Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 9Tải về Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Câu 1. Ai ơi mồng 9 tháng 4 được trích từ báo nào? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Câu 1. Ai ơi mồng 9 tháng 4 được trích từ báo nào? A. Dân tộc và miền núi B. Hà Nội mới C. Thanh niên D. Tuổi trẻ Câu 2. Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc? A. Tinh thần quận cường chống giặc ngoại xâm B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm Câu 3. Đâu là cách thức chuẩn khi trình bày ý kiến về một vấn đề? A. Cầm bài viết đã chuẩn bị để đọc trước lớp B. Không được cầm theo bất cứ thứ gì C. Trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp D. Phải đứng bên cạnh thầy cô giáo Câu 4. Đâu không phải yêu cầu khi viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện A. Sử dụng ngôi tường thuật phù hợp B. Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại C. Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu D. Sử dụng lời văn bay bổng, mượt mà, giàu hình ảnh Câu 5. Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết A. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử B. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác C. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa D. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử Câu 6. Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tả) biểu thị điều gì? A. Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu B. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu Câu 7. Trạng ngữ không được dùng để làm gì? A. Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu B. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu C. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu D. Chỉ chủ thể hành động được nói đến trong câu Câu 8. Khi nghe kể lại một câu chuyện truyền thuyết xong, người nghe cần rút ra điều gì? A. Hiểu và nắm được nội dung chính của câu chuyện B. Rút ra được yếu tố sáng tạo trong lời kể của người khác C. Thái độ nghe kể chuyện phù hợp D. Tất cả đáp án trên Câu 9. Tại sao chúng ta cần phải trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống? A. Để mối quan hệ của mọi người trở nên tốt đẹp hơn B. Để thống nhất một ý kiến của vấn đề C. Để mọi người hiểu được quan điểm của em và nhìn nhận rõ hơn các khía cạnh của vấn đề D. Vì chọn nhiều ý kiến sẽ tốt hơn chọn một ý kiến Câu 10. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh diễn ra vào thời đại nào của lịch sử dân tộc? A. Thời đại Văn Lang – Âu Lạc B. Thời nhà Lí C. Thời nhà Trần D. Thời nhà Nguyễn Câu 11. Văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 trình bày về lễ hội gì của dân tộc ta? A. Lễ hội cầu ngư B. Lễ hội Ka-tê C. Lễ hội Gióng D. Lễ hội đua voi Câu 12. Truyện Cây khế không gửi gắm chúng ta bài học gì? A. Sự đoàn kết, yêu thương anh em, gia đình B. Phải biết đề cao, cảnh giác C. Đề cao lòng nhân ái của con người D. Thể hiện tư tưởng ở hiền gặp lành Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Giả sử, em là một tình nguyện viên tham gia chiến dịch bảo vệ môi trường, em hãy đề xuất những việc làm có ý nghĩa góp phần bảo vệ môi trường? Câu 2. Kể về một thầy (cô) giáo mà em quý mến. Đáp án Phần I: Câu 1 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại thông tin văn bản Lời giải chi tiết: Ai ơi mồng 9 tháng 4 được trích từ báo Hà Nội mới => Đáp án: B Câu 2 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần về lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm => Đáp án: D Câu 3 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học khi trình bày ý kiến về một vấn đề Lời giải chi tiết: Khi trình bày ý kiến về một vấn đề thì trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp => Đáp án: C Câu 4 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học Lời giải chi tiết: Sử dụng lời văn bay bổng, mượt mà, giàu hình ảnh không phải yêu cầu khi viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện => Đáp án: D Câu 5 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Vì câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử => Đáp án: A Câu 6 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại chức năng của trạng ngữ Lời giải chi tiết: Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” biểu thị cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu => Đáp án: B Câu 7 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về trạng ngữ Lời giải chi tiết: Trạng ngữ không được dùng để chỉ chủ thể hành động được nói đến trong câu => Đáp án: D Câu 8 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học Lời giải chi tiết: Tất cả đáp án trên => Đáp án: D Câu 9 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học Lời giải chi tiết: Vì để mọi người hiểu được quan điểm của em và nhìn nhận rõ hơn các khía cạnh của vấn đề => Đáp án: C Câu 10 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại bối cảnh lịch sử diễn ra câu chuyện Lời giải chi tiết: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh diễn ra vào thời đại Văn Lang – Âu Lạc => Đáp án: A Câu 11 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 trình bày về lễ hội Gióng => Đáp án: C Câu 12 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Từ nội dung rút ra bài học để chọn ra đáp án không đúng Lời giải chi tiết: Truyện Cây khế không gửi gắm chúng ta bài học: Phải biết đề cao, cảnh giác => Đáp án: B Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm):
Phương pháp giải: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: - Hãy sử dụng xe đạp đến trường thay bằng việc đi lại bằng phương tiện xe máy, ô tô. - Hạn chế và tiến tới không sử dụng bao bì ni lông và ống nhựa, chai nhựa, ... - Tham gia chăm sóc cây xanh ở trường và ở nhà. - Sẵn sàng tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trường học, ... - Bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển kinh tế. - Dùng các chai lọ nhựa qua sử dụng để trồng cây xanh nhỏ, tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho ngôi trường, ngôi nhà của mình. Câu 2 (5 điểm):
Phương pháp giải: 1. Mở bài Giới thiệu khái quát về người thầy/cô giáo mà em sắp kể. 2. Thân bài - Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến (ngoại hình, tính cách) - Kỉ lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thầy/cô giáo. - Mong ước, tình cảm dành cho thầy/cô giáo. 3. Kết bài Khẳng định lại tình cảm dành cho thầy/cô giáo của mình. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầy cô giáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phai mờ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi là thầy Hùng - thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5. Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực. Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờ thầy dành cho nghề một tình yêu thật mãnh liệt. Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào trường Đại học Y. Nhưng năm lớp 12, bất ngờ thầy thông báo với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình, nhất bố của thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định đó. Nhưng thầy vẫn luôn vững vàng với quyết tâm của mình và kiên trì thuyết phục mọi người. Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thầy đi thi chỉ có một mình. Nhìn chúng bạn có người thân chăm sóc, thây cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó thầy nghĩ mình càng phải cứng rắn và mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế là một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng. Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước mơ của mình và để chứng minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai. Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ít ai có thể nghĩ rằng con đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt qua một mình. Nhưng giờ đây thầy Hùng là một người thầy rất thành công. Không chỉ là thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quý. Ngoài giờ học, thầy là một người vô cùng vui vẻ và thân thiện. Thỉnh thoảng, thầy đá bóng với các bạn nam trong lớp. Những lúc đó khoảng cách giữa thầy trò dường như không còn nữa. Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy. Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy - thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế - thầy còn là một người bạn lớn. (Nguồn: sưu tầm)
|