Giải bài 5 trang 100 SBT toán 10 - Chân trời sáng tạoTrên tường có 1 đĩa hình tròn có cấu tạo đồng chất và cân đối. Mặt đĩa được chia thành 12 hình quạt bằng nhau và được đánh số từ 1 đến 12 Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Đề bài Trên tường có 1 đĩa hình tròn có cấu tạo đồng chất và cân đối. Mặt đĩa được chia thành 12 hình quạt bằng nhau và được đánh số từ 1 đến 12. Trọng quay đĩa dừng trục gắn ở tâm 3 lần và quan sát xem mỗi khi dừng lại mũi tên chỉ vào ô ghi só mấy. Tính xác suất của các biến cố: A: “Cả 3 lần mũi tên đều chỉ vào ô ghi số lẻ” B: “Có đúng 2 lần mũi tên chỉ vào ô ghi số lẻ” C: “Tích 3 số mũi tên chỉ vào là số nguyên tố” Phương pháp giải - Xem chi tiết Phép thử có không gian mẫu gồm hữu hạn các kết quả có cùng khả năng xảy ra và A là 1 biến cố Xác suất của biến cố A là một số, kí hiệu P(A) được xác định bởi công thức: P(A)=n(A)n(Ω), trong đó n(A) và n(Ω) lần lượt là kí hiệu số phần tử của tập A và Ω Lời giải chi tiết Mỗi lần quay, có 12 kết quả có thể xảy ra. Vậy 3 lần quay, số kết quả có thể xảy ra là: n(Ω)=12.12.12=123 a) Trong 12 số, có 6 số lẻ là: 1; 3; 5; 7; 9; 11 Do đó mỗi lần quay, có 6 trường hợp mũi tên chỉ vào số lẻ. Số trường hợp để 3 lần quay mũi tên đều chỉ vào số lẻ là: 6.6.6 hay n(A)=63 ⇒P(A)=n(A)n(Ω)=63123=18 b) Để biến cố B xảy ra cần thực hiện 3 công đoạn: Công đoạn 1: Chọn 2 trong 3 lần (mũi tên chỉ vào số lẻ) => có C23 cách Công đoạn 2: Hai lần mũi tên chỉ vào số lẻ Có 6 cách để chỉ vào 1 trong 6 số lẻ, do đó hai lần có: 6.6 =36 cách Công đoạn 3: Một lần mũi tên chỉ vào số chẵn Có 6 số chẵn trên bảng, do đó có 6 cách để chỉ vào số chẵn Theo quy tắc nhân ta có: n(B)=C23.36.6=648 ⇒P(B)=n(B)n(Ω)=648123=38 c) Có 5 số nguyên số trong 12 số đã cho là: 2, 3, 5, 7, 11 Để tích 3 số mũi tên chỉ vào là số nguyên tố thì 2 lần quay vào số 1 và 1 lần quay vào 1 trong 5 số nguyên tố đó. + Chọn 1 trong 3 lần để quay vào số nguyên tố: có 3 cách + Mũi tên quay vào 1 số nguyên tố: Có 5 cách Theo quy tắc nhân, số kết quả thuận lợi cho biến cố C là: n(C)=5.3 ⇒P(C)=n(C)n(Ω)=5.3123=5576
>> 2K9 Học trực tuyến - Định hướng luyện thi TN THPT, ĐGNL, ĐGTD ngay từ lớp 11 (Click để xem ngay) cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, tiếp cận sớm các kì thi.
|