Bài 6. Ý tưởng và cơ hội kinh doanh - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạoEm có nhận xét như thế nào về sự sáng tạo trong việc sử dụng nguyên liệu của chủ thể kinh doanh qua các hình ảnh sau?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi trang 43 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em có nhận xét như thế nào về sự sáng tạo trong việc sử dụng nguyên liệu của chủ thể kinh doanh qua các hình ảnh sau?
Phương pháp giải: Quan sát hình ảnh và nhận xét về sự sáng tạo trong việc sử dụng nguyên liệu của chủ thể kinh doanh. Lời giải chi tiết: Qua hình ảnh, em nhận thấy rằng chủ thể kinh doanh là một người rất năng động, sáng tạo. Chủ thể kinh doanh đã có nhiều ý tưởng mới mẻ, sáng tạo và độc đáo trong việc sử dụng nguyên liệu. Điều này được thể hiện thông qua việc: từ một loại nguyên liệu ban đầu là quả thanh long, chủ thể kinh doanh đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng, như: bánh mì thanh long, kẹo thanh long, thanh long sấy. ? mục 1 Trả lời câu hỏi mục 1 trang 44 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1 Chị T chia sẻ, hương vị của rong mơ gắn bó với chị từ những ngày còn ấu thơ. Thay vì chuẩn bị các loại nước ngọt, sữa để bố mang theo khi đi biển thì bà và mẹ của chị T thường nấu nước rong mơ. Vì thế, chị T đã ấp ủ ý tưởng làm nước rong mơ để phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu tự nhiên ở quê nhà. Từ ý tưởng ban đầu, chị đã tự tìm tòi, sáng tạo và cho ra đời sản phẩm nước rong mơ có hương vị phù hợp với nhiều người. Không chỉ là nước uống giải khát, sản phẩm nước rong mơ của chị T còn có nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khoẻ. Hiện nay, các nhà phân phối tại nhiều địa phương đã kết nối và sẵn sàng mua nước rong mơ với số lượng lớn để phân phối trên thị trường. Nhờ ý tưởng kinh doanh sáng tạo, chị T đã tạo ra được một sản phẩm có tính vượt trội, độc đáo, chất lượng đảm bảo mà giá thành vừa phải, phù hợp với nhu cầu của nhiều người tiêu dùng. Trường hợp 2 Sau khi tốt nghiệp Đại học, anh H trở về quê nhà mở trung tâm giảng dạy tiếng Anh vì anh hiểu được những khó khăn của các em học sinh ở đây trong việc học ngôn ngữ này. Để thu hút học sinh, anh H cùng các bạn luôn tìm cách nâng cao chất lượng dạy học như: thiết kế nội dung giảng dạy gắn liền với văn hoá địa phương; phối hợp với các trung tâm uy tín để hỗ trợ phát triển chương trình; tổ chức các câu lạc bộ cho học sinh tham gia,... Trung tâm của anh H được nhiều phụ huynh tin tưởng cho con em theo - Em hãy cho biết ý tưởng kinh doanh của chị T và anh H đã mang lại lợi ích gì cho họ? - Theo em, các chủ thể sản xuất muốn cạnh tranh được trên thị trường cần có ý tưởng như thế nào? Em hiểu thế nào là ý tưởng kinh doanh? Phương pháp giải: - Đọc các trường hợp để nêu được lợi ích của ý tưởng kinh doanh của chị T và anh H trong trường hợp đó. - Trả lời câu hỏi và nêu khái niệm của ý tưởng kinh doanh. Lời giải chi tiết: - Ý tưởng kinh doanh của chị T và anh H đã mang lại lợi ích: + Trường hợp 1: Đem lại nguồn thu nhập lớn cho bản thân chị T; đồng thời tạo ra được một sản phẩm nước giải khát có chất lượng tốt, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho cộng đồng. + Trường hợp 2: Đem lại nguồn thu nhập lớn cho bản thân anh T; đồng thời, giúp các em học sinh nâng cao khả năng ngoại ngữ, tự tin hơn trong cuộc sống và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. ? mục 2 Trả lời câu hỏi mục 2 trang 45 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
Trường hợp 1 Khi nhận thấy việc sản xuất, kinh doanh bao bì có nhiều điều kiện thuận lợi như nhu cầu đóng gói các sản phẩm tăng cao vì các ngành tiêu dùng, thương mại điện tử,... phát triển mạnh; sản phẩm sản xuất ra có thể xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới;... ông V quyết định đầu tư vào sản xuất bao bì. Ông đã lên kế hoạch và xây dựng mục tiêu để trở thành một doanh nghiệp đầu ngành. Nhờ vào các lợi thế có được, chỉ sau một thời gian ngắn, doanh nghiệp của ông V đạt được doanh thu cao. Ông lại có thêm điều kiện để tái đầu tư cho hệ thống sản xuất bao bì của mình. Trường hợp 2 Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ làm cho tuổi thọ của các sản phẩm điện tử ngày nay thường rất ngắn. Nhận thấy trong điều kiện rác thải điện tử ngày càng tăng, gây ô nhiễm môi trường; việc thu gom, xử lí còn nhiều hạn chế; trong nước chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia vào xử lí rác điện tử,... anh A nghĩ cơ hội kinh doanh đã đến và tham gia kinh doanh ngay vào lĩnh vực tái chế, xử lí rác điện tử. Sau vài năm, doanh nghiệp của anh đã mang về nguồn lợi lớn. Không những thế, anh đã đem đến cơ hội việc làm cho rất nhiều người. Đặc biệt công việc kinh doanh của anh còn góp phần vào việc nâng cao ý thức xây dựng lối sống xanh, thân thiện với môi trường cho mọi người xung quanh và phòng chống tình trạng ô nhiễm môi trường. - Em hãy cho biết điều kiện dẫn đến cơ hội kinh doanh của ông V và anh A trong hai trường hợp trên. - Cho biết những điều kiện cần thiết để dẫn đến một cơ hội kinh doanh. Em hiểu thế nào là cơ hội kinh doanh. Phương pháp giải: - Đọc các trường hợp và chỉ ra điều kiện dẫn đến cơ hội kinh doanh của ông V và anh A trong các trường hợp đó. - Nêu được những điều kiện cần thiết để dẫn đến một cơ hội kinh doanh. Nêu khái niệm của cơ hội kinh doanh. Lời giải chi tiết: - Trường hợp 1: Điều kiện dẫn đến cơ hội kinh doanh của ông V là: + Nhu cầu đóng gói các sản phẩm tăng cao vì các ngành tiêu dùng, thương mại điện tử,... phát triển mạnh; + Sản phẩm sản xuất ra có thể xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. - Trường hợp 2: Điều kiện dẫn đến cơ hội kinh doanh của anh A là: + Lượng rác thải điện tử ngày càng tăng do: sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ đã rút ngắn tuổi thọ của các sản phẩm điện tử. + Việc thu gom, xử lí rác thải điện tử còn nhiều hạn chế; vì vậy, cần phải tìm ra một giải pháp xử lí tối ưu hơn. + Trong nước chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia vào xử lí rác điện tử,... - Những điều kiện cần thiết để dẫn đến một cơ hội kinh doanh, bao gồm: + Cơ hội thuận lợi từ bên ngoài. Vì dụ, như: lợi thế cạnh tranh; thuận lợi về vị trí triển khai; thuận lợi đến từ các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của nhà nước; (hoặc) trên thị trường xuất hiện những nhu cầu tiêu dùng mới, nhưng chưa được đáp ứng hoặc đáp ứng không đầy đủ,… + Lợi thế nội tại của bản thân chủ thể kinh doanh. Vì dụ như: sự đam mê, hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh; khả năng huy động các nguồn lực,… - Khái niệm: Cơ hội kinh doanh là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận). ? mục 3 Trả lời câu hỏi mục 3 trang 46 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1 Sau khi khảo sát, đánh giá được nhu cầu thị trường và nguồn nguyên – vật liệu tại địa phương, anh H quyết định thành lập doanh nghiệp thủ công mĩ nghệ. Anh xây dựng ý tưởng kinh doanh, làm cơ sở định hướng cho các hoạt động như tuyển dụng nhân sự, cách thức triển khai hoạt động; kiểm tra, giám sát.... Anh dựa vào yêu cầu của sản phẩm trên thị trường để quyết định phương án đầu tư máy móc thiết bị; lên kế hoạch cho đầu ra của sản phẩm từ việc quảng bá đến hệ thống phân phối sản phẩm,... Vì vậy, anh không bị thụ động trong việc triển khai ý tưởng kinh doanh. Doanh nghiệp của anh đã thành công và mang lại nhiều giá trị cho nhà đầu tư, người lao động cũng như nền kinh tế địa phương. Trường hợp 2 Khi thương hiệu gốm thủ công của gia đình chị A được người tiêu dùng yêu thích, nhiều đối tác đã đề nghị đầu tư vốn để chuyển đổi sang mô hình gốm công nghiệp, tạo ra sản lượng và lợi nhuận lớn. Đồng thời, các đơn vị dạy nghề cũng đề nghị chị liên kết đào tạo. Sau khi xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh, chị quyết định từ chối đầu tư. Chị lựa chọn hướng đi liên kết đào tạo vì muốn giữ gìn và phát triển nghề gốm thủ công của gia đình. Nhờ vào việc hoạch định và thực hiện tốt ý tưởng đào tạo nghé gồm, chị A đã có được những công nhân tay nghề cao, mở rộng được quy mô sản xuất. Quyết định của chị không những tạo ra sự thành công trong kinh doanh và lĩnh vực đào tạo mà còn bước đầu mở ra một làng nghề truyền thống. - Theo em việc xây dựng ý tưởng kinh doanh đã đem đến những kết quả gì cho anh H? Nếu anh H không xây dựng ý tưởng kinh doanh thì điều gì sẽ đến với doanh nghiệp của anh? - Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh trong trường hợp của chị A. Việc xác định, đánh giá đúng cơ hội kinh doanh đã đem lại lợi ích gì cho chị A và xã hội? Phương pháp giải: - Đọc trường hợp 1 và nêu được kết quả của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh đem đến cho anh H trong trường hợp đó. Chỉ ra được kết của việc không xây dựng ý tưởng kinh doanh. - Chỉ ra mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh trong trường hợp của chị A. Nêu được lợi ích của việc xác định, đánh giá đúng cơ hội kinh doanh đã đem đến cho chị A và xã hội. Lời giải chi tiết: - Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh của anh H đã đem lại những kết quả sau: + Doanh nghiệp sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ cửa anh H đã ngày càng phát triển, quy mô sản xuất được mở rộng, đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn. + Mang lại nhiều giá trị cho nhà đầu tư. + Tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương. + Góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. - Nếu không xây dựng ý tưởng kinh doanh, thì anh H có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn, như: hoạt động sản xuất, kinh doanh bị trì trệ, kém phát triển hoặc kinh doanh thất bại, thua lỗ. - Mối quan hệ giữa ý tưởng và cơ hội kinh doanh: + Ý tưởng kinh doanh có thể là cơ sở, tiền đề cho sự xuất hiện của cơ hội kinh doanh. Một ý tưởng kinh doanh làm xuất hiện cơ hội kinh doanh khi: ▪ Có tính bền vững, đáp ứng được nhu cầu hiện tại và có thể duy trì sản phẩm lâu dài. ▪ Có tính hấp dẫn khi bảo đảm mang lại lợi nhuận. ▪ Có tính cơ hội khi thời điểm kinh doanh phù hợp. + Cơ hội kinh doanh cung cấp cho các chủ thể kinh tế những hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi để triển khai ý tưởng kinh doanh. - Lợi ích của việc xác định, đánh giá đúng cơ hội kinh doanh của chị A: + Giúp cho chị A có được những công nhân tay nghề cao, mở rộng được quy mô sản xuất; đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn. + Tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương; góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển; đồng thời đặt nền móng bước đầu cho sự ra đời của một làng nghề truyền thống ? mục 4 Trả lời câu hỏi mục 4 trang 46 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
Bưởi là loại trái cây được yêu thích trên thị trường vào dịp lễ, tết. Tuy nhiên, hằng năm giá bưởi bán tại vườn chưa cao khiến ông P rất lo lắng. Ông này ra ý tưởng tạo những hình thù mới lạ, có ý nghĩa cho trái bưởi. Vậy là những trái bưởi có hình hồ lô, hình vuông; trên quả có khắc đồng tiền vàng, hình Đức Phật, bản đồ Việt Nam,... đã ra đời. Ý tưởng về sự kết hợp giữa giá trị truyền thống và sức sáng tạo của con người đã tăng lợi thế cạnh tranh cho những trái bưởi của ông P trên thị trường vào dịp lễ, tết - Em hãy nêu giá trị mà ông P đạt được từ ý tưởng kinh doanh của mình. - Theo em. Vìệc xây dựng ý tưởng kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với các chủ thể kinh tế? Phương pháp giải: - Đọc trường hợp và nêu được giá trị mà ông P đạt được từ ý tưởng kinh doanh của mình. - Nêu được ý nghĩa của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh đối với các chủ thể kinh tế. Lời giải chi tiết: - Giá trị mà ông P đạt được từ ý tưởng kinh doanh là: + Tăng lợi thế cạnh tranh cho những trái bưởi của ông P trên thị trường vào dịp lễ, tết và mang lại thu nhập cao cho ông. + Góp phần tạo nên một vùng trồng bưởi có hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. - Ý nghĩa của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh: + Là cơ sở định hướng mọi hoạt động kinh doanh như lập kế hoạch, đánh giá phương án, triển khai, giám sát,.. + Tạo ra tính chủ động và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. ? mục 5 Trả lời câu hỏi mục 5 trang 47 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi
THÔNG TIN Kinh doanh thường bắt đầu từ những trăn trở, những ý tưởng mới có thể giải quyết các vấn đề gần gũi trong cuộc sống. Chính những điều này sẽ khiến chúng ta sẽ thúc đẩy tìm tòi và sáng tạo một cách mãnh liệt. Mỗi ý tưởng kinh doanh dù nhỏ đều đáng quý bởi điều đó thể hiện sự năng động, sức sáng tạo và khát vọng vươn lên của mỗi cá nhân. (Theo Báo điện tử Chính phủ, Ý tưởng khởi nghiệp thể hiện khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ, ngày 8-10-2022) Trường hợp Nhu cầu về mặt hàng nấm trên thị trường thực phẩm tại Việt Nam khá cao. Với chuyên môn là kĩ sư nông nghiệp, chị C đã nảy ra ý tưởng trồng nấm. Chị phác thảo mô hình kinh doanh từ trang trại đến bàn ăn. Dù trải qua nhiều lần thất bại nhưng chị không nản chí, vẫn quyết tâm theo đuổi ý tưởng của mình. Sau bốn năm, bằng đam mê, khát vọng và sức sáng tạo dồi dào cùng nguồn vốn huy động được, chị C đã cho ra thị trường những sản phẩm nấm chất lượng cao, giá cả phải chăng. Cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sản phẩm của chị đã có vị thế mới, tăng sức cạnh tranh cũng như cơ hội xuất khẩu sang các nước lân cận. - Nguồn nào giúp tạo ra ý tưởng kinh doanh của chị C? - Em còn biết các nguồn nào khác tạo ra ý tưởng kinh doanh? Phương pháp giải: - Đọc các thông tin, trường hợp và chỉ ra được các nguồn giúp tạo ra ý tưởng kinh doanh của chị C trong trường hợp đó. - Nêu được các nguồn khác tạo ra ý tưởng kinh doanh. Lời giải chi tiết: - Ý tưởng kinh doanh của chị C được hình thành từ những lợi thế nội tại và cơ hội thuận lợi từ bên ngoài. Cụ thể là: + Về lợi thế nội tại: Chị C có chuyên môn cao trong lĩnh vực nông nghiệp. Và chị C có đam mê, khát vọng lập nghiệp, sức sáng tạo dồi dào và có khả năng huy động các nguồn lực để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. + Về cơ hội thuận lợi từ bên ngoài: Do nhu cầu về mặt hàng nấm trên thị trường thực phẩm tại Việt Nam khá cao. Ngoài ra còn có các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. - Các nguồn giúp tạo ra ý tưởng kinh doanh là: + Lợi thế nội tại: đam mê, tri thức, khát vọng, sức sáng tạo, khả năng huy động các nguồn lực,... + Cơ hội bên ngoài: nhu cầu, nguồn cung ứng, sự cạnh tranh. Vì trí triển khai, chính sách vĩ mô,... Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 48 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Ý tưởng kinh doanh là tận dụng cơ hội thị trường nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. b. Ý tưởng kinh doanh là khởi điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. c. Ý tưởng kinh doanh chỉ cần thiết lúc hình thành doanh nghiệp, còn khi doanh nghiệp đã kinh doanh ổn định thì chỉ cần duy trì các hoạt động kinh doanh. d. Cơ hội kinh doanh luôn có trên thị trường, không phải cơ hội nào cũng mang tính khả thi. e. Xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp. Phương pháp giải: - Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm của bản thân về nhận định đó. - Giải thích vì sao đồng tình hoặc không đồng tình. Lời giải chi tiết: a. Không đồng tình. Vì ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi và có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh. b. Đồng tình. Vì ý tưởng kinh doanh là điểm xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức trong việc: lựa chọn loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường; lựa chọn đối tượng khách hàng; xác định mục tiêu, cách thức, phương thức kinh doanh tối ưu,… nhằm thu được lợi nhuận. c. Không đồng tình. Vì để tồn tại và phát triển, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải có ý tưởng kinh doanh ban đầu và không ngừng sáng tạo, đổi mới ý tưởng kinh doanh để có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh, thu được lợi nhuận và mở rộng sự phát triển trong tương lai. d. Đồng tình. Vì trên thị trường luôn tồn tại nhiều cơ hội kinh doanh, tuy nhiên, các cơ hội này có những mức độ tác động khác nhau và không phải mọi cơ hội đều có tính khả thi, đem lại thành công cho chủ thể kinh doanh. e. Đồng tình. Vì việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh là một yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Việc xem xét các dữ liệu và phân tích dữ liệu liên quan đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp định hướng và thực hiện những quyết định hợp lý. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 48 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy nhận xét về ý tưởng kinh doanh của chủ thể kinh tế sau:
Nhận thấy ống hút nhựa được sử dụng rất nhiều, làm gia tăng ô nhiễm môi trường, anh V có ý tưởng thay thế ông hút nhựa bằng các nguyên liệu thân thiện với môi trường. Anh bắt đầu nghiên cứu cách làm ống hút từ thân cây sậy ở quê hương của mình. Vì đây là công việc khá mới mẻ với người dân địa phương nên anh phải hướng dẫn chi tiết. Các loại máy móc lại chưa có trên thị trường nên anh V phải tự chế máy cắt, máy vệ sinh ống hút. Sản phẩm ống hút từ cây sậy của anh rất được khách hàng yêu thích. Anh tiếp tục triển khai ống hút tre, ống hút giấy để đa dạng hoá sản phẩm cạnh tranh với ống hút nhựa. Nhờ các ý tưởng sáng tạo, đổi mới sản phẩm, doanh nghiệp của anh đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương. Phương pháp giải: Đọc trường hợp và nhận xét về ý tưởng kinh doanh của chủ thể kinh tế trong trường hợp đó Lời giải chi tiết: Nhận xét: - Anh V đã xây dựng được cho mình một ý tưởng kinh doanh tốt. Điều này được thể hiện thông qua các phương diện sau: + Có tính mới mẻ, độc đáo khi sử dụng thân cây sậy, tre, giấy… để làm ống hút. + Có tính vượt trội và hữu dụng vì: sản phẩm ống hút làm từ thân cây sậy, tre, giấy,… rất thân thiện với môi trường và phù hợp với xu hướng “tiêu dùng xanh” của nhiều người hiện nay. + Ý tưởng kinh doanh mang tính khả thi và có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường. - Nhờ các ý tưởng sáng tạo, đổi mới sản phẩm nên doanh nghiệp của anh V đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn cho bản thân anh T; đồng thời, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương; góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 48 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy giải thích về tầm quan trọng của việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh trong trường hợp sau: Công ty A có kế hoạch ra mắt sản phẩm mới. Để xác định, đánh giá được cơ hội kinh doanh, công ty đã giới thiệu và cho khách hàng trải nghiệm một số tính năng của sản phẩm. Phản hồi của khách hàng sẽ giúp công ty xây dựng được những ý tưởng có tỉnh vượt trội, tạo ra lợi thế cho kinh doanh. Công ty A còn yêu cầu nhân viên nghiên cứu hoạt động ra mắt sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhằm học hỏi những ý tưởng độc đáo. Nhờ có những định hướng đúng đắn, cụ thể, cách thức tổ chức, quản lí chặt chẽ, có hệ thống,... Công ty A đã thành công với sản phẩm mới. Phương pháp giải: Đọc trường hợp và giải thích về tầm quan trọng của việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh trong trường hợp đó. Lời giải chi tiết: Nhờ việc xác định, đánh giá đúng cơ hội kinh doanh, công ty A đã: - Xây dựng được những ý tưởng kinh doanh có tính vượt trội, tạo ra lợi thế kinh doanh. - Thành công trong việc sáng tạo ra sản phẩm mới, giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, thu được nhiều lợi nhuận. Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 49 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy phân tích ý tưởng kinh doanh trong trường hợp sau:
Sự bùng nổ của Internet và kỉ nguyên số đã làm cho ngành Marketing dịch chuyển từ truyền thống sang công nghệ số. Marketing trực tuyến giúp tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất và mở ra không ít cơ hội việc làm. Doanh nghiệp đã ứng dụng Marketing trực tuyến vào hoạt động kinh doanh của mình. Đây được xem là giải pháp hiệu quả, giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh, dễ dàng tiếp cận với khách hàng tiềm năng và mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Đặc biệt, Marketing trực tuyến còn giúp các doanh nghiệp nhỏ tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của mình trên toàn cầu. Điều này cho phép các doanh nghiệp nhỏ tìm đối tượng mới cho các sản phẩm và dịch vụ của mình. Từ cơ hội trên, chị B đã lập kế hoạch phát triển công việc Marketing trực tuyến của mình từ việc lên ý tưởng, xây dựng chiến dịch Marketing trên các công cụ trực tuyến. Chị tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để thực hiện chiến dịch tối ưu website, đăng tải bài viết lên các trang mạng xã hội, chạy quảng cáo,... nhằm tạo hiệu quả cao nhất. Chị B còn tổng hợp dữ liệu, làm báo cáo về hiệu quả, năng suất, ưu – nhược điểm của chiến dịch Marketing, rút kinh nghiệm từ các chiến dịch đã hoàn thành. Nhờ đó, chị được nhiều đối tác tín nhiệm và kí hợp đồng. Phương pháp giải: Đọc trường hợp và phân tích ý tưởng kinh doanh trong trường hợp đó. Lời giải chi tiết: - Nguồn hình thành ý tưởng kinh doanh của chị B: + Lợi thế nội tại: Chị B có sự đam mê và hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực Marketing trực tuyến. Và chị B có khát vọng lập nghiệp và sức sáng tạo dồi dào. + Cơ hội bên ngoài: Ngành Marketing có sự chuyển dịch từ truyền thống sang công nghệ số. Và các doanh nghiệp có nhu cầu lớn trong việc ứng dụng Marketing trực tuyến vào hoạt động kinh doanh. - Đánh giá về ý tưởng kinh doanh: + Ý tưởng kinh doanh của chị B rất độc đáo, sáng tạo và phù hợp với xu thế phát triển, nhu cầu của thị trường. + Nhờ việc xây dựng được ý tưởng tốt, nên hoạt động kinh doanh của chị B đã thành công, nhận được sự tín nhiệm của đối tác, đem về nguồn lợi nhuận lớn. Luyện tập 5 Trả lời câu hỏi 5 trang 49 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Sau khi tốt nghiệp Đại học, chị P. xin bố mẹ một khoản vốn để kinh doanh mĩ phẩm trực tuyến. Biết lĩnh vực này sẽ có sức cạnh tranh lớn và có nhiều rủi ro nên chị đã cần trọng thực hiện từng bước. Đầu tiên, chị đánh giá, xác định được cơ hội kinh doanh và xây dựng, lên ý tưởng. Chị dành thời gian nghiên cứu thị trường, nguồn cung hàng hoá và xem xét điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng như các cơ hội, thách thức khi tham gia lĩnh vực. Chị đã tiến hành ở quy mô nhỏ nhằm kiểm tra tính khả thi của dự án, sau đó mới thực hiện mở rộng. Nhờ vậy, chị đã đạt được thành công trong dự án kinh doanh của mình. Câu hỏi: - Em có nhận xét như thế nào về việc xây dựng ý tưởng kinh doanh của chị P? - Từ trường hợp của chị P, em rút ra bài học gì để xây dựng ý tưởng kinh doanh của bản thân? Phương pháp giải: - Đọc trường hợp và nhận xét về việc xây dựng ý tưởng kinh doanh của chị P trong trường hợp đó. - Rút ra bài học để xây dựng ý tưởng kinh doanh cho bản thân. Lời giải chi tiết: - Chị P đã xây dựng ý tưởng kinh doanh của mình một cách nghiêm túc và cẩn trọng. Điều này được thể hiện thông qua các chi tiết: + Chị P dành thời gian nghiên cứu thị trường, nguồn cung hàng hóa và xem xét điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng như các cơ hội, thách thức khi tham gia lĩnh vực. + Chị đã tiến hành ở quy mô nhỏ nhằm kiểm tra tính khả thi của dự án, sau đó mới thực hiện mở rộng. - Bài học rút ra: Trước khi ra quyết định kinh doanh, cần nghiêm túc, thận trọng trong việc xây dựng và đánh giá ý tưởng. Luyện tập 6 Trả lời câu hỏi 6 trang 49 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy lên ý tưởng cho một dự án kinh doanh của bản thân và đánh giá sự thành công của ý tưởng đó. Phương pháp giải: Tìm hiểu và lên ý tưởng cho một dự án kinh doanh của bản thân và đánh giá sự thành công của ý tưởng đó. Lời giải chi tiết: Ý tưởng kinh doanh sản phẩm: Hoa cưới len móc
- Tính vượt trội: + Chi phí sản xuất nhỏ, thời gian sản xuất ra sản phẩm ngắn hơn so với trồng hoa thật. + Có thể kết hợp kinh doanh sản phẩm chính với các sản phẩm phụ trợ khác như: thú cưng bằng len, bình hoa bằng len,... hoặc bộ dụng cụ hướng dẫn làm đồ móc bằng len: len, móc, kéo, kim. chỉ, nơ, ngọc trai,... - Tính mới mẻ, độc đáo: + Hoa bằng len sẽ giúp các cô dâu lưu giữ làm kỉ niệm. Hoa len được ưa chuộng vì vừa độc đáo vừa bền, an toàn cho sức khỏe, có thể làm được nhiều mẫu, nhiều màu, nhiều kiểu theo ý thích của khách hàng mà hoa tươi không thể đáp ứng được. + Gọn gàng, sạch sẽ, bền và không mất nhiều thời gian chăm sóc, phù hợp cho việc trang trí ở nhiều địa điểm, như: bàn học, bàn uống nước, kệ sách,… - Tính hữu dụng: + Đáp ứng được nhu cầu chụp ảnh vào mùa cưới. + Phù hợp với xu hướng lưu giữ kỉ niệm và có thể tận dụng để trang trí sau này. - Tính khả thi: + Chi phí đầu tư không lớn. + Bản thân đã có sẵn một số lợi thế nội tại về: đan móc các sản phẩm bằng len; có sự hỗ trợ (cả về vốn và nguồn nhân lực) từ người thân trong gia đình. - Lợi thế cạnh tranh: + Kết hợp bán hàng trực tiếp và bán online. + Xung quanh địa bàn đang sinh sống chưa có ai kinh doanh mặt hàng này nên đối thủ cạnh tranh ít. + Hoa vẫn có thể bán cho các tệp khách hàng như các dịp lễ 8/3, 20/10, 20/11 hoặc cho các bạn học sinh, sinh viên tốt nghiệp, đi chụp ảnh mùa thu… Vận dụng Trả lời câu hỏi trang 49 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy tìm hiểu về một cơ hội thị trường, từ đó xây dựng ý tưởng kinh doanh và chia sẻ với các bạn. Phương pháp giải: Tìm hiểu về một cơ hội thị trường, từ đó xây dựng ý tưởng kinh doanh và chia sẻ với các bạn. Lời giải chi tiết: - Cơ hội thị trường: + Các sản phẩm handmade được thị trường đón nhận khá tích cực, nhờ sự sáng tạo, đẹp, độc, lạ mà những sản phẩm gia công hàng loạt không bao giờ có được. + Vốn đầu tư cho việc kinh doanh đồ handmade rất ít, rủi ro thấp. Đa phần, những món đồ kinh doanh handmade đều do người bán trực tiếp thực hiện mà không qua các khâu trung gian. + Những món đồ handmade có thể dễ dàng bán trên nhiều kênh bán hàng khác nhau, giúp cho việc tiếp cận với khách hàng được nhanh chóng. - Ý tưởng kinh doanh: Kinh doanh sản phẩm handmade làm từ len như quần áo, gấu bông, hoa và đồ trang trí… - Nguồn hình thành ý tưởng: + Lợi thế nội tại: ▪ Bản thân em có sự yêu thích, đam mê với việc làm các sản phẩm handmade, đặc biệt là đan và móc len. ▪ Mẹ em là thợ may => có thể hỗ trợ, truyền thụ cho em những kiến thức, kinh nghiệm trong việc khâu vá, thiết kế các sản phẩm mới lạ, độc đáo. + Có nhiều cơ hội đến từ thị trường bên ngoài. - Đánh giá: Ý tưởng kinh doanh có khả năng thành công, vì: + Chi phí sản xuất nhỏ, có tính bền vững và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng lớn. + Có thể duy trì lâu dài vì dựa trên nguồn lực sẵn có của bản thân; có lợi thế cạnh tranh. + Có thể mang lại lợi nhuận.
|