Giải bài 4 trang 70 Chuyên đề học tập Toán 12 - Chân trời sáng tạo

Tỉ lệ phát bóng hỏng của một vận động viên bóng chuyền là 15%. Vận động viên đó thực hiện 40 quả phát bóng một cách độc lập với nhau. Gọi (X) là số quả phát bóng hỏng trong 40 quả đó. a) Tính kì vọng và phương sai của (X). b) Hỏi xác suất (X) nhận giá trị bằng bao nhiêu là lớn nhất?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Đề bài

Tỉ lệ phát bóng hỏng của một vận động viên bóng chuyền là 15%. Vận động viên đó thực hiện 40 quả phát bóng một cách độc lập với nhau. Gọi \(X\) là số quả phát bóng hỏng trong 40 quả đó.

a) Tính kì vọng và phương sai của \(X\).

b) Hỏi xác suất \(X\) nhận giá trị bằng bao nhiêu là lớn nhất?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Biến ngẫu nhiên rời rạc \(X\) có phân bố nhị thức \(B\left( {n;p} \right)\). Khi đó:

\(P\left( {X = k} \right) = {C}_n^k.{p^k}.{\left( {1 - p} \right)^{n - k}}\), với \(k = 0,1,...,n\); \(E\left( X \right) = np\) và \(V\left( X \right) = np\left( {1 - p} \right)\).

Lời giải chi tiết

Gọi \(T\) là phép thử: “Vận động viên thực hiện phát bóng” và \(A\) là biến cố: “Vận động viên đó phát bóng hỏng”. Gọi \(X\) là số lần xảy ra biến cố \(A\) khi lặp lại 40 lần phép thử \(T\).

Do phép thử \(T\) được thực hiện 40 lần một cách độc lập với nhau và xác suất xảy ra biến cố \(A\) mỗi lần thử là 0,15 nên \(X\) là biến ngẫu nhiên rời rạc có phân bố nhị thức \(B\left( {40;0,15} \right)\).

a) Kì vọng của \(X\) là: \(E\left( X \right) = 40.0,15 = 6\).

Phương sai của \(X\) là: \(E\left( X \right) = 40.0,15\left( {1 - 0,15} \right) = 5,1\).

b) Giả sử xác suất \(X\) nhận giá trị bằng \(k\) là lớn nhất. Ta có:

\(P\left( {X = k} \right) = {C}_{40}^k{.0,15^k}.{\left( {1 - 0,15} \right)^{40 - k}} = {C}_{40}^k{.0,15^k}{.0,85^{40 - k}} = {C}_{40}^k.{\left( {\frac{{0,15}}{{0,85}}} \right)^k}{.0,85^{40}} = {C}_{40}^k{.0,85^{40}}.{\left( {\frac{3}{{17}}} \right)^k}\)

Khi đó \(P\left( {X = k + 1} \right) = {C}_{40}^{k + 1}{.0,85^{40}}.{\left( {\frac{3}{{17}}} \right)^{k + 1}}\)

TH1: \(P\left( {X = k} \right) > P\left( {X = k + 1} \right)\). Ta có:

\(\begin{array}{l}{C}_{40}^k{.0,85^{40}}.{\left( {\frac{3}{{17}}} \right)^k}{ > C}_{40}^{k + 1}{.0,85^{40}}.{\left( {\frac{3}{{17}}} \right)^{k + 1}}\\ \Leftrightarrow \frac{{40!}}{{k!\left( {40 - k} \right)!}}{.0,85^{40}}.{\left( {\frac{3}{{17}}} \right)^k} - \frac{{40!}}{{\left( {k + 1} \right)!\left( {40 - k - 1} \right)!}}{.0,85^{40}}.{\left( {\frac{3}{{17}}} \right)^k}.\frac{3}{{17}} > 0\\ \Leftrightarrow \frac{{40!}}{{k!\left( {39 - k} \right)!}}{.0,85^{40}}.{\left( {\frac{3}{{17}}} \right)^k}\left( {\frac{1}{{40 - k}} - \frac{3}{{17}}.\frac{1}{{k + 1}}} \right) > 0\\ \Leftrightarrow \frac{1}{{40 - k}} - \frac{3}{{17}}.\frac{1}{{k + 1}} > 0 \Leftrightarrow \frac{{17\left( {k + 1} \right) - 3\left( {40 - k} \right)}}{{17\left( {k + 1} \right)\left( {40 - k} \right)}} > 0 \Leftrightarrow 20k - 103 > 0 \Leftrightarrow k > \frac{{103}}{{20}} \approx 5,15\end{array}\)

Khi đó: \(P\left( {X = 6} \right) > P\left( {X = 7} \right) > ... > P\left( {X = 40} \right)\)

TH2: \(P\left( {X = k} \right) < P\left( {X = k + 1} \right)\). Ta có:

\(\begin{array}{l}{C}_{40}^k{.0,85^{40}}.{\left( {\frac{3}{{17}}} \right)^k}{ < C}_{40}^{k + 1}{.0,85^{40}}.{\left( {\frac{3}{{17}}} \right)^{k + 1}}\\ \Leftrightarrow \frac{{40!}}{{k!\left( {40 - k} \right)!}}{.0,85^{40}}.{\left( {\frac{3}{{17}}} \right)^k} - \frac{{40!}}{{\left( {k + 1} \right)!\left( {40 - k - 1} \right)!}}{.0,85^{40}}.{\left( {\frac{3}{{17}}} \right)^k}.\frac{3}{{17}} < 0\\ \Leftrightarrow \frac{{40!}}{{k!\left( {39 - k} \right)!}}{.0,85^{40}}.{\left( {\frac{3}{{17}}} \right)^k}\left( {\frac{1}{{40 - k}} - \frac{3}{{17}}.\frac{1}{{k + 1}}} \right) < 0\\ \Leftrightarrow \frac{1}{{40 - k}} - \frac{3}{{17}}.\frac{1}{{k + 1}} < 0 \Leftrightarrow \frac{{17\left( {k + 1} \right) - 3\left( {40 - k} \right)}}{{17\left( {k + 1} \right)\left( {40 - k} \right)}} < 0 \Leftrightarrow 20k - 103 < 0 \Leftrightarrow k < \frac{{103}}{{20}} \approx 5,15\end{array}\)

Khi đó: \(P\left( {X = 0} \right) < P\left( {X = 1} \right) < ... < P\left( {X = 5} \right)\)

Ta có: \(P\left( {X = 5} \right) = {C}_{40}^5{.0,85^{40}}.{\left( {\frac{3}{{17}}} \right)^5} \approx 0,169\) và \(P\left( {X = 6} \right) = {C}_{40}^6{.0,85^{40}}.{\left( {\frac{3}{{17}}} \right)^6} \approx 0,174\)

Do đó \(P\left( {X = 5} \right) < P\left( {X = 6} \right)\)

Khi đó \(P\left( {X = 0} \right) < P\left( {X = 1} \right) < ... < P\left( {X = 5} \right) < P\left( {X = 6} \right) > P\left( {X = 7} \right) > ... > P\left( {X = 40} \right)\)

Vậy xác suất \(X\) nhận giá trị bằng 6 là cao nhất.

  • Giải bài 3 trang 70 Chuyên đề học tập Toán 12 - Chân trời sáng tạo

    Có 60% tài xế thường xuyên nghe tin tức giao thông trên đài khi lái xe. Chọn ngẫu nhiên một cách độc lập 6 tài xế. a) Tính xác suất để có đúng 4 tài xế thường xuyên nghe tin tức giao thông trên đài. b) Tính xác suất để có ít nhất 5 tài xế thường xuyên nghe tin tức giao thông trên đài.

  • Giải bài 2 trang 70 Chuyên đề học tập Toán 12 - Chân trời sáng tạo

    Tỉ lệ người có nhóm máu O trong một cộng đồng là 40%. Chọn ngẫu nhiên một cách độc lập 8 người từ cộng đồng đó. a) Tính xác suất để có đúng 3 người được chọn có nhóm máu O. b) Tính xác suất để có từ 3 đến 5 người được chọn có nhóm máu O.

  • Giải bài 1 trang 70 Chuyên đề học tập Toán 12 - Chân trời sáng tạo

    Một hộp chứa 10 tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 1 đến 10. Trong các biến ngẫu nhiên rời rạc dưới đây, biến ngẫu nhiên rời rạc nào có phân bố nhị thức? a) Lấy ra ngẫu nhiên đồng thời 3 thẻ từ hộp và gọi (X) là số các thẻ ghi số chẵn trong 3 thẻ đó. b) Lấy ra ngẫu nhiên đồng thời 3 thẻ từ hộp và gọi (Y) là số các thẻ ghi số chia hết cho 5 trong 3 thẻ đó. c) Lấy ra 1 thẻ từ hộp, xem số rồi trả thẻ lại hộp. Lặp lại phép thử trên thêm 2 lần một cách độc lập và gọi (Z) là số thẻ ghi số ch

  • Giải mục 3 trang 67, 68, 69, 70 Chuyên đề học tập Toán 12 - Chân trời sáng tạo

    Một công ty dược nhận thấy xác suất một bệnh nhân có phản ứng phụ khi được điều trị bằng một loại thuốc M là 0,08. Chọn ngẫu nhiên 10000 bệnh nhân được điều trị một cách độc lập bằng thuốc M. Gọi (X) là số bệnh nhân có phản ứng phụ trong 10 000 bệnh nhân đó. Hãy viết biểu thức tính kì vọng của (X).

  • Giải mục 2 trang 66, 67 Chuyên đề học tập Toán 12 - Chân trời sáng tạo

    Xét phép thử ngẫu nhiên (T) là “Gieo một đồng xu cân đối và đồng chất”. Hãy liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra khi thực hiện phép thử (T) ba lần liên tiếp một cách độc lập.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close