Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 4Tải về Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Đến lúc mặt trời thoát ra khỏi chân trời thì cũng là lúc nó nở một nụ cười rạng rỡ, tươi tắn, chào đón một ngày mới Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Đến lúc mặt trời thoát ra khỏi chân trời thì cũng là lúc nó nở một nụ cười rạng rỡ, tươi tắn, chào đón một ngày mới. Những tia nắng vàng được ban phát đi khắp nơi nơi. Nó tan chảy trên bờ cát trắng tô hồng những khuôn mặt rạng ngời. Nấng vỡ òa trong gió nâng cả bầu trời lên cao. Nắng nhảy nhót trên sóng nước hòa cùng bài ca bất tận của thiên nhiên. Bãi cát sau một đêm uống sương bây giờ trở nên ướt át màu nâu sẫm… Màu xanh của trời, màu xanh của nước hòa lẫn với màu sắc của mặt trời tạo nên một màu sắc kì ảo trên biển. Cảnh biển lúc này chẳng khác gì một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ! Câu 1. Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào? A. Văn bản tự sự B. Văn bản miêu tả C. Văn bản nghị luận D. Văn bản thông tin Câu 2. Đoạn văn trên miêu tả cảnh gì? A. Cảnh biển B. Cảnh mặt trời C. Cảnh bờ cát D. Cảnh nước biển Câu 3. Tìm cụm động từ trong các cụm từ sau: A. Bờ cát trắng B. Những tia nắng vàng C. Những khuôn mặt D. Nhảy nhót trên sóng nước Câu 4. Những từ ngữ dùng để miêu tả màu sắc trong đoạn văn trên là? A. Vàng, trắng, hồng, nâu sẫm, xanh B. Đỏ, đen, vàng đậm, tím Câu 5. Từ nhảy nhót có phải là từ láy đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 6. Nghĩa của từ tuyệt mĩ là: A. Đẹp đến mức không còn có thể hơn B. Đẹp lộng lẫy Câu 7. Tìm một số chi tiết sử dụng nghệ thuật nhân hóa trong phần ngữ liệu. Câu 8. Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh. Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì? a. Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (Hồ Chí Minh) b. Vì lợi ích mười năm phải trông cây Vì lợi ích trăm năm phải trồng người (Hồ Chí Minh) c. Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Tố Hữu) d. Vì sau? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh (Tố Hữu) Câu 2. Hiện nay có nhiều bạn học sinh vì quá đam mê các trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên Đáp án Phần I: Câu 1 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng của thể loại Lời giải chi tiết: Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản miêu tả => Đáp án: B Câu 2 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn văn Lời giải chi tiết: Đoạn văn miêu tả cảnh biển => Đáp án: A Câu 3 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về cụm động từ Lời giải chi tiết: Cụm động từ là “nhảy nhót trên sóng nước” => Đáp án: D Câu 4 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Những từ ngữ dùng để miêu tả màu sắc trong đoạn văn là: vàng, trắng, hồng, nâu sẫm, xanh => Đáp án: A Câu 5 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về từ láy Lời giải chi tiết: Từ nhảy nhót là từ láy => Đáp án: A Câu 6 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ Lời giải chi tiết: Nghĩa của từ tuyệt mĩ là đẹp đến mức không còn có thể hơn => Đáp án: A Câu 7 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Các chi tiết sử dụng nghệ thuật nhân hóa trong phần ngữ liệu là: - mặt trời nở một nụ cười rạng rỡ, tươi tắn, chào đón một ngày mới. - Nắng nhảy nhót trên sóng nước - Bãi cát sau một đêm uống sương… Câu 8 (1.0 điểm):
Phương pháp giải: Chọn một đề tài em quan tâm và viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh Lời giải chi tiết: Gợi ý: Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu. Trên trời xanh thoáng đãng, cánh én trao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Mưa xuân lất phất phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những chị hoa cũng thi nhau tỏa hương khoe sắc rực rỡ chào đón mùa xuân. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả những tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Mùa xuân yêu kiều xinh đẹp tựa như nàng tiên ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian. Chú thích các chi tiết nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn: - So sánh: Mưa xuân lất phất phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt – viên pha lê trên lộc non xanh biếc; mùa xuân yêu kiều xinh đẹp tựa như nàng tiên ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian. - Nhân hóa: chị hoa, xuân yêu kiều. Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm):
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về biện pháp hoán dụ Lời giải chi tiết: a. "Làng xóm ta" là hình ảnh hoán dụ chỉ những người nông dân. Đây là kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. b. "Mười năm" là hình ảnh hoán dụ chỉ khoảng thời gian ngắn, "trăm năm" chỉ khoảng thời gian dài. Đây là kiểu hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. c. "Áo chàm" là hình ảnh hoán dụ chỉ người Việt Bắc. Đây là kiểu hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật d. "Trái đất" là hình ảnh hoán dụ chỉ dân tộc Việt Nam. Đây là kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Câu 2 (5 điểm):
Phương pháp giải: 1. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng 2. Thân bài - Giải thích vấn đề - Biểu hiện của vấn đề - Nguyên nhân của vấn đề - Tác hại của vấn đề - Bài học rút ra từ vấn đề - Liên hệ bản thân 3. Kết bài: Tổng kết. Lời giải chi tiết: Dàn ý tham khảo: 1. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng quá đam mê trò chơi điện tử của nhiều bạn học sinh ngày nay dẫn đến “nghiện” ... 2. Thân bài - Giải thích: Trò chơi điện tử là trò chơi được cài đặt sẵn trên máy vi tính....Nhiều bạn vì quá đam mê dẫn đến nghiện - Biểu hiện : Ngồi hàng ngày hàng giờ trước màn hình máy tính, điện thoại thông minh chỉ để chơi các trò chơi, đến quên ăn, quên ngủ..., bỏ bê học hành, công việc... - Nguyên nhân: + Khách quan: do sự phát triển của kinh tế xã hội. + Chủ quan: Do bản thân mỗi người chưa tự chủ được bản thân,... - Tác hại: + Làm cho kết quả học tập, công việc bị sút kém. +Ảnh hưởng đến sức khỏe, mắc các bênh về mắt: Cận thị, loạn thị...cơ thể suy nhược, gầy yếu... +Tinh thần: Bị đầu độc bởi các trò chơi chém giết, bạo lực... +Ảnh hưởng đến đaọ đức, nhân cách của con người: trộm cắp, giết người...sa vào các tệ nạn xã hội... - Bài học: Không nên quá đam mê, chỉ nên chơi có chừng mực, coi đó là trò để giải trí, cần có điểm dừng... - Liên hệ bản thân: Không chơi để khỏi bị nghiện...Tập trung cố gắng nỗ lực học tập... 3. Kết bài: Tổng kết.
|