Giải mục 1 trang 100, 101 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thứcDựa trên dữ liệu khảo sát về món ăn Việt Nam được ưa thích, một công ty du lịch đã vẽ hai biểu đồ sau: a) Hai biểu đồ này biểu diễn cùng một dữ liệu không? Lập bảng thống kê về dữ liệu đó. b) Trong Biểu đồ a), tỉ lệ chiều cao giữa cột màu xanh và cột màu vàng có bằng tỉ lệ hai số mà chúng biểu diễn không? Giải thích tại sao. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Luyện tập 1 Video hướng dẫn giải Dựa trên dữ liệu khảo sát về món ăn Việt Nam được ưa thích, một công ty du lịch đã vẽ hai biểu đồ sau: a) Hai biểu đồ này biểu diễn cùng một dữ liệu không? Lập bảng thống kê về dữ liệu đó. b) Trong Biểu đồ a), tỉ lệ chiều cao giữa cột màu xanh và cột màu vàng có bằng tỉ lệ hai số mà chúng biểu diễn không? Giải thích tại sao. Phương pháp giải: Dựa vào biểu đồ để đưa ra nhận xét và giải thích nên chọn biểu đồ nào phù hợp hơn Lời giải chi tiết: a) Hai biểu đồ này biểu diễn cùng một dữ liệu. Bảng thống kê về dữ liệu món ăn Việt Nam được ưa thích là:
b) Trong Biểu đồ a), cột màu xanh chiếm hơn 3,5 ô; cột màu vàng chiếm khoảng 1,5 ô. Khi đó, tỉ lệ chiều cao giữa cột màu xanh và cột màu vàng trong Biểu đồ a) khoảng: \(\frac{{3,5}}{{1,5}} = \frac{7}{3} \approx 2,33\) Tỉ lệ số lượt bình chọn nem và bánh mì là:\(\frac{{987}}{{955}} \approx 1.03\) Do đó, tỉ lệ chiều cao giữa cột màu xanh và cột màu vàng không bằng tỉ lệ hai số mà chúng biểu diễn vì trong Biểu đồ a) người ta chia các giá trị từ 950 đến 990 (còn phần giá trị từ 0 đến 950 đã bị rút ngắn). Luyện tập 2 Video hướng dẫn giải Cho hai biểu đồ sau biểu diễn số lượng người thất nghiệp tại một thành phố trong giai đoạn từ 12/2007 đến 6/2010. Hãy giải thích tại sao xu thế của hai biểu đồ lại khác nhau. Để thấy được xu thế của số lượng người thất nghiệp, ta nên dùng biểu đồ nào? Phương pháp giải: Dựa vào biểu đồ hình 5.12 để nhận xét Lời giải chi tiết: Xu thế của hai biểu đồ lại khác nhau vì: - Biểu đồ a): chia theo khoảng thời gian dài/ngắn tương ứng với đoạn dài/ngắn trên biểu đồ. - Biểu đồ b): các khoảng thời gian dài/ngắn khác nhau được chia đều theo từng đoạn trên biểu đồ. Để thấy được xu thế của số lượng người thất nghiệp, ta nên dùng biểu đồ a.
|