Bài 8. Văn hóa tiêu dùng - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức

Em có suy nghĩ gì về câu nói “Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam là sự thể hiện của lòng yêu nước và tự tôn dân tộc”?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Trả lời Mở đầu trang 45 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em có suy nghĩ gì về câu nói “Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam là sự thể hiện của lòng yêu nước và tự tôn dân tộc”?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân để nêu suy nghĩ về câu nói “Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam là sự thể hiện của lòng yêu nước và tự tôn dân tộc”.

Lời giải chi tiết:

(*) Tham khảo: 

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo chỉ dẫn của Bác Hồ

Không có những tác phẩm kinh điển đồ sộ bàn riêng về vấn đề này, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện chiến lược “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” trong một số bài nói, bài viết của mình. Người khẳng định: Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam là yêu nước. Vì vậy, trong bài “Nói chuyện tại hội chợ triển lãm thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp”, ngày 21/2/1958, Người khẳng định: “Đồng bào ta nồng nàn yêu nước nên rất muốn dùng hàng của ta sản xuất”.

Yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu, là thang giá trị cao nhất của con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Trong “thời đại Hồ Chí Minh”, yêu nước đã được nâng lên thành chủ nghĩa yêu nước và nội hàm của chủ nghĩa yêu nước được mở rộng: Yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội; trong đó, “dùng hàng của ta sản xuất” cũng là biểu hiện của yêu nước.

Thấu triệt và vận dụng sáng tạo chỉ dẫn quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Đảng ta - trong những giai đoạn khó khăn của đất nước đã kịp thời đề ra chủ trương và phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 - 2008 đã có tác động tiêu cực đến tất cả các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam, để phát huy nội lực vượt qua khó khăn. Không những thế, qua hơn 10 năm tổ chức thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người tiêu dùng Việt Nam trong sử dụng hàng Việt Nam; góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Đồng thời, tiếp tục khẳng định: “Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một giải pháp cần thiết, quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn hiện nay”.

? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 46 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Qua các thông tin trên, em hãy cho biết sự thay đổi của tiêu dùng có tác động như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Phương pháp giải:

Đọc các thông tin và cho biết sự thay đổi của tiêu dùng có tác động như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Lời giải chi tiết:

- Trong thông tin 1, sự thay đổi của tiêu dùng đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội. Cụ thể:

+ Người tiêu dùng quan tâm đến việc tiêu dùng của mình có gây tổn hại đến môi trường, xã hội hay không → điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, thân thiện với môi trường.

+ Người lao động trong các công ty cũng là người tiêu dùng hiện đại, có ý thức bảo vệ môi trường và mong muốn được làm việc trong các công ty có đạo đức, tôn trọng con người và môi trường → điều này cũng thúc đẩy các doanh nghiệp có xu hướng xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp hơn, gắn kết lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội.

- Trong thông tin 2: Sự thay đổi của tiêu dùng vừa có tác động tích cực nhưng đồng thời cũng có tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội. Cụ thể:

+ Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa cao cấp, đã: kích thích sự phát triển của phân khúc thị trường mới; khiến cơ cấu thị trường trong nước được cải thiện đa dạng và đồng bộ hơn; thu hút đầu tư; tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

+ Mặt tiêu cực: tạo nên sự lãng phí.

? mục 2 a

Trả lời câu hỏi mục 2a trang 47 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:


1/ Qua thông tin trên, em hãy nêu những tập quán tiêu dùng của người Việt Nam trong dịp tết Nguyên đán. Những tập quán này tạo nên nét đẹp văn hoá gì của dân tộc Việt Nam?

2/ Em hãy kể một số tập quán, thói quen tiêu dùng có văn hoá của người Việt Nam mà em biết.

Phương pháp giải:

1/ - Đọc thông tin và chỉ ra những tập quán tiêu dùng của người Việt Nam trong dịp tết Nguyên đán. 

- Nêu được nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam qua những tập quán này.

2/ Dựa vào hiểu biết của bản thân để kể một số tập quán, thói quen tiêu dùng có văn hoá của người Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

1/ - Những tập quán tiêu dùng của người Việt trong dịp tết Nguyên đán:

+ Mua sắm nhiều loại hàng hóa để phục vụ nhu cầu ngày Tết và dự phòng (vì hầu hết các chợ, siêu thị đều đóng cửa vào ngày mùng Một Tết).

+ Nhu cầu tiêu dùng tăng cao ở một số nhóm sản phẩm mang tính “truyền thống” như: gạo tẻ, gạo nếp, đỗ xanh, bánh mứt, thịt lợn, thịt gà… Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng sẵn sàng chi tiền vào nhóm sản phẩm cao cấp.

- Những tập quán tiêu dùng này đã góp phần khiến không khí ngày tết trở nên nhộn nhịp, tươi vui.

2/ Một số tập quán và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam:

- Mua sắm nhiều hàng hóa để phục vụ cho việc thờ cúng trong các dịp lễ, tết. Ví dụ như: bánh trôi, bánh chay trong dịp tết Hàn thực; bánh nướng, bánh dẻo trong dịp tết Trung thu,…

- Người tiêu dùng vẫn duy trì thói quen mua sắm tại các chợ truyền thống, như: chợ làng, chợ huyện, chợ tại khu dân cư,… mặc dù hệ thống cửa hàng, siêu thị hiện đại đã được mở rộng trên cả nước.

- Thói quen tiêu dùng “tiết kiệm” (đặc biệt là cư dân ở vùng nông thôn).

- Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

- Sử dụng các đồ dùng thân thiện với môi trường.

? mục 2 b

Trả lời câu hỏi mục 2b trang 48 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc trường hợp, thông tin để trả lời câu hỏi:


1/ Qua các thông tin trên, em hãy cho biết xu hướng tiêu dùng xanh, tiêu dùng hợp lí và bền vững có tác động như thế nào đến chiến lược sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của xã hội.

2/ Văn hoá tiêu dùng có tác động như thế nào tới sự phát triển văn hoá dân tộc?

Phương pháp giải:

1/ Đọc thông tin trên và cho biết xu hướng tiêu dùng xanh, tiêu dùng hợp lí và bền vững có tác động như thế nào đến chiến lược sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của xã hội.

2/ Chỉ ra tác động của văn hoá tiêu dùng tới sự phát triển văn hoá dân tộc.

Lời giải chi tiết:

1/ Xu hướng tiêu dùng xanh, tiêu dùng hợp lí và bền vững đã thúc đẩy các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh theo hướng:

- Sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, thân thiện với môi trường; sản phẩm có yếu tố “bền vững”, tính ứng dụng cao và đa dạng.

- Gắn bó hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội.

2/ Văn hóa tiêu dùng góp phần duy trì, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống về tiêu dùng; đồng thời, tạo nên những sắc thái văn hoá ngày càng phong phú và đa dạng của cộng đồng, dân tộc.

? mục 3 a

Trả lời câu hỏi mục 3a trang 49 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin và quan sát hình ảnh sau để trả lời câu hỏi:


1/ Các thông tin và hình ảnh trên thể hiện những đặc điểm gì trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam?

2/ Em hãy kể các đặc điểm khác của văn hoá tiêu dùng Việt Nam mà em biết.

Phương pháp giải:

1/ Đọc các thông tin và quan sát hình ảnh để chỉ ra những đặc điểm trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam được thể hiện qua các thông tin, hình ảnh đó.

2/ Em hãy kể các đặc điểm khác của văn hoá tiêu dùng Việt Nam mà em biết.

Lời giải chi tiết:

1/ - Thông tin 1 thể hiện đặc điểm: Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam có sự kế thừa nét đẹp truyền thống của dân tộc. Cụ thể là: dù kinh tế thị trường đã hình thành và phát triển ở Việt Nam nhiều năm, nhưng người Việt (đặc biệt là cư dân ở vùng nông thôn) vẫn duy trì thói quen tiêu dùng tiết kiệm.

- Thông tin 2 phản ánh đặc điểm:Văn hóa tiêu dùng của người Việt mang tính thời đại. Điều này được thể hiện thông qua việc: thói quen, hình thức và cách thức tiêu dùng ngày càng đa dạng, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.

- Hình ảnh “Lễ tôn vinh hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích” đã thể hiện đặc điểm: văn hóa tiêu dùng Việt Nam đang dần được định hình theo hướng tin tưởng đối với những hàng hóa trong nước; ưu tiên và tôn vinh hàng Việt

2/ Một số đặc điểm khác của văn hóa tiêu dùng Việt Nam:

- Văn hóa tiêu dùng hợp lí: Người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hóa, dịch vụ; chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu bản thân và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

- Văn hoá tiêu dùng Việt Nam gắn với sự lên ngôi của yếu tố chất lượng. Giá trị con người ngày càng được nâng cao. Tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch, tiêu dùng số, tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm ngày càng chiếm ưu thế trở thành một xu hướng phát triển của xã hội

? mục 3 b

Trả lời câu hỏi mục 3b trang 50 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:


1/ Qua các thông tin trên, em hãy cho biết cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" nhằm mục đích gì?

2/ Để xây dựng văn hoá tiêu dùng, Nhà nước, các doanh nghiệp và mỗi người dân cần phải làm gì?

3/ Em hãy nêu một số giải pháp khác góp phần xây dựng văn hoá tiêu dùng

Phương pháp giải:

1/ Đọc thông tin và nêu được mục đích của cho biết cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

2/ Chỉ ra việc Nhà nước, các doanh nghiệp và mỗi người dân cần phải làm để xây dựng văn hoá tiêu dùng.

3/ Nêu một số giải pháp khác góp phần xây dựng văn hoá tiêu dùng

Lời giải chi tiết:

1/ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm mục đích:

- Xây dựng văn hoá tiêu dùng của người Việt.

- Thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.

2/Để xây dựng văn hóa tiêu dùng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:

- Nhà nước, cần:

+ Đề ra các chủ trương, chính sách kinh tế, văn hoá phù hợp cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất và thị trường trong nước;

+ Thực hiện triệt để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Các doanh nghiệp Việt Nam, cần:

+ Chủ động chiến lược sản xuất kinh doanh, đón đầu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng mới của người Việt Nam;

+ Hướng tới sản xuất sản phẩm bảo đảm các yếu tố xanh, sạch, bền vững phù hợp với xu hướng toàn cầu.

- Mỗi người dân, cần:

+ Tiêu dùng có trách nhiệm và thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.

+ Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu dùng truyền thống, tốt đẹp của dân tộc; đồng thời tiếp thu, học hỏi những văn hóa tiêu dùng văn minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

+ Tích cực quảng bá văn hóa tiêu dùng của Việt Nam đến các nước trên thế giới.

3/ Một số giải pháp khác góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng:

- Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc tôn vinh hàng Việt.

- Các doanh nghiệp cần cung ứng những sản phẩm có chất lượng tốt, thực hiện tốt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.

- Mỗi người dân cần xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, thân thiện với môi trường.

? mục 4

Trả lời câu hỏi mục 4 trang 51 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:


1/ Các thông tin trên cho thấy người Việt Nam đang thực hiện văn hoá tiêu dùng như thế nào?

2/ Em đã thực hiện những hành vi tiêu dùng có văn hoá như thế nào?

Phương pháp giải:

1/ Đọc các thông tin và phân tích được việc thực hiện văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.

2/ Liên hệ bản thân và chỉ ra những hành vi tiêu dùng có văn hoá.

Lời giải chi tiết:

1/ - Thông tin 1: Người Việt Nam đang hướng tới thực hiện hành vi tiêu dùng có kế hoạch, thực hiện chi tiêu hợp lí, phù hợp với điều kiện của bản thân và gia đình. Đồng thời, hướng tới việc tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao, tốt cho sức khỏe.

- Thông tin 2: Người Việt Nam đang thực hiện các thói quen tiêu dùng theo hướng: bảo vệ và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời tích cực mở rộng giao lưu, quảng bá văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

2/ Một số hành vi tiêu dùng có văn hóa của bản thân em:

- Lập kế hoạch chi tiêu hợp lí với khả năng tài chính của bản thân và gia đình. Ví dụ: Chỉ mua những mặt hàng thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.

- Ưu tiên sử dụng hàng hóa do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.

- Ưu tiên sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thân thiện với môi trường. Ví dụ: Sử dụng cốc, ống hút, hộp đựng bằng giấy; hạn chế sử dụng túi ni-lông và đồ nhựa dùng một lần; tái chế các vỏ chai nhựa, hộp nhựa… thành những vật dụng hữu ích khác,…

- Khi đi du lịch, thường mua những sản phẩm đặc sản của địa phương đó về làm quà tặng cho người thân, bạn bè. Ví dụ: Nem chua Thanh Hóa; kẹo Cu đơ Hà Tĩnh; kẹo Mè Xửng Huế,…

Luyện tập 1

Trả lời Luyện tập 1 trang 51 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

b. Dùng hàng hiệu mới thể hiện được phong cách và giá trị bản thân.

c. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hoá tiêu dùng.

d. Người tiêu dùng thông minh là người có lựa chọn hợp lí cho các sản phẩm tiêu dùng trên thị trường.

Phương pháp giải:

Đọc các ý kiến và bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình về ý kiến đó. Giải thích.

Lời giải chi tiết:

a. Không đồng tình. Vì trong nền kinh tế thị trường hiện nay, con người thường hướng tới việc tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng tốt và hình thức, mẫu mã đẹp. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần sản xuất và cung ứng tới khách hàng những sản phẩm phù hợp, đảm bảo đồng thời cả hai tiêu chí đó.

b. Không đồng tình. Vì sử dụng quá nhiều hàng hiệu xa xỉ là thói quen tiêu dùng không hợp lí, lãng phí và dễ hình thành văn hóa chuộng yếu tố vật chất. Trong văn hóa tiêu dùng, người tiêu dùng cần có kế hoạch chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện cá nhân.

c. Đồng tình. Vì văn hóa tiêu dùng là cơ sở giúp các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo được ấn tượng, thiện cảm đối với người tiêu dùng, từ đó đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh.

d. Đồng tình. Vì hàng hóa trên thị trường hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chất lượng… bên cạnh những sản phẩm chính hãng, chất lượng tốt; cũng có những sản phẩm hàng giả, hàng nhái với chất lượng kém, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và trải nghiệm của người tiêu dùng…. Do đó, người tiêu dùng thông minh, cần phải: tiếp cận kĩ lưỡng thông tin về sản phẩm, lựa chọn hàng hóa một cách cẩn trọng, hợp lí, tốt cho sức khỏe, phù hợp với điều kiện của bản thân và gia đình.

Luyện tập 2

Trả lời Luyện tập 2 trang 52 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy cho biết các hành vi tiêu dùng sau đây có phải là tiêu dùng có văn hoá không. Giải thích vì sao.

a. Khi đi du lịch, chị M thường mua các sản phẩm của địa phương về làm quà cho những người thân trong gia đình.

b. Bà Y có thói quen chỉ dùng các loại hoá mĩ phẩm nhập khẩu.

c. Chị B chơi với một nhóm bạn người nước ngoài. Chị thường nấu các món ăn dân dã của người Việt để giới thiệu với các bạn.

Phương pháp giải:

Đọc các hành vi tiêu dùng và cho biết đó có phải là tiêu dùng có văn hoá không. Giải thích.

Lời giải chi tiết:

a. Chị M đã thực hiện hành vi tiêu dùng có văn hóa. Vì thông qua việc mua sản phẩm đặc sản của các địa phương về làm quà cho người thân, chị M đã góp phần mở rộng giao lưu, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc các vùng miền của Việt Nam tới mọi người xung quanh.

b.  Xét trong 2 trường hợp:

- Bà Y có điều kiện kinh tế khá giả, các loại hóa mĩ phẩm do Việt Nam sản xuất không đảm bảo yêu cầu chất lượng và không phù hợp với tình trạng sức khỏe của bà Y, thì việc bà Y lựa chọn tiêu dùng các loại hóa mĩ phẩm nhập khẩu là một hành vi tiêu dùng có văn hóa. Vì hành động này thể hiện việc bà Y đã có sự cân nhắc, lựa chọn kĩ lưỡng sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện của bản thân.

+ Bà Y có điều kiện kinh tế không tốt, trên thị trường đã có những sản phẩm do Việt Nam sản xuất đáp được yêu cầu về chất lượng với giá cả hợp lí hơn… nhưng bà Y vẫn lựa chọn tiêu dùng những sản phẩm ngoại nhập để thể hiện “đẳng cấp”, thì đây là thói quen tiêu dùng chưa có văn hóa, chưa hợp lí.

c. Chị B đã thực hiện hành vi tiêu dùng có văn hóa. Vì thông qua việc giới thiệu tới bạn bè nước ngoài những món ăn dân dã của người Việt, chị B đã góp phần mở rộng giao lưu, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc.

Luyện tập 3

Trả lời Luyện tập 3 trang 52 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc tình huống sau để trả lời câu hỏi:

Bạn Q có thói quen sử dụng các loại thức ăn nhanh vì cho rằng rất tiện lợi và ngon miệng.

- Em có nhận xét gì về hành vi tiêu dùng này của bạn Q?

- Nếu là bạn thân của Q, em sẽ nói gì với bạn về thói quen này?

Phương pháp giải:

Đọc tình huống và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Hành vi tiêu dùng của bạn Q chưa hợp lí. Vì:

+ Xét về góc độ sức khỏe, nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn nhanh, đặc biệt là đồ chiên, rán có thể gây béo phì, tiểu đường, các bệnh về tim mạch… bởi chứa rất nhiều mỡ, đường và lượng calo rất lớn.

+ Bên cạnh đó, việc thường xuyên sử dụng các loại thức ăn nhanh cũng khiến chúng ta tiêu tốn nhiều chi phí hơn.

- Lời khuyên: bạn Q nên thay đổi hành vi tiêu dùng này. Khi tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa, Q nên có sự cân nhắc, lựa chọn kĩ lưỡng hơn theo hướng: sử dụng những sản phẩm tươi sạch, có chất lượng tốt để đảm bảo dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe của bản thân…

Vận dụng 1

Trả lời Vận dụng 1 trang 52 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy viết bài hoặc vẽ tranh, gửi thông điệp tuyên truyền "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Phương pháp giải:

Viết bài hoặc vẽ tranh, gửi thông điệp tuyên truyền "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Lời giải chi tiết:

Vận dụng 2

Trả lời Vận dụng 2 trang 52 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy viết bài giới thiệu nét đẹp một hành vi tiêu dùng có văn hoá của người Việt và chia sẻ với thầy cô, bạn bè.

Phương pháp giải:

Viết bài giới thiệu nét đẹp một hành vi tiêu dùng có văn hoá của người Việt và chia sẻ với thầy cô, bạn bè.

Lời giải chi tiết:

(*) Tham khảo

Áo dài trong Tết cổ truyền – nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Tết Nguyên đán của Việt Nam được ví như ngày hội mua sắm của người Việt. Đặc biệt là quần áo để “diện” Tết, mỗi quốc gia, dân tộc đều có trang phục truyền thống, đó là nét đẹp, thể hiện bản sắc văn hóa và ở Việt Nam, áo dài là “Quốc phục” biểu tượng của dân tộc. Xuân về Tết đến, những chiếc áo dài tết lại tung bay xuống phố, rực rỡ sắc màu và căng tràn sức sống.


Càng gần đến Tết Nguyên Đán, chiếc áo dài càng được nhiều gia đình và bạn trẻ lựa chọn làm trang phục diện trong các bộ ảnh đón Tết. Giữa nhịp sống hiện đại hối hả, áo dài mang ý nghĩa đặc biệt với mỗi người Việt Nam, tôn lên nét duyên ngầm cho người mặc, và tôn vinh những giá trị truyền thống văn hóa từ xa xưa.

Rạng rỡ ngày Tết với chiếc áo dài thướt tha

Ở Việt Nam, Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi. Nó đã trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt hoặc trang trọng những ngày lễ quốc gia, lễ cưới, ngày tết, lễ tốt nghiệp hoặc trong những cuộc thi quan trọng.

Không phải ngẫu nhiên mà áo dài được diện ở những ngày lễ hội, lễ Tết vì nó thể hiện được các giá trị truyền thống nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, sự xuất hiện của những tà áo dài trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc chính là dấu hiệu cho thấy những người trẻ cũng quan tâm đến nguồn cội, có ý thức hướng về gốc rễ và các giá trị truyền thống của văn hóa từ xa xưa.

Trong không khí đất trời vào xuân, cảnh sắc tươi mới, con người tươi vui thì một bộ áo dài thướt tha đi trên phố sẽ làm cho không khí Tết trở nên nhộn nhịp, vừa mang đến cảm giác Tết hiện đại nhưng không kém phần truyền thống.

Những ngày đầu xuân, đi đâu cũng dễ bắt gặp hình ảnh chiếc áo dài thướt tha trên phố. Bên cạnh những tà áo dài truyền thống, những năm gần đây, áo dài cách tân với họa tiết trẻ trung, quần ôm, tà áo vừa chớm qua gối cho vẻ đẹp cá tính và năng động cũng rất được phái đẹp đón nhận.

Tết là dịp đặc biệt để mình chọn áo dài cho gia đình. Áo dài mang đến không khí thiêng liêng, trang trọng vào dịp Tết. Việc người dân đón xuân trong tiết trời ấm áp cùng tà áo dài duyên dáng, rực rỡ muôn sắc màu, đã khiến nhiều con phố xôn xao trong những ngày đầu năm mới.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close