Bài 1 trang 5 SBT toán 9 tập 2Giải bài 1 trang 5 sách bài tập toán 9. Cho các cặp số và các phương trình sau. Hãy dùng mũi tên (như trong hình vẽ) chỉ rõ mỗi cặp số là nghiệm của những phương trình nào ... Tổng hợp Đề thi vào 10 có đáp án và lời giải Toán - Văn - Anh Đề bài Cho các cặp số và các phương trình sau. Hãy dùng mũi tên (như trong hình vẽ) chỉ rõ mỗi cặp số là nghiệm của những phương trình nào: Phương pháp giải - Xem chi tiết Sử dụng: - Một nghiệm của phương trình \(ax + by = c \) (\(a \ne 0 \) hoặc \(b \ne 0 \)) là một cặp số \(({x_0};{y_0})\) sao cho \(a{x_0} + b{y_0} = c.\) Lời giải chi tiết \(1.\) Xét cặp số \((2;-5)\) - Thay \(x=2;y=-5\) vào phương trình \(3x+2y=-4\) ta được: \(3.2+2.(-5)=-4\) \(\Leftrightarrow -4=-4\) (luôn đúng) Do đó cặp số \((2;-5)\) là nghiệm của phương trình \(3x+2y=-4\). - Thay \(x=2;y=-5\) vào phương trình \(x-5y=1\) ta được: \(2-5.(-5)=1\) \(\Leftrightarrow 27=1\) (vô lí) Do đó cặp số \((2;-5)\) không phải là nghiệm của phương trình \(x-5y=1\). - Thay \(x=2;y=-5\) vào phương trình \(0x+3y=-6\) ta được: \(0.2+3.(-5)=-6\) \(\Leftrightarrow -15=-6\) (vô lí) Do đó cặp số \((2;-5)\) không phải là nghiệm của phương trình \(0x+3y=-6\). - Thay \(x=2;y=-5\) vào phương trình \(7x+0y=21\) ta được: \(7.2+0.(-5)=21\)\(\Leftrightarrow 14=21\) (vô lí) Do đó cặp số \((2;-5)\) không phải là nghiệm của phương trình \(7x+0y=21\). \(2.\) Xét cặp số \((1;0)\) - Thay \(x=1;y=0\) vào phương trình \(3x+2y=-4\) ta được: \(3.1+2.0=-4\) \(\Leftrightarrow 3=-4\) (vô lí) Do đó cặp số \((1;0)\) không phải là nghiệm của phương trình \(3x+2y=-4\). - Thay \(x=1;y=0\) vào phương trình \(x-5y=1\) ta được: \(1-5.0=1\) \(\Leftrightarrow 1=1\) (luôn đúng) Do đó cặp số \((1;0)\) là nghiệm của phương trình \(x-5y=1\). - Thay \(x=1;y=0\) vào phương trình \(0x+3y=-6\) ta được: \(0.1+3.0=-6\) \(\Leftrightarrow 0=-6\) (vô lí) Do đó cặp số \((1;0)\) không phải là nghiệm của phương trình \(0x+3y=-6\). - Thay \(x=1;y=0\) vào phương trình \(7x+0y=21\) ta được: \(7.1+0.0=21\) \(\Leftrightarrow 7=21\) (vô lí) Do đó cặp số \((1;0)\) không phải là nghiệm của phương trình \(7x+0y=21\). \(3.\) Xét cặp số \((3;-2)\) - Thay \(x=3;y=-2\) vào phương trình \(3x+2y=-4\) ta được: \(3.3+2.(-2)=-4\) \(\Leftrightarrow 5=-4\) (vô lí) Do đó cặp số \((3;-2)\) không phải là nghiệm của phương trình \(3x+2y=-4\). - Thay \(x=3;y=-2\) vào phương trình \(x-5y=1\) ta được: \(3-5.(-2)=1\) \(\Leftrightarrow 13=1\) (vô lí) Do đó cặp số \((3;-2)\) không phải là nghiệm của phương trình \(x-5y=1\). - Thay \(x=3;y=-2\) vào phương trình \(0x+3y=-6\) ta được: \(0.3+3.(-2)=-6\) \(\Leftrightarrow -6=-6\) (luôn đúng) Do đó cặp số \((3;-2)\) là nghiệm của phương trình \(0x+3y=-6\). - Thay \(x=3;y=-2\) vào phương trình \(7x+0y=21\) ta được: \(7.3+0.(-2)=21\) \(\Leftrightarrow 21=21\) (luôn đúng) Do đó cặp số \((3;-2)\) là nghiệm của phương trình \(7x+0y=21\). \(4.\) Xét cặp số \((6;1)\) - Thay \(x=6;y=1\) vào phương trình \(3x+2y=-4\) ta được: \(3.6+2.1=-4\) \(\Leftrightarrow 20=-4\) (vô lí) Do đó cặp số \((6;1)\) không phải là nghiệm của phương trình \(3x+2y=-4\). - Thay \(x=6;y=1\) vào phương trình \(x-5y=1\) ta được: \(6-5.1=1\) \(\Leftrightarrow 1=1\) (luôn đúng) Do đó cặp số \((6;1)\) là nghiệm của phương trình \(x-5y=1\). - Thay \(x=6;y=1\) vào phương trình \(0x+3y=-6\) ta được: \(0.6+3.1=-6\) \(\Leftrightarrow 3=-6\) (vô lí) Do đó cặp số \((6;1)\) không phải là nghiệm của phương trình \(0x+3y=-6\). - Thay \(x=6;y=1\) vào phương trình \(7x+0y=21\) ta được: \(7.6+0.1=21\) \(\Leftrightarrow 42=21\) (vô lí) Do đó cặp số \((6;1)\) không phải là nghiệm của phương trình \(7x+0y=21\). \(5.\) Xét cặp số \((0;-2)\) - Thay \(x=0;y=-2\) vào phương trình \(3x+2y=-4\) ta được: \(3.0+2.(-2)=-4\) \(\Leftrightarrow -4=-4\) (luôn đúng) Do đó cặp số \((0;-2)\) là nghiệm của phương trình \(3x+2y=-4\). - Thay \(x=0;y=-2\) vào phương trình \(x-5y=1\) ta được: \(0-5.(-2)=1\) \(\Leftrightarrow 10=1\) (vô lí) Do đó cặp số \((0;-2)\) không phải là nghiệm của phương trình \(x-5y=1\). - Thay \(x=0;y=-2\) vào phương trình \(0x+3y=-6\) ta được: \(0.0+3.(-2)=-6\) \(\Leftrightarrow -6=-6\) (luôn đúng) Do đó cặp số \((0;-2)\) là nghiệm của phương trình \(0x+3y=-6\). - Thay \(x=0;y=-2\) vào phương trình \(7x+0y=21\) ta được: \(7.0+0.(-2)=21\) \(\Leftrightarrow 0=21\) (vô lí) Do đó cặp số \((0;-2)\) không phải là nghiệm của phương trình \(7x+0y=21\). \(6.\) Xét cặp số \((0;0)\) - Thay \(x=0;y=0\) vào phương trình \(3x+2y=-4\) ta được: \(3.0+2.0=-4\) \(\Leftrightarrow 0=-4\) (vô lí) Do đó cặp số \((0;0)\) không phải là nghiệm của phương trình \(3x+2y=-4\). - Thay \(x=0;y=0\) vào phương trình \(x-5y=1\) ta được: \(0-5.0=1\) \(\Leftrightarrow 0=1\) (vô lí) Do đó cặp số \((0;0)\) không phải là nghiệm của phương trình \(x-5y=1\). - Thay \(x=0;y=0\) vào phương trình \(0x+3y=-6\) ta được: \(0.0+3.0=-6\) \(\Leftrightarrow 0=-6\) (vô lí) Do đó cặp số \((0;0)\) không phải là nghiệm của phương trình \(0x+3y=-6\). - Thay \(x=0;y=0\) vào phương trình \(7x+0y=21\) ta được: \(7.0+0.0=21\) \(\Leftrightarrow 0=21\) (vô lí) Do đó cặp số \((0;0)\) không phải là nghiệm của phương trình \(7x+0y=21\). HocTot.Nam.Name.Vn
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com >> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
|