Định nghĩa về văn hóa và quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới

Khái niệm "văn hóa" có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng. Chính vì vậy, đã có đến hàng trăm định nghĩa về văn hóa. Tháng 8 - 1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đưa ra một định nghĩa của mình về văn hóa.

a)  Định nghĩa về văn hóa

Khái niệm "văn hóa" có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng. Chính vì vậy, đã có đến hàng trăm định nghĩa về văn hóa. Tháng 8 - 1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đưa ra một định nghĩa của mình về văn hóa. Điều thú vị là định nghĩa của Hồ Chí Minh có rất nhiều điểm gần với quan niệm hiện đại về văn hóa. Người viết:

" Vì lẽ sinh tồn cùng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"1.

Với định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã khắc phục được quan niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực tinh thần, trong văn học nghệ thuật, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực giáo dục, phản ánh trình độ học vấn... Trên thực tế, văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mục đích cuộc sống của loài người.

b) Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới

Cùng với định nghĩa về văn hóa Hồ Chí Minh còn đưa ra Năm điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc:

"1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.

Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

2. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

3. Xây dựng chính trị: dân quyền.

4.Xây dựng kinh tế"2.

Như vậy, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến văn hóa, đã thấy rõ vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội. Điều này cắt nghĩa vì sao ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã bắt tay vào việc xây dựng, kiến tạo một nền văn hóa mới ở Việt Nam trên tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức đến tâm lý con người, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển đất nước.

 

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa

    Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm này. Ở đây, Hồ Chí Minh đặt văn hóa ngang hàng với chính trị. kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã bội và các vấn đề này có quan hệ với nhau rất mật thiết. Cho nên trong công cuộc xây dựng đất nước, cả bốn vấn đề này phải được coi trọng như nhau.

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa giáo dục

    Sau khi tìm thấy con đường cứu nước. Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều công sức phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến và thực dân, chuẩn bị tư tưởng cho việc xây dựng một nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập sau này. Hồ Chí Minh đã phê phán gay gắt nền giáo dục phong kiến (tâm chương, kinh viện, xa rời thực tế, bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ...) và nền giáo dục thực dân (ngu dân, đồi bại., xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát).

  • Các cống hiến của Nhà văn hóa Hồ Chí Minh

    Hồ Chí Minh được tổ chức Khoa học - Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là nhà văn hóa kiệt xuất (éminent homme de culture) là do cống hiến của Người:

  • Khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh

    Trong ngôn ngữ của nhân loại, khái niệm văn hóa có nhiều định nghĩa, có nhiều cách hiểu nhất. Hiện có đến vài trăm định nghĩa về văn hóa trong đó có định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh đưa ra năm 1943.

  • Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất của nền văn hóa mới

    Sự khác nhau giữa nền văn hoá mới Việt Nam với nền văn hoá cũ trước hết ở tính chất cơ bản của nó. Nền văn hoá cũ mang tính chất nô dịch, ngu dân đã được Hồ Chí Minh phân tích, tố cáo, lên án trong nhiều bài viết, nhất là trong Bản án chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương.

close