Bài 29. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người trang 137, 138, 139, 140, 141, 142 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều

Trong các loại thức ăn em thích, thức ăn nào em nên ăn thường xuyên, thức ăn nào em nên hạn chế ăn? Vì sao

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 137

MĐ: Trong các loại thức ăn em thích, thức ăn nào em nên ăn thường xuyên, thức ăn nào em nên hạn chế ăn? Vì sao?

Phương pháp giải

Hàng ngày, em có được ăn nhiều món ăn không? Những món ăn có đủ các chất dinh dưỡng không? Từ đó, em hãy xem những món ăn nào em nên hạn chế ăn?

Lời giải chi tiết

Trong các loại thức ăn em thích, thức ăn em nên ăn thường xuyên là các loại lương thực và rau củ quả chín;  thức ăn em nên hạn chế ăn bao gồm các nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo như: dầu, mỡ, vừng, lạc, ...

CH: Quan sát hình 29.1, qua quá trình tiêu hóa, những chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh được biến đổi thành những chất gì để tế bào và cơ thể có thể hấp thụ được?

Phương pháp giải

Quan sát hình và nêu được các chất dinh dưỡng cần thiết

Lời giải chi tiết

Qua quá trình tiêu hóa, những chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh được biến đổi thành đường đơn, glycerol và acid béo, amino acid, vitamin, chất khoáng, nước để tế bào và cơ thể có thể hấp thụ được.

CH tr 138

CH 2. Quan sát hình 29.2:

a) Nêu thông tin về các loại chất dinh dưỡng có trong một chiếc bánh

b) Thông tin trong bảng có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng

Phương pháp giải

Những loại thực phẩm được đóng gói, trên bao bì thường có bảng thông tin dinh dưỡng (nutrition information). Đọc thông tin dinh dưỡng trong bảng của hộp bánh để nắm được thành phần chất dinh dưỡng

Lời giải chi tiết

a) Thông tin về các loại chất dinh dưỡng có trong một chiếc bánh: 

Chất béo: 6g 

Cholesterol: 4mg

Sodium: 160mg

Carbohydrat: 19g

Chất xơ: 1g

Đường: 5g

Chất đạm: 2g

Vitamin D: 0,6mcg

Canxi: 26mg

b) Thông tin trong bảng đó có ý nghĩa giúp cho người dùng có thể lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm phù hợp.

LT 1: Hãy sưu tầm một số bao bì thực phẩm, trong đó có bao bì của loại thực phẩm em thường ăn và cho biết các thông tin của sản phẩm theo gợi ý trong bảng 29.1

Phương pháp giải

Vận dụng hiểu biết đời sống.

Lời giải chi tiết:


LT 2. Theo em trong các sản phẩm trên, sản phẩm nào nên ăn thường xuyên, sản phẩm nào nên ăn hạn chế? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Theo em, có thể ăn hạt granola thường xuyên và nên hạn chế ăn bim bim và bánh ngọt. Vì trong các loại hạt có chứa lượng dinh dưỡng và khoáng chất cao, có lợi cho sức khỏe; còn trong bim bim và bánh ngọt chứa nhiều muối và đường, không tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.

CH tr 139

LT 3: Quan sát bảng 29.2 và 29.3, cho biết:

a) Trong một ngày, một người nên bổ sung cho cơ thể những nhóm chất dinh dưỡng nào?

b) Loại thực phẩm nào cần được ăn nhiều nhất, loại nào ăn ít nhất? Vì sao?

Phương pháp giải

Cần nắm được nhóm chất có trong từng loại thực phẩm để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

Lời giải chi tiết

a)Trong một ngày, một người nên bổ sung cho cơ thể những nhóm chất dinh dưỡng gồm: 

  • Nhóm chứa đường, muối

  • Nhóm chứa dầu, mỡ

  • Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa

  • Nhóm thịt, thủy sản, trứng, đậu, đỗ

  • Nhóm rau, củ, quả

  • Nhóm ngũ cốc

b) Loại thực phẩm được ăn nhiều nhất là loại thực phẩm ngũ cốc. 

Loại thực phẩm được ăn ít nhất là nhóm thực phẩm chứa dầu mỡ


CH tr 141

CH 3. Quan sát hình 29.3, nêu chức năng từng cơ quan của hệ tiêu hóa. Các cơ quan này phối hợp hoạt động trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào?

Phương pháp giải

Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết


LT 4. Ở cơ quan nào, thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học, vừa được tiêu hóa hóa học?

Phương pháp giải

Nắm được chức năng và các giai đoạn của quá trình tiêu hóa.

Lời giải chi tiết

Hệ tiêu hóa ở người gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Thức ăn di chuyển qua ống tiêu hóa, trải qua quá trình tiêu hóa cơ học (thực ăn được nghiền nhỏ, đảo trộn) và tiêu hóa hóa học (thức ăn được biến đổi nhờ sự xúc tác của enzyme) thành các chất đơn giản.

→ Ở dạ dày, thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học, vừa được tiêu hóa hóa học. Tiêu hóa cơ học dựa trên sự co bóp của dạ dày. Tiêu hóa hóa học qua quá trình xúc tác của enzyme pepsin có trong dạ dày.

 

CH 4. Nêu một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Phương pháp giải

An toàn vệ sinh thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo thực phẩm không gây hại đến sức khỏe của con người

Lời giải chi tiết

Một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm là:

  • Nguy cơ từ những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau, củ, trái cây do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng trọt của người dân.

  • Nguy cơ từ động vật: sử dụng thức ăn cho động vật, gia súc hay gia cầm là những thức ăn công nghiệp. Mà trong đó có chứa rất nhiều hàm lượng chất kháng sinh, chất bảo quản.

  • Môi trường nuôi trồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, ví dụ như quá gần với những nhà máy, xí nghiệp lớn, môi trường có nhiều tác động ô nhiễm… sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi khói bụi, không khí hay ô nhiễm nguồn nước →  ô nhiễm nguồn thực phẩm chăn nuôi, trồng trọt.

  • Do quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm.

LT 5. Nêu thêm một số biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và chế biến.

Phương pháp giải

Nắm được các biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và chế biến

Lời giải chi tiết

Một số biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong:

*Khâu sản xuất: cần tuân theo tiêu chuẩn kĩ thuật nghiêm ngặt như không lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học hoặc thức ăn tăng trọng, vệ sinh chuồng trại…Quá trình sản xuất không gây ô nhiễm môi trường

*Vận chuyển và bảo quản: cần phân loại, đóng gói thực phẩm, lựa chọn các phương pháp vận chuyển và bảo quản thực phẩm phù hợp. Các phương pháp bảo quản như phơi khô, bảo quản lạnh, lên men,...

*Sử dụng và chế biến: Chọn thực phẩm tươi và an toàn. Chế biến thực phẩm cần bảo đảm hợp vệ sinh như: ngâm, rửa kĩ, nấu chín,...


CH tr 142

CH 5. Nêu tên, nguyên nhân và biện pháp phòng một số bệnh về tiêu hóa

Phương pháp giải

Nắm được thông tin về một số bệnh tiêu hóa, từ đó có những biện pháp phù hợp

Lời giải chi tiết

Một số bệnh lây qua đường tiêu hoá thường gặp là: tiêu chảy, tả, lị,...

Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá:  do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh môi trường kém,...

Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá cần :

  • Giữ vệ sinh ăn uống: Thực hiện ăn sạch, uống sạch (thức ăn phải rửa sạch, nấu chín; đồ dùng nấu ăn, bát, đũa sạch; uống nước đã đun sôi,...); Không ăn các loại thức ăn ôi, thiu, chưa chín; không ăn cá sống, thịt sống; không uống nước lã.

  • Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện.

  • Giữ vệ sinh môi trường: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ nơi đại tiểu tiện, chuồng gia súc, gia cầm. Xử lí phân, rác đúng cách, không sử dụng phân chưa ủ kĩ để bón ruộng, tưới cây.

  • Diệt ruồi.

VD 1. Trình bày các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm gia đình em thường sử dụng. Trong đó, phương pháp nào an toàn? Phương pháp nào có thể gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm? Vì sao?

Phương pháp giải

Cần biết và áp dụng được các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm để nắm được phương pháp nào là an toàn, phương pháp nào gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Lời giải chi tiết

Các phương pháp bảo quản thực phẩm mà gia đình em đã sử dụng là: 

  • Ướp lạnh
  • Ngâm đường
  • Hút chân không
  • Muối chua

Chế biến thực phẩm bằng nhiệt: luộc 

 Trong các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt nêu trên, theo em, phương pháp luộc có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Giải thích: Theo em nghĩ, nếu không rửa kĩ các loại rau củ quả và không ngâm rửa trước khi luộc sẽ gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

VD 2. Em và những người thân trong gia đình thường thực hiện biện pháp nào để bảo vệ đường tiêu hóa?

Phương pháp giải

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng lối sống lành mạnh giúp phòng các bệnh về tiêu hóa 

Lời giải chi tiết

Em và những người thân trong gia đình thường thực hiện biện pháp để bảo vệ đường tiêu hóa:

  • Ăn chín uống sôi

  • Ăn đủ bữa

  • Bổ sung men tiêu hóa cho đường ruột

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close