Bài 5.1, 5.2, 5.3 phần bài tập bổ sung trang 56 SBT toán 9 tập 2Giải bài 5.1, 5.2, 5.3 phần bài tập bổ sung trang 56 sách bài tập toán 9. Giả sử x1, x2 là hai nghiệm của phương trình bậc hai a.x^2 + bx + c = 0 Tổng hợp Đề thi vào 10 có đáp án và lời giải Toán - Văn - Anh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài 5.1 Giả sử x1,x2 là hai nghiệm của phương trình bậc hai ax2+bx+c=0 có ∆′=0. Điều nào sau đây là đúng? A) x1=x2=b2a B) x1=x2=−b′a C) x1=x2=−ba D) x1=x2=−b′2a Phương pháp giải: Phương trình ax2+bx+c=0(a≠0) và b=2b′, Δ′=b′2−ac + Nếu Δ′>0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt: x1=−b′+√△′a; x2=−b′−√△′a + Nếu Δ′=0 thì phương trình có nghiệm kép x1=x2=−b′a. + Nếu Δ′<0 thì phương trình vô nghiệm. Lời giải chi tiết: Giả sử x1,x2 là hai nghiệm của phương trình bậc hai ax2+bx+c=0 có ∆′=0 thì x1=x2=−b′a Chọn B. Bài 5.2 Tìm mối liên hệ giữa a,b,c để phương trình (b2+c2)x2−2acx+a2−b2=0 có nghiệm. Phương pháp giải: Tìm điều kiện để phương trình ax2+bx+c=0 (1) có nghiệm ta xét hai trường hợp sau: - TH1: a=0 từ đó tìm nghiệm của (1). - TH2: a≠0, phương trình (1) có nghiệm khi và chỉ khi Δ≥0. Lời giải chi tiết: - TH1: b2+c2=0 ⇔b=0 và c=0. Khi đó phương trình đã cho có dạng: a2=0 (*) Phương trình (*) có nghiệm khi a=0. Vậy a=b=c=0 thì phương trình đã cho có vô số nghiệm. - TH2: b2+c2≠0 Phương trình (b2+c2)x2−2acx+a2−b2=0 có nghiệm khi và chỉ khi Δ′≥0 b2+c2≠0 suy ra b và c không đồng thời bằng 0. Δ′=(−ac)2−(b2+c2)(a2−b2)=a2c2−a2b2+b4−a2c2+b2c2=−a2b2+b4+c2b2=b2(−a2+b2+c2)Δ′≥0⇔b2(−a2+b2+c2)≥0 Vì b2≥0 ⇒Δ′≥0 ⇔−a2+b2+c2≥0 ⇔b2+c2≥a2 Vậy a2≤b2+c2 thì phương trình đã cho có nghiệm. Bài 5.3 Chứng tỏ rằng phương trình (x−a)(x−b)+(x−b)(x−c) +(x−c)(x−a)=0 luôn có nghiệm. Phương pháp giải: Phương trình ax2+bx+c=0(a≠0) và b=2b′, Δ′=b′2−ac luôn có nghiệm khi và chỉ khi Δ′≥0. Đối với bài này ta chứng minh phương trình đã cho có Δ′≥0. Lời giải chi tiết: (x−a)(x−b)+(x−b)(x−c)+(x−c)(x−a)=0 ⇔x2−bx−ax+ab+x2−cx−bx+bc+x2−ax−cx+ac=0 ⇔3x2−2(a+b+c)x+ab+bc+ac=0 Δ′=(a+b+c)2−3(ab+bc+ac) =a2+b2+c2+2ab+2ac+2bc−3ab−3ac−3bc =a2+b2+c2−ab−bc−ac =12(2a2+2b2+2c2−2ab−2ac−2bc) =12[(a2−2ab+b2)+(b2−2bc+c2)+(a2−2ac+c2)] =12[(a−b)2+(b−c)2+(a−c)2] Ta có: (a−b)2≥0;(b−c)2≥0; (a−c)2≥0 Suy ra: (a−b)2+(b−c)2+(a−c)2≥0 ⇒Δ′=12[(a−b)2+(b−c)2+(a−c)2]≥0 Vậy phương trình luôn có nghiệm. HocTot.Nam.Name.Vn
>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, (Xem ngay) Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, làm quen kiến thức, định hướng luyện thi TN THPT, ĐGNL, ĐGTD ngay từ lớp 10
|