Giải mục 1 trang 82, 83, 84 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạoDùng thước đo góc để đo số đo các góc
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
HĐ 1 Video hướng dẫn giải Dùng thước đo góc để đo số đo các góc \(\widehat {\rm{A}}\), \(\widehat {\rm{B}}\), \(\widehat {\rm{C}}\), \(\widehat {\rm{D}}\) ở Hình 1 và rút ra nhận xét và số đo của chúng. Phương pháp giải: Dùng thước đo góc để đo số đo 4 góc của tứ giác rồi rút ra nhận xét. Lời giải chi tiết: Sau khi đo, ta thấy bốn góc \(\widehat {\rm{A}}\), \(\widehat {\rm{B}}\), \(\widehat {\rm{C}}\), \(\widehat {\rm{D}}\) có số đo bằng nhau và bằng \(90^\circ \) HĐ 2 Video hướng dẫn giải Cho \(ABCD\) là hình chữ nhật. a) Chứng minh \(AB\) // \(CD\) và \(AD\) // \(BC\) b) Tam giác \(ABD\) và tam giác \(BAC\) có bằng nhau không? Vì sao? Phương pháp giải: Áp dụng các tính chất của hình chữ nhật (cạnh, góc) Lời giải chi tiết: a) Vì \(ABCD\) là hình chữ nhật (gt) Suy ra \(AB = CD\); \(AD = BC\), \(\widehat {DAB} = \widehat {ABC} = \widehat {DCB} = \widehat {ADC} = 90^\circ \) Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta CDA\) ta có: \(AB = CD\) (gt) \(\widehat {{\rm{ABC}}} = \widehat {{\rm{ADC}}}\) (cmt) \(BC = AD\) (gt) Suy ra \(\Delta ABC = \Delta CDA\) (c-g-c) Suy ra \(\widehat {{\rm{BAC}}} = \widehat {{\rm{ACD}}}\) và \(\widehat {{\rm{ACB}}} = \widehat {{\rm{CAD}}}\) (hai cạnh tương ứng) Mà hai góc ở vị trí so le trong Suy ra \(AB\) // \(CD\); \(BC\) // \(AD\) b) Xét \(\Delta ABD\) và \(\Delta BAC\) ta có: \(AB\) chung \(\widehat {{\rm{BAD}}} = \widehat {{\rm{ABC}}}\) (cmt) \(AD = BC\) (cmt) Suy ra \(\Delta ABD = \Delta BAC\) (c-g-c) TH 1 Video hướng dẫn giải Cho biết \(a\), \(b\), \(d\) lần lượt là độ dài các cạnh và đường chéo của một hình chữ nhật. Thay dấu ? trong bảng sau bằng giá trị thích hợp. Phương pháp giải: Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông Lời giải chi tiết: Giả sử \(ABCD\) là hình chữ nhật ; \(a\), \(b\), \(d\) lần lượt là độ dài của \(AB\), \(BC\), \(AC\) Áp dụng định lý Pythagore vào \(\Delta ABC\) vuông tại \(B\) ta có: \(A{C^2} = A{B^2} + B{C^2}\) Do đó \({d^2} = {a^2} + {b^2}\) ; \({b^2} = {d^2} - {a^2}\); \({a^2} = {d^2} - {b^2}\) Suy ra: \(d = \sqrt {{a^2} + {b^2}} \); \(b = \sqrt {{d^2} - {a^2}} \); \(a = \sqrt {{d^2} - {b^2}} \) Với \(a = 8\); \(b = 6\) ta có: \(d = \sqrt {{8^2} + {6^2}} = \sqrt {64 + 36} = \sqrt {100} = 10\) Với \(a = \sqrt {15} \); \(d = \sqrt {24} \) ta có: \(b = \sqrt {{{\sqrt {24} }^2} - {{\sqrt {15} }^2}} = \sqrt {24 - 15} = \sqrt 9 = 3\) Với \(b = 5\); \(d = 13\) ta có: \(a = \sqrt {{{13}^2} - {5^2}} = \sqrt {169 - 25} = \sqrt {144} = 12\)
VD 1 Video hướng dẫn giải Tìm bốn ví dụ về hình chữ nhật trong thực tế Phương pháp giải: Áp dụng định nghĩa hình chữ nhật và ứng dụng vào thực tiễn tìm các ví dụ về hình chữ nhật Lời giải chi tiết: Các ví dụ về hình chữ nhật trong thực tế: Mặt bảng; ti vi; mặt bàn; khung ảnh HĐ 3 Video hướng dẫn giải Cho hình bình hành \(ABCD\) có \(O\) là giao điểm của hai đường chéo. Giải thích các khẳng định sau: a) Nếu \(\widehat {{\rm{BAD}}}\) là góc vuông thì \(\widehat {{\rm{ADC}}}\) và \(\widehat {{\rm{ABC}}}\) cũng là góc vuông. b) Nếu \(AC = BD\) thì \(\widehat {{\rm{BAD}}}\) vuông. Phương pháp giải: Áp dụng tính chất của hình bình hành Lời giải chi tiết: a) Vì \(ABCD\) là hình bình hành (gt) Suy ra \(O\) là trung điểm của \(AC\), \(BD\) \(AB = CD\); \(AD = BC\); \(AB\) // \(CD\); \(AD\) // \(BC\) Nếu \(\widehat {{\rm{BAD}}} = 90^\circ \) suy ra \(AB \bot AD\) Mà \(AB\) // \(CD\); \(AD\) // \(BC\) Suy ra \(AD \bot CD;\;AB \bot BC\) Suy ra \(\widehat {ADC} = \widehat {ABC} = 90^\circ \) b) Xét \(\Delta BAD\) và \(\Delta CDA\) ta có: \(BA = CD\) (gt) \(AD\) chung \(BD = AC\) (gt) Suy ra \(\Delta BAD = \Delta CDA\) (c-c-c) Suy ra \(\widehat {{\rm{BAD}}} = \widehat {{\rm{CDA}}}\) (hai góc tương ứng) Mà \(\widehat {BAD} + \widehat {CDA} = 180^\circ \)(do \(AB\) // \(CD\) , cặp góc trong cùng phía) Suy ra \(\widehat {BAD} = \widehat {CDA} = 90^\circ \) TH 2 Video hướng dẫn giải Chỉ được sử dụng compa, hãy kiểm tra tứ giác có phải là hình chữ nhật hay không. Phương pháp giải: Sử dụng compa đo độ dài các cạnh, đường chéo Lời giải chi tiết: Gọi tứ giác trong hình là \(ABCD\)
Sử dụng compa đo độ dài ta thu được \(AB = CD\); \(AD = BC\); \(AC = BD\) Tứ giác \(ABCD\) ta có \(AB = CD\); \(AD = BC\) nên là hình bình hành Hình bình hành \(ABCD\) có hai đường chéo \(AC = BD\) nên là hình chữ nhật VD 2 Video hướng dẫn giải a) Hãy sử dụng ê ke sao cho chỉ sau ba lần đo ta có thể xác định khung cửa sổ ở Hình 7 có phải là hình chữ nhật hay không? b) Hãy sử dụng một cuộn dây, xác định khung cửa sổ trong Hình 7 có là hình chữ nhật hay không? Phương pháp giải: a) Sử dụng ê ke đo 3 góc của tứ giác rồi tinh góc còn lại b) Đo độ dài các cạnh, đường chéo Lời giải chi tiết: a) Sử dụng ê ke, ta thấy khung cửa có 3 góc vuông Áp dụng tính chất tổng 4 góc trong tứ giác, suy ra góc còn lại cũng là góc vuông Vậy khung cửa là hình chữ nhật b) Sử dụng thước dây: - Đo độ dài đoạn thẳng \(AB\) và đánh dấu 2 điểm trên đoạn dây (trùng với điểm \(A\), \(B\)) - Đặt một đầu đánh dấu trùng với điểm \(C\) và kiểm tra thấy điểm đánh dấu còn lại trùng với \(D\). Vậy \(AB = CD\) Thực hành tương tự ta có \(AD = BC\); \(AC = BD\) Tứ giác \(ABCD\) có \(AB = CD\); \(AD = BC\) nên là hình bình hành Mà \(AC = BD\) nên \(ABCD\) là hình chữ nhật Vậy khung cửa có dạng hình chữ nhật
|