Giải bài 3.37 trang 73 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thứcGọi Ou và Ov lần lượt là hai tia phân giác của hai góc kề bù xOy và x’Oy Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Đề bài Gọi Ou và Ov lần lượt là hai tia phân giác của hai góc kề bù xOy và x’Oy; A là một điểm khác O trên tia Ox. Gọi B và C là chân đường vuông góc hạ từ A lần lượt xuống đường thẳng chứa Ou và Ov. Hỏi tứ giác OBAC là hình gì? Vì sao? Video hướng dẫn giải Phương pháp giải - Xem chi tiết Áp dụng tính chất tia phân giác của một góc và định lí tổng các góc trong một tứ giác. Lời giải chi tiết Vì Ou, Ov lần lượt là tia phân giác của \(\widehat {xOy};\widehat {x'Oy}\) nên \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{O_2}};\widehat {{O_3}} = \widehat {{O_4}}\) Mà \(\widehat {xOy} + \widehat {x'Oy} = {180^o}\) (vì \(\widehat {xOy};\widehat {x'Oy}\) là hai góc kề bù). Hay \(\widehat {{O_1}} + \widehat {{O_2}} + \widehat {{O_3}} + \widehat {{O_4}} = {180^o}\) Suy ra \(2\widehat {{O_2}} + 2\widehat {{O_3}} = {180^o}\) Do đó \(\widehat {{O_2}} + \widehat {{O_3}} = {90^o}\) hay \(\widehat {uOv} = {90^o}\) suy ra \(\widehat {uOC} = {90^o}\) hay \(\widehat {BOC} = {90^o}\) Vì B và C là chân đường vuông góc hạ từ A lần lượt xuống đường thẳng chứa Ou và Ov Nên \(\widehat {ABO} = {90^o};\widehat {AC{\rm{O}}} = {90^o}\) Tứ giác OBAC có \(\widehat {AC{\rm{O}}} + \widehat {BOC} + \widehat {ABO} + \widehat {BAC} = {360^o}\) \({90^o} + {90^o} + {90^o} + \widehat {BAC} = {360^o}\) 270°+\(\widehat {BAC} = {360^o}\) Suy ra \(\widehat {BAC}\)=360°−270°=90o Xét tứ giác OBAC có \(\widehat {BOC} = {90^o};\widehat {ABO} = {90^o};\widehat {AC{\rm{O}}} = {90^o}\) Vậy tứ giác OBAC là hình chữ nhật.
|