Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 10Tải vềĐọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Câu 1. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình được hiểu như thế nào? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Câu 1. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình được hiểu như thế nào? A. Chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề nào đó trong gia đình B. Chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề xã hội với gia đình C. Lắng nghe những chia sẻ của gia đình, người thân với bản thân D. Chia sẻ những vấn đề tích cực trong gia đình Câu 2. Có mấy loại đại từ dùng để trỏ? A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại Câu 3. Loài cây nào được nhắc đến trong câu thơ đầu của Chùm ca dao về quê hương, đất nước? A. Tre B. Mai C. Trúc D. Đào Câu 4. Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, em cần lưu ý điều gì? A. Bám sát dàn ý để viết đoạn B. Thể hiện được cảm xúc chân thành của em về nội dung và hình thức C. Trình bày đúng hình thức của đoạn văn D. Tất cả đáp án trên Câu 5. Đại từ là gì? A. Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng D. Tất cả đáp án trên Câu 6. Theo văn bản Hang Én, Dốc Ba Giàn được so sánh với? A. Mặt trăng B. Mây mờ C. Thác nước D. Rừng nguyên sinh Câu 7. Trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi, cậu học trò nhỏ đã không có cảm xúc nào khi được tiếp xúc với những kiến thức, bài vở mới? A. Hứng thú B. Đau khổ C. Tim đập nhanh D. Xúc động Câu 8. Tác phẩm Bức tranh của em gái tôi thuộc thể loại gì? A. Truyện ngắn B. Truyện dài C. Tiểu thuyết D. Tùy bút Câu 9. Tác phẩm nào dưới đây không nói về tình cảm quê hương, đất nước? A. Chuyện cổ nước mình B. Cô bé bán diêm C. Cây tre Việt Nam D. Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà… Câu 10. Bài ca dao thứ hai của Chùm ca dao về quê hương, đất nước nói đến thiên nhiên vùng đất nào? A. Huế B. Ninh Bình C. Thăng Long D. Lạng Sơn Câu 11. Chủ đề nào dưới đây không phù hợp với bài nói trình bày ý kiến về vấn đề trong gia đình? A. Sự tôn trọng sở thích và mong muốn của tùng người trong gia đình B. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình C. Lớp học là mái nhà thứ hai của em D. Vấn nạn bạo lực gia đình trong đời sống hiện nay Câu 12. Đề tài nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt? A. Một người bạn thân của em B. Cảnh chợ cá bên bờ biển C. Ngày tết trung thu ở quê em D. Cảnh thu hoạch lúa Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của chúng: a. Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Câu 2. Viết bài văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Đáp án Phần I: Câu 1 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại đặc điểm của bài trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 2 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức phân loại đại từ Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 3 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 4 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 5 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại khái niệm đại từ Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 6 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 7 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 8 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 9 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung các văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 10 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 11 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ chủ đề để xác định nội dung Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 12 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ đề tài để xác định nội dung Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học. Lời giải chi tiết: a. - Phép tu từ so sánh: đời cha ông với đời tôi - con sông với chân trời đã xa. - Tác dụng: đã làm cho sự xa lìa của đời cha ông với đời tôi trong tiềm thức mỗi con người như dậy lên sâu đậm, làm cho người đọc nhớ nhung những ngày xưa đã qua giờ chỉ còn giống "con sông" cùng "chân trời". b. - Phép tu từ điệp ngữ “tre”, nhân hóa “chống lại sắt thép của quân thù, xung phong vào xe tăng đại bác”. - Tác dụng: tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre. Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê hương, đất nước. Tre sừng sững như một tượng đài được tôn vinh và ngưỡng mộ. Câu 2 (5 điểm):
Phương pháp giải: Nêu cảm nhận của bản thân em Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một tác phẩm nổi tiếng của ông. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn - nhân vật chính của tác phẩm. Truyện mở đầu với việc nhà văn miêu tả khung cảnh thời tiết vào mùa động. Trong hoàn cảnh đó, Sơn thức dậy và thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Sau đó, khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn được Thạch Lam khắc họa thật giản dị. Mẹ Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Có thể thấy, nhân vật Sơn hiện lên là một cậu bé giàu tình cảm. Sơn sống trong một gia đình khá giả. Cậu được mẹ quan tâm, chăm sóc rất chu đáo. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Cách ăn mặc ấy đối với những đứa trẻ em nghèo ngày xưa là cả một niềm mơ ước. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng”. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn. Ở đây, nhân vật Sơn tiếp tục hiện lên là một cậu bé hòa đông, thân thiện. Không chỉ vậy, Sơn còn giàu lòng yêu thương. Khi nhìn thầy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Sơn đã nói với chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo chứa đựng tấm lòng đồng cảm sâu sắc. Như vậy, có thể “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.
|