Giải Bài tập 7 trang 11 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thứcTheo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ có điểm gì độc đáo? Trong cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật trữ tình, “em” đóng vai trò gì trong đời sống, trong việc xây đắp nên hạnh phúc, nên “tình ta”?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc đoạn thơ của Chế Lan Viên và trả lời câu hỏi: Câu 1 Câu 1 (trang 12, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ có điểm gì độc đáo? Phương pháp giải: Đọc kĩ toàn bộ đoạn thơ để nhận xét về cấu tứ. Lời giải chi tiết: - Bài thơ được triển khai thành các khổ thơ, mỗi khổ có 2 dòng thơ. Tập trung hướng về em, với tình yêu cháy bỏng, nồng nhiệt. - Điểm độc đáo là mỗi khổ chỉ gồm 2 dòng thơ và kết thúc lại bằng 1 dòng thơ. Câu 2 Câu 2 (trang 12, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Trong cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật trữ tình, “em” đóng vai trò gì trong đời sống, trong việc xây đắp nên hạnh phúc, nên “tình ta”? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn thơ, nhận xét về vai trò của nhân vật “em”. Lời giải chi tiết: Vai trò: Vai trò và sức mạnh quan trọng của “em” đối với anh, không biết từ lúc nào, bóng dáng em đã in hằn trong tâm trí và trái tim của anh. Khi có em lòng anh bỗng thấy thật vui, em mang một sức sống tươi mới, làm cho cảnh vật cũng vì thề mà đâm trồi nảy nở. Câu 3 Câu 3 (trang 12, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Hai câu thơ “Sợ gì chim bay đi/Mang bóng chiều bay hết” có mối liên hệ như thế nào về mặt nội dung với những câu trước đó và sau đó. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn thơ chú ý hai câu thơ và nhìn lại những câu thơ trước và sau để chỉ ra mối liên hệ. Lời giải chi tiết: Mối liên hệ về mặt nội dung đó là: Ở câu thơ đầu đó là hình ảnh em đi mang chim bay đi nhưng khi em về, mọi thứ như bừng sáng trở lại, khiến cho “anh” thêm động lực không còn sợ bất cứ điều gì. Câu 4 Câu 4 (trang 12, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Tính chất tượng trưng của bài thơ được thể hiện như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ để chỉ ra tính chất tượng trưng. Lời giải chi tiết: Tính chất tượng trưng được thể hiện qua các từ ngữ “em về”; “em đi”; “tình em”; “tình ta”. Tạo nên một khúc nhạc du dương cất lên từ tiếng lòng rạo rực nỗi yêu thương, của một tình yêu hồn nhiên, trong sáng, nồng đượm như một buổi sáng của sớm mai, của một trái tim tin yêu tha thiết vào sự vĩnh cửu của một tình yêu thủy chung, đẹp đẽ. Câu 5 Câu 5 (trang 12, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Nêu nhận xét về trạng thái tinh thần của nhân vật trữ tình khi đợi “em” và nghĩ về tình yêu. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ để nhận xét về trạng thái tinh thần của nhân vật trữ tình. Lời giải chi tiết: - Niềm tin vào tình cảm của đôi ta đã gieo cho anh niềm tin vững chãi để xua tan những nỗi sợ hãi, lo âu. Tình cảm nồng thắm, đồng điệu đều từ cả hai phía sẽ giúp đôi ta vượt qua tất cả để đến với ánh sáng của buổi sớm mai và ngập tràn “rải hạt vàng chi chít”. → Khi đợi “em” và nghĩ về tình yêu, nhân vật trữ tình đã để trọn vẹn tình yêu cho đối phương. Một tình yêu nồng nàn, sâu sắc, chung thủy.
|