Giải bài 3 trang 35 Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời sáng tạoTrong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C) có phương trình: Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Đề bài Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C) có phương trình: (C):x2+y2+4x−2y−4=0. Viết phương trình ảnh của (C) a) qua phép vị tự tâm O, tỉ số k=2; b) qua phép vị tự tâm I(1;1), tỉ số k=−2. Phương pháp giải - Xem chi tiết Nếu V(I,k)[M(x,y)]=M′(x′,y′). Khi đó, {x′−a=k(x−a)y′−b=k(y−b) với I(a;b) Phép vị tự tỉ số k biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng nhân lên với |k|, biến tam giác thành tam giác đồng dạng với tỉ số đồng dạng |k|, biến đường tròn bán kính r thành đường tròn bán kính r′=|k|.r. Lời giải chi tiết Đường tròn (C):x2+y2+4x−2y−4=0 có tâm A(–2; 1) và bán kính R=√(−2)2+12−(−4)=3 a) Gọi đường tròn (C’) là ảnh của đường tròn (C) qua V(O,2) Khi đó (C’) có tâm ảnh của A qua V(O,2) và bán kính Gọi A′(x′;y′) là ảnh của A qua V(O,2). Suy ra →OA′=2→OA với →OA=(−2;1) và →OA′=(x′;y′) Do đó {x′=2.(−2)=−4y′=2.1=2 Vì vậy A′(−4;2). Vậy phương trình đường tròn (C’) là: (x+4)2+(y−2)2=36. b) Gọi đường tròn (C’’) là ảnh của đường tròn (C) qua V(I,−2). Khi đó (C‴) có tâm ảnh của A qua V(I,−2) và bán kính R″=|−2|.R=2.3=6. Gọi A″(x″;y″) là ảnh của A qua V(I,−2). Suy ra →IA′=−2→IA với →IA′=(x′′−1;y′′−1) và →IA=(−3;0) Do đó {x″−1=(−2).(−3)y′−1=(−2).0⇔{x″=7y′=1 Suy ra tọa độ A″(7;1). Vậy phương trình đường tròn (C”) là: (x−7)2+(y−1)2=36.
>> 2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM; 70+ ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
|