Giải mục 2 trang 3, 4 SGK Toán 8 - Cùng khám pháCho đơn thức
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Hoạt động 2 Cho đơn thức \(3x{y^4}z{x^2}y{z^3}\) a) Ta đã sử dụng các tính chất nào của phép nhân các số để suy ra \(3x{y^4}z{x^2}y{z^3} = 3x{x^2}{y^4}yz{z^3}\) b) Dựa vào quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số, hãy tìm các số mũ thích hợp cho các ô trong đẳng thức sau:
c) So sánh tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức \(3x{y^4}z{x^2}y{z^3}\) với tổng số cũ của tất cả các biến có trong đơn thức ở vế phải của đẳng thức trong câu b. Phương pháp giải: a) Nhắc lại các tính chất của phép nhân. Quan sát trả lời câu hỏi. b) Dựa và quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số: \({a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\) Điền số mũ thích hợp c) Tính tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức \(3x{y^4}z{x^2}y{z^3}\) và tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức ở vế phải của đẳng thức trong câu b. So sánh. Lời giải chi tiết: a) Ta đã sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân các số để suy ra \(3x{y^4}z{x^2}y{z^3}\). b) Điền các số mũ thích hợp trong đẳng thức, ta được: \(3x{y^4}z{x^2}y{z^3} = 3{x^3}{y^5}{z^4}\) c) Tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức \(3x{y^4}z{x^2}y{z^3}\) là: \(1 + 4 + 1 + 2 + 1 + 3 = 12\) Tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức ở vế phải của đẳng thức trong câu b là \(3 + 5 + 4 = 12\) Vậy tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức \(3x{y^4}z{x^2}y{z^3}\) bằng tổng số cũ của tất cả các biến có trong đơn thức ở vế phải của đẳng thức trong câu b. Luyện tập 2 Cho ba ví dụ về đơn thức thu gọn và cho biết hệ số, phần biến và bậc của đơn thức thu gọn trong mỗi ví dụ. Phương pháp giải: Lấy ba ví dụ về đơn thức thu gọn. Xác định hệ số, phần biến và bậc của từng đơn thức. Lời giải chi tiết: Ví dụ về đơn thức thu gọn: - Đơn thức \(xy\) có: hệ số là 1; phần biến là \(xy\); bậc là 2 - Đơn thức \(\frac{{ - 1}}{2}{x^2}\) có: hệ số là \(\frac{{ - 1}}{2}\); phần biến là \({x^2}\) và bậc là 2. - Đơn thức \(3{x^2}{y^4}\) có: hệ số là \(3\); phần biến là \({x^2}{y^4}\) và bậc là 6
|