Giải bài 7 trang 69 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2Một doanh nghiệp nhận thấy tỉ lệ nhân viên có quê ở Tiền Giang, Hậu Giang và Cần Thơ lần lượt là 35%, 45% và 20%. Chọn ngẫu nhiên 1 nhân viên của doanh nghiệp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Nhân viên được chọn có quê ở Hậu Giang”; B: “Nhân viên được chọn có quê không phải ở Cần Thơ”; C: “Nhân viên được chọn có quê ở vùng Đồng bằng sông Cửa Long”. Đề bài Một doanh nghiệp nhận thấy tỉ lệ nhân viên có quê ở Tiền Giang, Hậu Giang và Cần Thơ lần lượt là 35%, 45% và 20%. Chọn ngẫu nhiên 1 nhân viên của doanh nghiệp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Nhân viên được chọn có quê ở Hậu Giang”; B: “Nhân viên được chọn có quê không phải ở Cần Thơ”; C: “Nhân viên được chọn có quê ở vùng Đồng bằng sông Cửa Long”. Phương pháp giải - Xem chi tiết Không gian mẫu là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử. Một kết quả có thể của T để biến cố E xảy ra được gọi là kết quả thuận lợi cho biến cố E. Trong phép thử ngẫu nhiên, hai kết quả đồng khả năng nếu chúng có khả năng xảy ra như nhau. Xác suất của biến cố A được tính bởi công thức: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}}\), trong đó n(A) là số kết quả thuận lợi cho A; \(n(\Omega )\) là số các kết quả có thể xảy ra. Lời giải chi tiết Gọi N là số nhân viên của doanh nghiệp. Số lượng nhân viên có quê ở Tiền Giang, Hậu Giang và Cần Thơ lần lượt là 0,35N; 0,45N và 0,2N. Số kết quả có thể xảy ra là \(n\left( \Omega \right) = N\). Số nhân viên có quê ở Hậu Giang là 0,45N. Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 0,45N. Xác suất của biến cố A là P(A) = \(\frac{{0,45N}}{N} = 0,8\). Do Tiền Giang, Hậu Giang và Cần Thơ đều ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên C là biến cố chắc chắn. Vậy P(C) = 1.
|