Giải mục 2 trang 57, 58, 59 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thứcVới u khác 0 và hai số thực k, t, những khẳng định nào sau đây là đúng? Hãy chỉ ra trên Hình 4.26 hai vecto 3u+v và 3u + 3v. Cho tam giác ABC có trọng tâm G. Chứng minh rằng với điểm O tùy ý, ta có Trong hình 4.27, hãy biểu thị mỗi vecto u ,v theo hai vecto a, b Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
HĐ3 Với →u≠→0 và hai số thực k, t, những khẳng định nào sau đây là đúng? a) Hai vecto k(t→u) và (kt)→u có cùng độ dài bằng |kt|.|→u| b) Nếu kt≥0 thì cả hai vecto k(t→u), (kt)→u cùng hướng với →u c) Nếu kt<0 thì cả hai vecto k(t→u), (kt)→u ngược hướng với →u d) Hai vecto k(t→u) và (kt)→u bằng nhau. Phương pháp giải: Vecto k→a (với k>0,→a≠→0) cùng hướng với vecto →a và có độ đài bằng k|→a|. Vecto k→a (với k<0,→a≠→0) ngược hướng với vecto →a và có độ đài bằng |k||→a|. Lời giải chi tiết: a) Hai vecto k(t→u) và (kt)→u có cùng độ dài bằng |kt|.|→u| Ta có: |t→u|=|t||→u|⇒|k(t→u)|=|k||(t→u)|=|k|.|t||→u|=|kt||→u| Và |(kt)→u|=|kt||→u| ⇒|k(t→u)|=|(kt)→u|=|kt||→u| b) Nếu kt≥0 thì cả hai vecto k(t→u), (kt)→u cùng hướng với →u Ta xét 2 trường hợp: Trường hợp 1: k≥0,t≥0 Vecto k(t→u) cùng hướng với vecto t→u (vì k≥0 ), mà vecto t→u cùng hướng với vecto →u (vì t≥0 ) Do đó vecto k(t→u) cùng hướng với vecto →u. Trường hợp 2: k<0,t<0 Vecto k(t→u) ngược hướng với vecto t→u (vì k<0 ), mà vecto t→u ngược hướng với vecto →u (vì t<0 ) Do đó vecto k(t→u) cùng hướng với vecto →u. Vậy vecto k(t→u) luôn cùng hướng với vecto →u nếu kt≥0. Lại có: kt≥0 nên (kt)→u cùng hướng với →u Vậy kt≥0 thì cả hai vecto k(t→u), (kt)→u cùng hướng với →u c) Nếu kt<0 thì cả hai vecto k(t→u), (kt)→u ngược hướng với →u Ta xét 2 trường hợp: Trường hợp 1: k>0,t<0 Vecto k(t→u) cùng hướng với vecto t→u (vì k>0 ), mà vecto t→u ngược hướng với vecto →u (vì t<0) Do đó vecto k(t→u) ngược hướng với vecto →u. Trường hợp 2: k<0,t>0 Vecto k(t→u) ngược hướng với vecto t→u (vì k<0 ), mà vecto t→u cùng hướng với vecto →u (vì t>0) Do đó vecto k(t→u) ngược hướng với vecto →u. Vậy vecto k(t→u) luôn ngược hướng với vecto →u nếu kt<0. Lại có: kt<0 nên (kt)→u ngược hướng với →u Vậy kt<0 thì cả hai vecto k(t→u), (kt)→u ngược hướng với →u d) Từ ý b) và c), ra suy ra hai vecto k(t→u) và (kt)→uluôn cùng hướng. Theo câu a) ta có: |k(t→u)|=|(kt)→u|=|kt||→u| ⇒ Hai vecto k(t→u) và (kt)→u bằng nhau HĐ4 Hãy chỉ ra trên Hình 4.26 hai vecto 3(→u+→v) và 3→u+3→v. Từ đó, nêu mối quan hệ giữa 3(→u+→v) và 3→u+3→v Lời giải chi tiết: Kí hiệu O, E, F là các điểm như trên hình vẽ. Dễ thấy: tứ giác OEMF là hình bình hành nên →OE+→OF=→OM hay →v+→u=→OM Và →OC=3.→OM⇒3(→v+→u)=3.→OM=→OC Mặt khác: →OA=3.→OF=3→u;→OB=3.→OE=3→v Và →OB+→OA=→OC hay 3→v+3→u=→OC ⇒3(→v+→u)=3→v+3→u Luyện tập 2 Cho tam giác ABC có trọng tâm G. Chứng minh rằng với điểm O tùy ý, ta có →OB+→OA+→OC=3→OG. Phương pháp giải: G là trọng tâm của tam giác ABC thì →GB+→GA+→GC=→0 Với 3 điểm A, B, C bất kì, ta luôn có →AB+→BC=→AC Lời giải chi tiết: Ta có: →OA=→OG+→GA; →OB=→OG+→GB; →OC=→OG+→GC ⇒→OB+→OA+→OC=→OG+→GA+→OG+→GB+→OG+→GC⇔→OB+→OA+→OC=3→OG+(→GA+→GB+→GC) Do G là trọng tâm của tam giác ABC nên →GB+→GA+→GC=→0 ⇒→OB+→OA+→OC=3→OG+→0⇔→OB+→OA+→OC=3→OG Luyện tập 3 Trong hình 4.27, hãy biểu thị mỗi vecto →u,→v theo hai vecto →a,→b, tức là tìm các số x,y,z,t để →u=x→a+y→b,→v=t→a+z→b.. Phương pháp giải: Phân tích vecto →u,→v theo hai vecto →a,→b cho trước. Lời giải chi tiết: Bước 1: Dựng hình bình hành có cạnh song song với giá của vecto →a,→b và đường chéo là vecto →u,→v. Ta dựng được hình hình hành ABCD và DEGH. Trong đó: DC và DE nằm trên giá của vecto →a, DA và DH nằm trên giá của vecto →b, còn vecto →u,→v lần lượt là hai dường chéo. Dễ thấy: →u=→DA+→DC,→v=→DH+→DE Mà →DA=3→b,→DC=→a,→DH=3→b,→DE=−2→a. ⇒→u=2→b+→a,→v=3→b−2→a
|