Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 6 - Kết nối tri thứcTải vềGồm nội dung ôn tập và bài tập vận dụng Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... A. NỘI DUNG ÔN TẬPI. Phần đọc hiểu1. Truyện và truyện đồng thoại– Truyện: là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc. – Truyện đồng thoại: là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người. 2. Thơ- Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, trong ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, và nhất là có nhịp điệu. 3. Thơ lục bát– Thơ lục bát (6 – 8) là thể thơ mà các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng. – Vần trong thơ lục bát: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám; tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo. – Thanh điệu trong thơ lục bát: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu, thứ tám là thanh bằng còn tiếng thứ tư là thanh trắc. Riêng trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và thứ tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. – Nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/4, 4/4,…). * Lục bát biến thể Lục bát biến thể không hoàn toàn tuân theo luật thơ của lục bát thông thường, có sự biến đổi số tiếng trong các dòng, biến đổi cách gieo vần, cách phối thanh, cách ngắt nhịp,… 4. Kí– Kí là loại tác phẩm văn học chú trọng ghi chép sự thực. – Trong kí có kê sự việc, tả người, tả cảnh, cung cấp thông tin và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết. Có những tác phẩm nghiêng về kể sự việc, có những tác phẩm nghiêng về thể hiện cảm xúc. – Với một số thể loại kí, tác giả thường là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự việc. Sự việc thường được kể theo trình tự thời gian. Tác giả có thể xưng “tôi”, có vai trò như người kể chuyện. Khi kế, tác giả kết hợp trình bày suy nghĩ, cảm xúc, sự quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của mình về sự việc. * Du kí Du kí là thể loại kí ghi chép về những chuyến đi tới các vùng đất, các xứ sở nào đó. Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy tai nghe trên hành trình của mình. 2. Phần tiếng Việta. Từ đơn và từ phức– Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. – Từ phức là từ có hai tiếng trở lên. Những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Những từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần) được gọi là từ láy. b. Biện pháp ẩn dụLà biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt c. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ- Thành phần chính của câu có thể là một từ, cũng có thể là một cụm từ. Dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe. Có nhiều loại cụm từ, nhưng tiêu biểu nhất là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ - Cụm danh từ gồm danh từ và một số từ khác bổ nghĩa cho danh từ. Cụm động từ gồm động từ và một số từ khác bổ nghĩa cho động từ. Cụm tính từ gồm tính từ và một hoặc một số từ khác bổ nghĩa cho tính từ d. Từ đồng âm và từ đa nghĩa– Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau. – Từ đa nghĩa là từ có hai hoặc nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan với nhau. e. Biện pháp hoán dụHoán dụ là biện pháp tu từ dùng từ ngữ vốn chỉ sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận (gần nhau) nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. d. Dấu ngoặc kép– Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp, lời đối thoại. – Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn. – Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. 3. Phần làm văna. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của emBước 1: Trước khi viết – Lựa chọn đề tài. – Tìm ý: +Câu chuyện xảy ra khi nào? Ở đâu? +Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì? +Điều gì đã xảy ra? +Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? +Em có cảm xúc gì khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện? – Lập dàn ý + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện. + Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện. Giới thiệu thời gian, không gian, những nhân vật có liên quan đến câu chuyện đó. Kể lại các sự việc trong câu chuyện. + Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân. Bước 2: Viết bài – Nhất quán về ngôi kể. – Sử dụng những yếu tố của truyện như cốt truyện, nhân vật. Bước 3: Chỉnh sửa bài viết – Đọc và sửa lại bài viết. b. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả- Lựa chọn bài thơ: Bài thơ phải là bài có yếu tố kể chuyện (xuất hiện câu chuyện, nhân vật, dù nhân vật có thể chỉ mang một cái tên chung), có các chi tiết miêu tả bối cảnh không gian, thời gian, con người,… - Tìm ý: Trả lời câu hỏi + Bài thơ gợi lên câu chuyện gì? + Đâu là các chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật + Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế nào? + Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn bày tỏ ra sao?... - Lập dàn ý: + Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ + Thân đoạn: Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả có trong bài thơ Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ + Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên) c.Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát* Trước khi viết -Lựa chọn đề tài + Nhớ lại những bài thơ lục bát mà em đã học, đã đọc hoặc tìm đọc một bài thơ lục bát mới. + Bài thơ được chọn có thể là một bài ca dao (khuyết danh) hoặc là sáng tác của một nhà thơ. - Tìm ý + Đọc bài thơ nhiều lần, ghi lại suy nghĩ và cảm xúc khi đọc. + Có thể tìm ý bằng cách tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Cảm nhận chung khi đọc bài thơ là gì? Bài thơ biểu hiện những điều gì? Bài thơ có những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,… nào nổi bật? - Lập dàn ý + Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ, tác giả (nếu có). + Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về bài thơ. Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài thơ. Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ. Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ. + Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ. * Viết bài Bám sát dàn ý khi viết bài. Cần lưu ý: – Chú trọng những yếu tố đã khơi gợi cảm xúc của em như nhan đề bài thơ, thể thơ (lục bát), nhịp thơ, vẫn thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,… – Lựa chọn từ ngữ để diễn tả cảm xúc của em về bài thơ. Kết nối các ý thành đoạn văn. Mỗi ý nên diễn đạt thành hai, ba câu. – Bảo đảm cách trình bày của một đoạn văn: Lùi đầu dòng ở chỗ mở đầu đoạn, chữ đầu viết hoa và có dấu chấm câu kết thúc đoạn. Bố cục đoạn văn bao gồm ba phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Nội dung các câu trong đoạn cần hướng về một chủ đề chung. *Chỉnh sửa bài viết Rà soát, tự chỉnh sửa bài viết của mình. d.Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt* Trước khi viết – Lựa chọn đề tài: Cảnh sinh hoạt. * Tìm ý – Hình dung các chi tiết về cảnh sinh hoạt theo trí nhớ của em: thời gian, địa điểm; quang cảnh chung và những hoạt động cụ thể; những người tham gia và hành động lời nói của họ. – Sưu tầm các tư liệu liên quan. * Lập dàn ý – Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt – Thân bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt. Tả bao quát khung cảnh và ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt. Tả cụ thế cảnh sinh hoạt theo trình tự thời gian; hoạt động cụ thể của những người tham gia. Thể hiện cảm xúc khi quan sát, chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt. – Kết bài: Nêu suy nghĩ, đánh giá của người viết. * Viết bài – Bám sát dàn ý khi viết bài. – Cần lưu ý: Tả những gì em đã quan sát. Nên tả cụ thể hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị,… Chú ý dùng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá đề bài viết thêm sinh động. Sử dụng những từ ngữ thể hiện chân thực tình cảm, suy nghĩ của em * Chỉnh sửa bài viế Rà soát, tự chỉnh sửa bài viết của mình. B. BÀI TẬP1. Phần đọc hiểu*Đề bài Văn bản Bài học đường đời đầu tiênCâu 1: Chi tiết thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn? A.Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt B.Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp C.Cái đầu nổi từng tảng rất bướng D.Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ Câu 2: Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc? A.Nghệ thuật miêu tả B.Nghệ thuật kể chuyện C.Nghệ thuật sử dụng từ ngữ D.Nghệ thuật tả người Văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn…Câu 3: Từ “cảm hóa” trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn được hiểu là? A.Thu phục con vật hoang dã của tự nhiên B.Kết nối yêu thương qua lại, làm cho gần gũi hơn. C.Khiến con vật hoang dã phục tùng cho mình D.Cảm mến vạn vật trong cuộc sống Câu 4: Theo văn bản, hoàng tử bé được “cảm hóa” bởi cái gì? A.Hoa hồng B.Vườn hoa hồng C.Con cáo D.Con người Văn bản Chuyện cổ tích về loài ngườiCâu 5: Tìm biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ sau: Màu xanh bắt đầu cỏ Màu xanh bắt đầu cây A.Hoán dụ B.Nhân hóa C.Điệp ngữ D.So sánh Văn bản Mây và sóngCâu 6: Bài thơ Mây và sóng là lời của ai, nói với ai? A.Lời của người mẹ nói với đứa con B.Lời của đứa con nói với mẹ C.Lời của con nói với bạn bè D.Lời của con nói với mẹ về những người sống trên sóng, trên mây. Câu 7: Chủ đề bài thơ Mây và sóng là gì? A.Tình mẫu tử thiêng liêng B.Tình bạn bè thắm thiết C.Tình anh em sâu nặng D.Tình yêu thiên nhiên sâu sắc Văn bản Bức tranh của em gái tôiCâu 8: Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi? A.Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác B.Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác C.Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân D.Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác Câu 9: Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi? A.Truyện viết cho thiếu nhi B.Truyện viết về loài vật C.Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử D.Truyện đề cao tình cảm gia đình Văn bản Cô bé bán diêmCâu 10: Trong tác phẩm Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó? A.Em mơ về một mái ấm gia đình. B.Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa. C.Đang trải qua lạnh giá rét mướt, em mơ được sưởi ấm. D.Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình. Câu 11: Các chi tiết: "chui rúc trong một xó tối tăm", "luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa", "em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm...nhất định là cha em sẽ đánh em", "bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu" cho ta biết những điều gì về cô bé bán diêm? A.Cô có một hoàn cảnh nghèo khổ. B.Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập. C.Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm. D.Cả A, B, C đều đúng Văn bản Gió lạnh đầu mùaCâu 12: Đâu là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa? A.Chị em Sơn chơi đùa cùng bạn B.Cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con Sơn C.Mẹ Sơn và mẹ Hiên nói chuyện với nhau D.Sơn tặng Hiên chiếc áo ấm Văn bản Con chào màoCâu 13: Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Con chào mào? A.Yêu thương con người là món quà quý giá của cuộc sống B.Thất bại là mẹ của thành công C.Yêu thiên nhiên và bảo vệ động vật D.Gia đình là món quà quý giá của mỗi người Văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nướcCâu 14: Đâu là nhận xét đúng nhất về bức tranh thiên nhiên xứ Lạng trong Chùm ca dao về quê hương, đất nước? A.Tráng lệ và hào hùng B.Sầm uất và náo nhiệt C.Kì vĩ và tráng lệ D.Hùng vĩ và thơ mộng Văn bản Chuyện cổ nước mìnhCâu 15: Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ nào? A.Ở hiền gặp lành B.Thương người như thể thương thân C.Uống nước nhớ nguồn D.Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng Văn bản Cây tre Việt NamCâu 16: Theo tác giả Thép Mới, trong tương lai cây tre có vị trí thế nào đối với đất nước? A.Tre sẽ nhường chỗ cho những hiện đại của xã hội mới B.Tre chiếm vị trí độc tôn và không thứ gì có thể vượt qua được C.Tre vẫn còn nguyên vẹn giá trị của mình. D.Tất cả các phương án trên đều sai Văn bản Cô TôCâu 17: Cảnh sinh hoạt của con người Cô Tô được miêu tả thế nào? A.Êm ả, bình lặng B.Hối hả, vội vã C.Êm ả, thanh bình D.Khẩn trương, tấp nập Câu 18: Bức tranh Cô Tô qua ngòi bút của Nguyễn Tuân là bức tranh như thế nào? A.Duyên dáng và mềm mại B.Rực rỡ và tráng lệ C.Dịu dàng và bình lặng D.Hùng vĩ và lẫm liệt Văn bản Hang énCâu 19: Văn bản Hang Én cung cấp thông tin về? A.Lịch sử B.Văn học C.Cảnh quan D.Người nổi tiếng Văn bản Cửu Long Giang ta ơiCâu 20: Nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ “Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ/ Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ”? A.Điệp ngữ. B.Hoán dụ. C.So sánh. D.Câu hỏi tu từ. Câu 21: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau? Mê Kông quặn đẻ Chín nhánh sông vàng A.Ẩn dụ và so sánh B.Nhân hóa và ẩn dụ C.Liệt kê và nhân hóa D.So sánh và hoán dụ 2. Phần tiếng Việta. Từ đơn và từ phứcCâu 1: Đáp án nào dưới đây chứa các từ đơn? A.Bàn ghế, nhà cửa, bút B.Bút, thước, học sinh C.Bàn, ghế, bút, áo D.Nô đùa, trường, lớp Câu 2: Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây? A.Từ đơn và từ ghép B.Từ đơn và từ láy C.Từ đơn D.Từ ghép và từ láy b. Biện pháp ẩn dụCâu 3: Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp? A.Ẩn dụ hình thức, cách thức B.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác C.Ẩn dụ phẩm chất D.Cả ba đáp án trên Câu 4: Tìm câu thơ có chứa phép ẩn dụ? A.Bóng bác cao lồng lộng B.Người cha mái tóc bạc C.Đốt lửa cho anh nằm D.Chú cứ việc ngủ ngon c. Từ đồng âm và từ đa nghĩaCâu 5: Chọn đáp án không đúng trong các câu sau: Những từ chứa các tiếng đồng âm là: A.Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận, tác dụng… B.Bình: bình tĩnh, bình tâm, lục bình, hòa bình, bình ổn, bình dị, bình thường… C.Ba: ba cây, ba que, ba mươi, ba trăm, ba hoa… D.Là: là là, là lạ, là lượt, lượt là, bàn là, nếp là Câu 6: Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì? 1. Con ngựa đá con ngựa đá 2. Con kiến bò đĩa thịt bò 3. Học sinh học sinh học A.Không có tác dụng gì B.Làm cho câu nói thú vị hơn C.Khiến câu nói dễ hiểu D.Các đáp án trên đều sai Câu 7: Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ mắt? A.Mắt biếc B.Mắt na C.Mắt lưới D.Mắt cây d. Biện pháp hoán dụCâu 8: Câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây / Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào? A.Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể B.Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng C.Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật D.Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng Câu 9: Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì: Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương A.Chỉ người lao động B.Chỉ công việc lao động C.Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả D.Chỉ kết quả con người thu được trong lao động e. Dấu ngoặc képCâu 10: Dấu ngoặc kép trong ví dụ sau dùng để làm gì: Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam. A.Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp B.Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C.Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san D.B và C 3. Phần làm văna. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của emĐề 1: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em b. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tảĐề 1: Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ “bắt nạt” Đề 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người Đề 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ “Mây và sóng” c.Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bátĐề 1: Viết đoạn văn cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài ca dao “Đường lên xứ Lạng bao xa” Đề 2: Viết đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà” Đề 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/Cho tôi nhận mặt ông cha của mình Đề 4: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam trong văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới d.Viết bài văn tả cảnh sinh hoạtĐề 1: Viết bài văn tả quang cảnh một phiên chợ ở quê em Đề 2: Viết bài văn tả quang cảnh giờ ra chơi ở trường em C. LỜI GIẢI CHI TIẾT1. Phần đọc hiểu
2. Phần tiếng Việt
3. Phần làm văna. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của emĐề 1: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em I. Mở bài Giới thiệu về trải nghiệm đáng nhớ sẽ kể. II. Thân bài 1. Hoàn cảnh diễn ra trải nghiệm Thời gian xảy ra: trong quá khứ hay hiện tại, có thể nêu thời gian cụ thể (nếu nhớ) Không gian diễn ra trải nghiệm Nhân vật có liên quan đến câu chuyện: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,... 2. Diễn biến trải nghiệm - Lí do xuất hiện trải nghiệm: kết thúc năm học, nhân dịp nghỉ hè, Tết sắp đến,... - Diễn biến: kể lại trải nghiệm theo một trình tự cụ thể (thường là theo thời gian) - Suy nghĩ, cảm xúc về trải nghiệm: hạnh phúc, buồn bã,... - Ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân: gắn bó hơn với người thân, có thêm kỉ niệm đẹp đẽ,... III. Kết bài Khẳng định lại ý nghĩa của trải nghiệm và tình cảm dành cho người thân. b. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tảĐề 1: Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ “bắt nạt” Tình bạn là một trong những tình cảm đẹp và cao quý trong mỗi con người. Thế nhưng, có nhiều bạn không biết trân trọng những tình cảm quý giá đó mà làm những việc xấu, khiến bạn bè tổn thương cả về thể xác lẫn tâm hồn. Bài thơ “Bắt nạt” với giọng điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh đã nói lên thực trạng của vấn nạn học đường và đề ra những bài học quý giá trong cách nhìn nhận bản thân của các bạn. Nhà thơ đã hóa thân vào một cậu bé khẳng định rằng mình không thích bắt nạt, bắt nạt là xấu và hướng bạn bè đến cuộc sống lành mạnh hơn. Ai cũng muốn mình có cuộc sống vui vẻ, và để được vui vẻ chúng ta nên có bạn bè, vì vậy hành động bắt nạt bạn bè là vô cùng xấu. Những câu hỏi tu từ được lặp đi lặp lại cuối đoạn thơ “Sao không trêu mù tạt?”, “Sao không yêu lại còn…?” vừa tạo nhịp điệu cho văn bản vừa nhấn mạnh lời nhắc nhở của cậu bé đối với các bạn. Có thể thấy, bắt nạt bạn bè là tình trạng đáng buồn trong môi trường học đường ngày nay, bài thơ của tác giả với giọng điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh đã gợi ra những bài học quý giá trong cách cư xử với bạn bè. Để có một cuộc sống tốt đẹp, chúng ta cần có lối sống lành mạnh, văn minh, tu dưỡng đạo đức và trí tuệ để sau này có thể trở thành người có ích. Đề 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ đặc biệt và độc đáo khi thuật lại sự ra đời của thế giới qua đôi mắt đầy sáng tạo. Bài thơ khẳng định và truyền tải thông điệp của sự sống một cách nhân văn: mọi vật sinh ra trên trái đất là vì con người, vì trẻ em và chúng ta hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất. Khổ thơ đầu đã vẽ nên một trái đất hoang sơ, lạnh lẽo và các khổ thơ tiếp đã phác họa nên một trái đất ấm áp, đầy sắc màu do có sự sống của con người. Mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài, đem tình yêu đến cho vạn vật và thiên nhiên từ đó mà hình thành và phát triển. Đặc biệt hơn cả, tác giả nhấn mạnh đến thế giới loài người phát triển trong sự yêu thương của các mối quan hệ gia đình, xã hội. Thật hạnh phúc khi trẻ em được sinh ra, được bế bồng trong lời ru và tình thương của người mẹ: Cho nên mẹ sinh ra Để bế bồng chăm sóc Có mẹ, có bà và có bố, có cái nôi của gia đình tràn ngập tình yêu thương. Trẻ em đã ra đời và lớn lên trong những hạnh phúc to lớn. Và thật kì diệu khi thế giới hình thành tiếng nói, chữ viết, có cả nền giáo dục văn minh. Con người từ đó được học hành và cuộc sống con người ngày một phát triển tuyệt vời hơn. Có thể nói, lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hết sức đằm thắm, nồng hậu. Một thế giới được cắt nghĩa đặc biệt và chan chứa tình yêu thương, khiến mỗi chúng ta không khỏi cảm thấy ấm lòng khi nghĩ về mọi thứ quanh mình. Chính lăng kính hóm hỉnh và tấm lòng nhân hậu của nhà thơ đã gợi lên được điều đó trong lòng mỗi chúng ta. Đề 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ “Mây và sóng” Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời: “hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”, cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ: “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp như trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đấng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng. c.Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bátĐề 1: Viết đoạn văn cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài ca dao “Đường lên xứ Lạng bao xa” Ca dao là tiếng hát tâm tình của người lao động một nắng hai sương. Rung cảm trước vẻ đẹp của núi sông mỹ lệ, nghệ sĩ dân gian không chỉ muốn thể hiện qua ca dao mối quan hệ gắn bó của mình với thiên nhiên mà còn gửi gắm vào đó tình yêu tha thiết đối với con người, quê hương xứ sở. Bài ca dao Đường lên xứ Lạng chính là bài ca dao như thế: Đường lên xứ Lạng bao xa? Cách một trái núi với ba quãng đồng. Ai ơi đứng lại mà trông: Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ. Bài ca được cấu tứ theo câu hỏi tu từ và câu trả lời dí dỏm nhằm phô diễn vẻ đẹp, vẻ phong phú của quê hương Lạng Sơn trên dải đất địa đầu Tổ quốc. Mới nghe thấy con đường thật dễ dàng thuận lợi vì chẳng bao xa. Đi nhiều ngẫm sâu, mới biết một quả núi với ba quãng đồng ấy là một dặm dài thăm thẳm đất nước, được khắc họa một cách đầy ngụ ý. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” thể hiện đó là quãng đường dài thăm thẳm nơi Đông Bắc địa đầu của Tổ quốc với trùng điệp núi non rừng thẳm. Và trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ ấy, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Sơn thủy hữu tình của miền sơn cước đã vẽ nên những sắc màu tươi tắn cho thiên nhiên Việt Nam và đi vào thơ ca một cách tự nhiên và mềm mại đến như vậy. Qua những vần ca dao sâu lắng, chúng ta thêm tự hào, thêm yêu mến thiên nhiên hùng vĩ của Việt Nam ta. Đề 2: Viết đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà” Bài ca dao là một bức tranh đầy chất thơ và nét nhạc cảnh Tây Hồ về sắc thu vào buổi sớm nơi kinh thành Thăng Long. Hiện lên một bức tranh thủy mặc Phương Đông, mang sắc thái êm đềm mà lại cổ điển. Bằng vài nét chấm phá, tác giả dân gian đã vẽ lên những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi: cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Trong câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới, ngay khi đó tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu, khi ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Mà trên mặt Hồ Tây, sương không mịt mù thành rừng khói mà chỉ nhẹ nhàng lan tỏa, tô đậm cảm giác tĩnh lặng, thanh bình của cảnh vật Hồ Tây. Mặt hồ ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Trước cảnh đêm chuyển dần về sáng, người ngắm cảnh tựa hồ cảm nhận được bước đi êm ả của thời gian. Một loạt âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới. Bài thơ miêu tả cảnh đẹp kinh thành Thăng Long, và qua đó, tác giả dân gian đã thể hiện niềm tự hào, yêu mến dành cho quê hương, đất nước mình. Đề 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/Cho tôi nhận mặt ông cha của mình Đoạn thơ trong văn bản Chuyện cổ nước mình để lại trong em vô vàn suy nghĩ. “Đời cha ông với đời tôi” là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh "con sông" với "chân trời" không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác, con người đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy đẹp mãi, đẹp mãi đó là chuyện cổ. Chuyện cổ nghĩa tình yêu thương nhẹ nhàng, êm ả như lời dạy chân tình. Và mỗi người, “nhận mặt ông cha” nhưng sâu hơn thế là khám phá thế giới tâm hồn, tiếp nối thế hệ cha ông. Chúng ta của hôm nay sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng ra sao để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời! Đề 4: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam trong văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới Từ lâu đời tre đã trở thành cánh tay đắc lực giúp đỡ người nông dân Việt Nam. Tre giúp người từ những công việc lớn lao như dựng nhà, dựng cửa đến mọi công việc bình dị hàng ngày với những rổ tre, rá tre, tăm tre. Những sợi giang, chẻ, lạt mỏng manh giúp những chiếc bánh chưng ngày Tết vuông vức hơn, đẹp mắt hơn, mang hồn dân tộc. Cây tre còn gắn liền với cuộc đời của mỗi con người chúng ta. Con người từ khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành không lúc nào là thiếu hình bóng của tre: từ chiếc nôi đến chiếc giường,... Trên đất nước ta, sắt thép, xi măng đã nhiều hơn tre nứa nhưng giá trị to lớn của chúng sẽ mãi góp một phần không nhỏ vào cuộc sống của con người Việt Nam. Không chỉ là người bạn của người dân trong cuộc sống mà tre còn góp phần công sức của mình vào công cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Ngay trong những câu chuyện ngày xưa kể về anh hùng Thánh Gióng chúng ta đã thấy được hình ảnh của những bụi tre khi được Thánh Gióng lấy để đánh giặc. Thế mới biết, không chỉ có tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp mà ngay từ những thế hệ ông cha ta đã biết cách sử dụng tre để chiến đấu chống quân thù. Còn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp sau này thì tre càng trở nên quan trọng bảo vệ cho quê hương làng xóm. Những thân tre cứng cáp được vót nhọn thành những cây chông mang sức mạnh của riêng mình. Nó đã trở thành nỗi sợ hãi của những kẻ đi xâm chiếm phải kiêng nể mỗi khi có ý định đi chiếm đóng những làng quê của chúng ta. d.Viết bài văn tả cảnh sinh hoạtĐề 1: Viết bài văn tả quang cảnh một phiên chợ ở quê em 1. Mở bài -Giới thiệu về phiên chợ mà em đã tưởng tượng. 2. Thân bài a. Địa điểm, thời gian họp chợ -Phiên chợ quê thường họp từ ngày… đến ngày… b. Khung cảnh phiên chợ -Gian hàng rau củ đầy đủ các loại phục vụ thực khách. -Gian hàng thịt cá tươi ngon. -Gian hàng bánh trái mang hương vị đồng quê. -Gian hàng áo quần với nhiều mẫu mã, kiểu dáng nổi bật. -Gian hàng trưng bày hoa rực rỡ cả góc chợ. c. Nhận xét về khung cảnh phiên chợ -Đông đúc, nhộn nhịp. -Rộn ràng tiếng cười nói của người mua, kẻ bán. -Tiếng trò chuyện ồn ào, tấp nập. 3. Kết bài Chợ quê mang sức sống vẻ đẹp riêng mà không nơi nào có được, những phiên chợ luôn mãi là ấn tượng đẹp đẽ trong lòng em mãi không bao giờ quên được. Đề 2: Viết bài văn tả quang cảnh giờ ra chơi ở trường em a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về giờ ra chơi trên sân trường em. b. Thân bài - Miêu tả sân trường trước giờ ra chơi: +Khung cảnh yên tĩnh, vắng lặng vì các bạn học sinh đang học tập ở trong lớp +Những chú chim nhỏ ríu rít nhảy nhót trên cành cây +Những làn gió nhẹ lướt qua tán lá +Sân trường thật yên bình - Miêu tả sân trường giờ ra chơi: +Sau tiếng trống, các bạn học sinh cùng nhau ùa ra sân trường, náo động khiến cho mấy chú chim nhỏ trốn đi đâu hết +Các bạn xếp thành từng hàng, ngay ngắn để tập bài thể dục giữa giờ, giúp xua tan đi mệt mỏi +Sau đó, các bạn chia thành từng nhóm nhỏ để bắt đầu các hoạt động giải trí yêu thích của mình +Khắp sân trường, nơi nào cũng là những bạn học sinh với khuôn mặt tươi cười +Có những bạn thích chơi đá bóng, đánh bóng rổ… thì tụ tập ở phần sân thể dục +Các bạn chơi trò đá cầu, nhảy dây, đuổi bắt.. thì tập hợp ở khoảng sân rộng nhất +Dưới các gốc cây, hàng ghế đá là nơi cho những bạn thích chơi các trò nhẹ nhàng như ô ăn quan, bắn bi… hay ngồi đọc sách, tâm sự +Mỗi bạn một trò chơi, nhưng trông ai cũng vui vẻ vô cùng +Trên sân, ánh nắng vẫn dịu dàng chiếu xuống mặt đất, chiếu lên từng giọt mồ hôi trên gò má của các bạn học sinh +Những cơn gió cũng thổi đều đều, giúp các bạn xua đi nóng bức +Những chú chim cũng bay về, đứng trên cành cây, tò mò quan sát tất cả +Bỗng tiếng trống trường lại một lần nữa vang lên, các bạn học sinh dừng lại trong sự tiếc nuối, rửa tay chân sạch sẽ để trở lại lớp học c. Kết bài -Suy nghĩ của em về vai trò, ý nghĩa của giờ ra chơi với người học sinh -Tình cảm của em dành cho giờ ra chơi trên sân trường
|