Giải Bài tập 5 trang 10 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức

Hãy miêu tả lại theo cách của bạn những hình ảnh đã được vẽ lên trong khổ thơ. Phân tích sự gắn kết giữa hình ảnh con người và hình ảnh đồng ruộng quê hương được khắc họa trong khổ thơ. Sự gắn kết đó đã gieo vào lòng nhân vật trữ tình ấn tượng, ý nghĩ gì?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại khổ thơ 5 của bài thơ Nhớ đồng trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.56) và trả lời các câu hỏi: 


Câu 1

Câu 1 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Hãy miêu tả lại theo cách của bạn những hình ảnh đã được vẽ lên trong khổ thơ.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn thơ và miêu tả bằng lời của mình.


Lời giải chi tiết:

Nỗi nhớ đồng quê ấy còn là nỗi nhớ con người lao động – những người dân quê cần cù, chất phác, quen “dãi gió dầm mưa”,”hiền như đất”, “rất thật thà”. Tác giả đã gợi lên khung cảnh, trên những mảnh ruộng đang có rất nhiều những người nông dân đang cúi người làm việc. Cái nắng, cái gió và tư thế làm việc khiến cho vẻ ngoài của họ mang những nét vất vả, khổ cực. Thế nhưng, ở họ, toát lên một vẻ đẹp sáng ngời của phẩm chất trong sáng, dù có ở trong bùn đen nhưng vẫn nức hương. Chính họ, chính những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người gieo những tia hi vọng vào tương lai. 


Câu 2

Câu 2 (trang 11, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích sự gắn kết giữa hình ảnh con người và hình ảnh đồng ruộng quê hương được khắc họa trong khổ thơ. Sự gắn kết đó đã gieo vào lòng nhân vật trữ tình ấn tượng, ý nghĩ gì? 


Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn thơ và phân tích sự gắn kết. Nhận xét về ấn tượng, ý nghĩa của nhân vật trữ tình.


Lời giải chi tiết:

-  Sự gắn kết: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt làng quê thân thương và rất đỗi bình dị hiện ra trước mắt người tù cộng sản, chỉ là tưởng tượng thôi nhưng nó sống động và tuyệt đẹp, giàu xúc cảm biết bao. Không chỉ là cảnh đồng lúa, khóm tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh, ở trong tâm tưởng của nhà thơ còn có con người, những người nông dân cơ cực vất vả nhưng ấm áp tình người. Chính họ đã tạo ra hình ảnh đồng ruộng quê hương tươi đẹp. Chính họ, chính những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người gieo những tia hi vọng vào tương lai.

- Sự gắn kết đó đã gieo vào lòng nhân vật trữ tình ấn tượng sâu đậm, ý nghĩ về tương lai tươi sáng, tương lai của dân tộc.


Câu 3

Câu 3 (trang 11, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Làm rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong câu: “Mà bùn hi vọng nức hương ngây”. 


Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn thơ, gợi nhớ kiến thức về biện pháp nghệ thuật và xác định. Sau đó phân tích tác dụng. 


Lời giải chi tiết:

-  Biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa “bùn hi vọng”.

- Tác dụng: Thể hiện niềm hi vọng về tương lai tốt đẹp, hạnh phúc no đủ. Đồng thời, làm cho đoạn thơ thêm sinh động hấp dẫn với người đọc. 


Câu 4

Câu 4 (trang 11, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Theo bạn, nếu không có khổ thơ này, bài thơ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại cả bài thơ dựa vào nội dung và thử bỏ đi khổ thơ để nhận xét.


Lời giải chi tiết:

Nếu bỏ qua khổ thơ này, bài thơ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, không thể biểu đạt được hết tình cảm, cảm xúc nỗi nhớ của nhân vật trữ tình về quê hương với những điều thân thuộc, giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa. 


Câu 5

Câu 5 (trang 11, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Hãy đối chiếu hình ảnh được tạo hình ở hai câu sau của khổ thơ với hình ảnh người gieo giống trong bức tranh sơn mài Bình minh trên nông trang của họa sĩ Nguyễn Văn Nùng. Bạn rút ra nhận xét gì về sự đối chiếu đó. 


Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn thơ và tìm xem bức tranh để rút ra nhận xét khi đối chiếu.

Lời giải chi tiết:

Nhận xét: Cả hai hình ảnh đều thể hiện rõ nét về hình tượng người nông dân đang làm việc vào một buổi sáng bình minh, ánh sáng rực rỡ của một ngày mới như tượng trưng hướng về một tương lai tươi sáng. Đó như một lời cổ vũ tinh thần Cách mạng, tinh thần hăng say lao động sản xuất của nhân dân. 


Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close