Giải bài 8 trang 69 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2Bạn Minh quan tâm đến mối liên hệ giữa giới tính và màu sắc yêu thích nhất của mỗi người. Sau khi phỏng vấn tất cả 40 học sinh lớp 9A, Minh thu được kết quả sau: Chọn ngẫu nhiên 1 bạn trong lớp 9A. Tính xác suất của biến cố sau: A: “Bạn được chọn là nam và yêu thích nhất màu đen”; B: “Bạn được chọn yêu thích nhất màu xanh”; C: “Bạn được chọn yêu thích nhất màu xanh hoặc màu đỏ”; D: “Bạn được chọn là nữ và có màu sắc yêu thích nhất không phải là màu đỏ”. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Đề bài Bạn Minh quan tâm đến mối liên hệ giữa giới tính và màu sắc yêu thích nhất của mỗi người. Sau khi phỏng vấn tất cả 40 học sinh lớp 9A, Minh thu được kết quả sau: Chọn ngẫu nhiên 1 bạn trong lớp 9A. Tính xác suất của biến cố sau: A: “Bạn được chọn là nam và yêu thích nhất màu đen”; B: “Bạn được chọn yêu thích nhất màu xanh”; C: “Bạn được chọn yêu thích nhất màu xanh hoặc màu đỏ”; D: “Bạn được chọn là nữ và có màu sắc yêu thích nhất không phải là màu đỏ”. Phương pháp giải - Xem chi tiết Không gian mẫu là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử. Một kết quả có thể của T để biến cố E xảy ra được gọi là kết quả thuận lợi cho biến cố E. Trong phép thử ngẫu nhiên, hai kết quả đồng khả năng nếu chúng có khả năng xảy ra như nhau. Xác suất của biến cố A được tính bởi công thức: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}}\), trong đó n(A) là số kết quả thuận lợi cho A; \(n(\Omega )\) là số các kết quả có thể xảy ra. Lời giải chi tiết Do lớp 9A có 40 học sinh nên số kết quả có thể xảy ra của phép thử là \(n\left( \Omega \right) = 40\). Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 8. Xác suất của biến cố A là P(A) = \(\frac{8}{{40}} = 0,2\). Số học sinh yêu thích nhất màu xanh là 7 + 3 = 10 (học sinh). Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 10. Xác suất của biến cố B là P(B) = \(\frac{{10}}{{40}} = 0,25\). Số học sinh yêu thích nhất màu xanh hoặc màu đỏ là 7 + 3 + 2 + 7 = 19 (học sinh). Số kết quả thuận lợi cho biến cố C là n(C) = 19. Xác suất của biế cố C là P(C) = \(\frac{{19}}{{40}} = 0,475\). Số học sinh nữ có màu sắc yêu thích nhất không phải là màu đỏ là 6 + 3 + 3 = 12 (học sinh). Số kết quả thuận lợi cho biến cố D là n(D) = 12. Xác suất của biến cố D là P(D) = \(\frac{{12}}{{40}} = 0,3\).
|