Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 101 vở thực hành Toán 9

Cho đường tròn (O) có bán kính bằng 12cm. Khi đó, dây lớn nhất của đường tròn (O; 12cm) có độ dài bằng A. 6cm. B. 36cm. C. 12cm. D. 24cm.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chọn phương án đúng cho mỗi câu sau:

Câu 1

Trả lời Câu 1 trang 101 Vở thực hành Toán 9

Cho đường tròn (O) có bán kính bằng 12cm. Khi đó, dây lớn nhất của đường tròn (O; 12cm) có độ dài bằng

A. 6cm.

B. 36cm.

C. 12cm.

D. 24cm.

Phương pháp giải:

Trong một đường tròn, đường kính là dây lớn nhất.

Lời giải chi tiết:

Dây lớn nhất của đường tròn (O; 12cm) là đường kính nên dây lớn nhất có độ dài là: 2.12=24(cm)

Chọn D

Câu 2

Trả lời Câu 2 trang 101 Vở thực hành Toán 9

Cho đường tròn (O; R) và điểm M nằm trong đường tròn (O). Kẻ dây AB của đường tròn (O) nhận M làm trung điểm. Biết \(R = 5cm\) và \(OM = 1,4cm\). Độ dài dây AB là

A. 9,5cm.

B. 9,6cm.

C. 9,8cm.

D. 9cm.

Phương pháp giải:

+ Chứng minh tam giác AOB cân tại O, suy ra OM là đường trung tuyến đồng thời là đường cao.

+ Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác OMB vuông tại M ta tính được MB.

+ \(AB = 2MB\).

Lời giải chi tiết:

Tam giác AOB có \(OA = OB\) (bán kính (O)) nên tam giác AOB cân tại O. Do đó, OM là đường trung tuyến đồng thời là đường cao.

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác OMB vuông tại M có: \(M{B^2} + O{M^2} = O{B^2}\)

Suy ra \(MB = \sqrt {O{B^2} - O{M^2}}  = \sqrt {{5^2} - {{1,4}^2}}  = 4,8\left( {cm} \right)\)

Do đó, \(AB = 2MB = 2.4,8 = 9,6\left( {cm} \right)\)

Chọn B

Câu 3

Trả lời Câu 3 trang 101 Vở thực hành Toán 9

Cho Hình 5.7. Khẳng định nào sau đây là đúng?

 

A. Cung AmB bị chắn bởi góc ở tâm AOB.

B. Góc ở tâm AOC chắn cung AB.

C. Cung AmB bị chắn bởi góc ở tâm BOC.

D. Góc ở tâm AOC chắn cung BC.

Phương pháp giải:

Quan sát hình và rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

Cung AmB bị chắn bởi góc ở tâm AOB.

Chọn A

Câu 4

Trả lời Câu 4 trang 101 Vở thực hành Toán 9

Cho đường tròn (O; R), vẽ dây \(AB = \sqrt 2 R\) (H.5.8). Số đo của cung AmB là

 

A. \({45^o}\).

B. \({90^o}\).

C. \({270^o}\).

D. \({60^o}\).

Phương pháp giải:

Trong một đường tròn, số đo cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.

Lời giải chi tiết:

Vì A, B thuộc (O) nên \(OA = OB = R\)

Ta có: \(A{B^2} = O{A^2} + O{B^2}\) nên tam giác OAB vuông tại O. Do đó, \(\widehat {AOB} = {90^o}\)

Vì góc ở tâm AOB chắn cung AmB nên \(sđ\overset\frown{AmB}=\widehat{AOB}={{90}^{o}}\)

Chọn B

  • Giải bài 1 trang 102 vở thực hành Toán 9

    Cho nửa đường tròn đường kính AB và một điểm M tùy ý thuộc nửa đường tròn đó. Chứng minh rằng khoảng cách từ M đến AB không lớn hơn (frac{{AB}}{2}).

  • Giải bài 2 trang 102 vở thực hành Toán 9

    Cho đường tròn (O; 5cm) và AB là một dây bất kì của đường tròn đó. Biết (AB = 6cm). a) Tính khoảng cách từ O đến đường thẳng AB. b) Tính (tan alpha ) nếu góc ở tâm chắn cung AB bằng (2alpha ).

  • Giải bài 3 trang 102, 103 vở thực hành Toán 9

    Tâm O của một đường tròn cách dây AB của nó một khoảng 3cm. Tính bán kính của đường tròn (O), biết rằng cung nhỏ AB có số đo bằng ({100^o}) (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

  • Giải bài 4 trang 103 vở thực hành Toán 9

    Trên mặt một chiếc đồng hồ có các vạch chia như Hình 5.12. Hỏi cứ sau mỗi khoảng thời gian 36 phút: a) Đầu kim phút vạch nên một cung có số đo bằng bao nhiêu độ? b) Đầu kim giờ vạch nên một cung có số đo bằng bao nhiêu độ?

  • Giải bài 5 trang 103, 104 vở thực hành Toán 9

    Cho đường tròn (O; R). Gọi H là điểm thuộc bán kính OA sao cho (OH = frac{{sqrt 3 }}{2}OA). Dây CD vuông góc với OA tại H. Tính số đo cung lớn CD.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close