sáng tạo khi sử dụng kết hợp các nguồn tư liệu dân gian khác nhau để tạo nên tuyến nhân vật trong tác phẩm của mình. Câu 5 Ở đoạn kết của vở kịch, Cuội đã quyết định bay lên trời. Theo bạn, quyết định này có mâu thuẫn với các lời nói và hành động của Cuội trong các đoạn trên hay không? Vì sao? Phương pháp giải: - Đọc kĩ Bài tham khảo (SGK trang 46) - Chú ý đến các hành động của nhân vật Cuội và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Quyết định này không mâu thuẫn với lời nói và hành động của Cuội vì: Khi chúng ta đối chiếu các lời nói và hành động của Cuội trong đoạn kết với các lời nói và hành động của Cuội trong các đoạn trên ta sẽ thấy rõ được mục đích tốt đẹp, mục đích vì người khác là điều được chú trọng từ đầu đến cuối vở kịch Câu 6 So sánh đoạn kết của truyện dân gian Sự tích chú Cuội cung trăng với đoạn kết vở kịch Lời nói dối cuối cùng, bạn thấy có điểm gì khác nhau? Ý nghĩa của sự khác nhau đó là gì? Phương pháp giải: - Đọc kĩ Bài tham khảo (SGK trang 46) - Chỉ ra được những điểm giống và khác nhau của đoạn kết truyện dân gian Sự tích chú Cuội cung trăng với đoạn kết vở kịch Lời nói dối cuối cùng Lời giải chi tiết: - Cùng là hành động bay lên cung trăng nhưng một bên là hành động mang thế bị động, còn một bên là hành động thế chủ động. - Sự khác nhau đó cho ta thấy được mục đích xuyên suốt của tác phẩm là vì mục đích tốt đẹp, chống lại những lời nói dối và hành động sai trái. Câu 7 Thông qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã đề cập vấn đề gì trong đời sống đương đại? Phương pháp giải: - Đọc kĩ Bài tham khảo (SGK trang 46) - Rút ra được vấn đề mà tác giả muốn đề cập đến trong đời sống Lời giải chi tiết: Thông qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã đề cập vấn đề nói dối, không trung thực trong cuộc sống đương đại. Chuyện nói dối là luôn tồn tại ở mọi thời đại, thậm chí có những lúc là chuyện phổ biến. Quan điểm của tác giả ở đây là dẫu không phải không có lúc cần nói dối, thì xét cho cùng, một xã hội tốt đẹp vẫn là xã hội được xây dựng trên cơ sở niềm tin và sự trung thực. Câu 8 Nếu muốn biểu diễn vở kịch này, bạn sẽ làm gì để kịch bản của Lưu Quang Vũ gần gũi hơn với đời sống đương đại? Phương pháp giải: - Đọc kĩ bài tham khảo (SGK trang 46) - Đưa ra ý kiến của bản thân sau khi đọc xong tác phẩm và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Nếu được thay đổi kịch bản thì em muốn đưa vở kịch có những diễn biến gần gũi hơn với học sinh và mái trường - Những tình tiết được xây dựng dựa trên những gì diễn ra thân thuộc nhất, tạo hứng thú với các độ tuổi khác nhau - …..
|