Khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh

Trong ngôn ngữ của nhân loại, khái niệm văn hóa có nhiều định nghĩa, có nhiều cách hiểu nhất. Hiện có đến vài trăm định nghĩa về văn hóa trong đó có định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh đưa ra năm 1943.

Câu hỏi. Khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh

Trả lời:

Trong ngôn ngữ của nhân loại, khái niệm văn hóa có nhiều định nghĩa, có nhiều cách hiểu nhất. Hiện có đến vài trăm định nghĩa về văn hóa trong đó có định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh đưa ra năm 1943.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hoá được hiểu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp:

Theo nghĩa rộng- Hồ Chí Minh nếu văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra. “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”1.

Theo nghĩa hẹp, văn hoá là những giá trị tinh thần. Người viết: Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá. Nhưng văn hoá là một kiến trúc thượng tầng (báo Cứu quốc, tháng 8- 1945).

Theo nghĩa rất hẹp, văn hoá đơn giản chỉ là trình độ học vấn của con người được đánh giá bằng trình độ học vấn phổ thông, thể hiện ỏ việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người “phải đi học văn hóa”, “xóa mù chữ”...

Đặc biệt, năm 1943 Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoại hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”1. Đây có thể coi là định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh. Và đây cũng là lần duy nhất, không thấy Hồ Chí Minh trở lại định nghĩa văn hóa này.

Song, trong định nghĩa này. Hồ Chí Minh cho chúng ta hiểu được:

- Văn hóa là những sáng tạo và phát minh của con người.

-  Nguồn gốc của văn hóa là lẽ sinh tồn của con người.

-   Văn hóa là mục đích và động lực của cuộc sống, nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.

-  Cấu trúc của văn hóa: ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, luật pháp, khoa học, tôn giáo, văn học - nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng.

- Văn hóa là tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt (ứng xử, giao tiếp).

Điều thú vị là định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh có nhiều điểm gần giống với quan niệm hiện đại của UNESCO về văn hóa theo các khía cạnh sau: Phức thể, tổng thể nhiều mặt: nét riêng biệt, đặc trưng riêng về tinh thần và vật chất, khắc họa nên bản sắc; nghệ thuật, văn chương, và những quyền cơ bản của con người, hệ thống giá trị: cách ứng xử và sự giao tiếp.

 

  • Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất của nền văn hóa mới

    Sự khác nhau giữa nền văn hoá mới Việt Nam với nền văn hoá cũ trước hết ở tính chất cơ bản của nó. Nền văn hoá cũ mang tính chất nô dịch, ngu dân đã được Hồ Chí Minh phân tích, tố cáo, lên án trong nhiều bài viết, nhất là trong Bản án chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương.

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa

    Mục tiêu của văn hoá giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng giáo dục, có nghĩa là bằng dạy và học. Đó là đào tạo những con người toàn diện vừa có đức vừa có tài, những công dân biết làm và đủ điều kiện làm chủ để xây dựng và bảo vệ đất nước.

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng của nền văn hóa mới

    Hồ Chí Minh nêu rõ: Văn hoá phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng.

  • Các cống hiến của Nhà văn hóa Hồ Chí Minh

    Hồ Chí Minh được tổ chức Khoa học - Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là nhà văn hóa kiệt xuất (éminent homme de culture) là do cống hiến của Người:

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa giáo dục

    Sau khi tìm thấy con đường cứu nước. Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều công sức phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến và thực dân, chuẩn bị tư tưởng cho việc xây dựng một nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập sau này. Hồ Chí Minh đã phê phán gay gắt nền giáo dục phong kiến (tâm chương, kinh viện, xa rời thực tế, bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ...) và nền giáo dục thực dân (ngu dân, đồi bại., xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát).

close