Bài 53 trang 57 SBT toán 8 tập 2

Giải bài 53 trang 57 sách bài tập toán 8. Với giá trị nào của x thì: a) Giá trị phân thức ...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Với giá trị nào của \(\displaystyle x\) thì: 

LG a

Giá trị phân thức \(\displaystyle{{5 - 2x} \over 6}\) lớn hơn giá trị phân thức \(\displaystyle{{5x - 2} \over 3}\) ?

Phương pháp giải:

- Dựa vào điều kiện đề bài để lập bất đẳng thức tương ứng.

- Áp dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân để giải bất phương trình vừa lập được ở trên.

Lời giải chi tiết:

Ta có :

\(\displaystyle\eqalign{  & {{5 - 2x} \over 6} > {{5x - 2} \over 3}  \cr  &  \Leftrightarrow {{5 - 2x} \over 6}.6 > {{5x - 2} \over 3}.6  \cr  &  \Leftrightarrow 5 - 2x > (5x - 2).2 \cr  &  \Leftrightarrow 5 - 2x > 10x - 4  \cr  &  \Leftrightarrow  - 2x - 10x >  - 4 - 5  \cr  &  \Leftrightarrow  - 12x >  - 9  \cr  &  \Leftrightarrow x < {3 \over 4} \cr} \)

Vậy với \(\displaystyle x < {3 \over 4}\) thì giá trị phân thức \(\displaystyle{{5 - 2x} \over 6}\) lớn hơn giá trị phân thức \(\displaystyle{{5x - 2} \over 3}.\)

LG b

Giá trị phân thức \(\displaystyle{{1,5 - x} \over 5}\) nhỏ hơn giá trị phân thức \(\displaystyle{{4x + 5} \over 2}\) ?

Phương pháp giải:

- Dựa vào điều kiện đề bài để lập bất đẳng thức tương ứng.

- Áp dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân để giải bất phương trình vừa lập được ở trên.

Lời giải chi tiết:

 Ta có :

\(\displaystyle\eqalign{  & {{1,5 - x} \over 5} < {{4x + 5} \over 2}  \cr  &  \Leftrightarrow {{1,5 - x} \over 5}.10 < {{4x + 5} \over 2}.10  \cr &  \Leftrightarrow (1,5-x).2 < (4x + 5).5 \cr &  \Leftrightarrow 3 - 2x < 20x + 25  \cr  &  \Leftrightarrow  - 2x - 20 x< 25 - 3  \cr  &  \Leftrightarrow  - 22x < 22  \cr &  \Leftrightarrow x >  - 1 \cr} \)

Vậy với \(\displaystyle x >  - 1\) thì giá trị phân thức \(\displaystyle{{1,5 - x} \over 5}\) nhỏ hơn giá trị phân thức \(\displaystyle{{4x + 5} \over 2}.\)

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Bài 54 trang 58 SBT toán 8 tập 2

    Giải bài 54 trang 58 sách bài tập toán 8. Hãy cho biết số nào trong các số 2/3; 2/7; -4/5, là nghiệm của bất phương trình 5 - 3x < (4 + 2x) - 1.

  • Bài 55 trang 58 SBT toán 8 tập 2

    Giải bài 55 trang 58 sách bài tập toán 8. Hai quy tắc biến đổi tương đương của bất phương trình cũng giống như hai quy tắc biến đổi tương đương của phương trình. Điều đó có đúng không ?

  • Bài 56 trang 58 SBT toán 8 tập 2

    Giải bài 56 trang 58 sách bài tập toán 8. Cho bất phương trình ẩn x : 2x + 1 > 2(x + 1). a) Chứng tỏ các giá trị - 5;0; - 8 đều không phải là nghiệm của nó ; ...

  • Bài 57 trang 58 SBT toán 8 tập 2

    Giải bài 57 trang 58 sách bài tập toán 8. Bất phương trình ẩn x: 5 + 5x < 5(x + 2) có thể nhận những giá trị của nào của ẩn x là nghiệm ?

  • Bài 58 trang 58 SBT toán 8 tập 2

    Giải bài 58 trang 58 sách bài tập toán 8. So sánh số a với số b nếu : a) x < 5 <=> (a - b)x < (a - b); ...

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close