Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 6 - Cánh diềuTải vềGồm nội dung ôn tập và bài tập vận dụng Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... A. NỘI DUNG ÔN TẬPI. Phần đọc hiểu1. Truyện– Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân. – Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,… nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,… 2. Thơ lục bát- Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, trong ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, và nhất là có nhịp điệu. - Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng sáu tiếng (dòng lục) và dòng tám tiếng (dòng bát). Thơ lục bát gieo vần chân và vần lưng. Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. – Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (mỗi nhịp hai tiếng). Lục bát là thể thơ có sức sống mãnh liệt, mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam. 3. Kí– Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực. – Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua. – Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác. – Tính chất xác thực của sự việc mà kí ghi chép được thể hiện qua một hoặc nhiều yếu tố cụ thể như thời gian (ngày, tháng, năm,…); địa điểm diễn ra sự việc; sự có mặt của người khác như người thân trong gia đình, bạn bè cùng tham gia vào một sự việc. Người kể trong kí thường kể theo ngôi thứ nhất. 4. Văn bản nghị luận– Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó, ví dụ: “Bài thơ này rất hay” hoặc “Cần phải trồng nhiều cây xanh”,… – Để thuyết phục, người viết, người nói phải nêu lên ý kiến ấy. Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học. 5. Văn bản thông tin– Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc nào đó,… – Văn bản thông tin thường được trình bày bằng chữ viết kết hợp với các phương thức khác như hình ảnh, âm thanh,… – Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản thông tin, ở đó người viết thuyết minh (trình bày, miêu tả, kể lại) một sự kiện (lịch sử, văn hóa, khoa học,…). Trong văn bản, người viết thường sử dụng hình ảnh và nhiều câu trần thuật với trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn; thông tin thường được trình bày theo trật tự thời gian hoặc mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Trong văn bản thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian, người viết thường sắp xếp các thông tin về sự kiện xảy ra theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc,… 2. Phần tiếng Việta. Từ đơn và từ phức– Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. – Từ phức là từ có hai tiếng trở lên. Những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Những từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần) được gọi là từ láy. b. Biện pháp ẩn dụLà biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt c. Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn*Từ đa nghĩa – Từ đa nghĩa là từ có hai hoặc nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan với nhau. *Từ đồng âm – Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau. *Từ mượn – Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. – Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ tiếng Việt. Còn thuật ngữ khoa học thì cần viết theo nguyên dạng để dễ tra cứu khi cần thiết. Mượn từ là một cách làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, chỉ nên mượn từ khi thực sự cần thiết và đã mượn thì phải tìm hiểu kĩ để sử dụng cho đúng. d. Thành ngữ, dấu chấm phẩy*Thành ngữ Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh. Ví dụ: khỏe như voi, chậm như rùa, trên đe dưới búa, một cổ hai tròng, nhà tranh vách đất, giật gấu vá vai,… Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói sinh động, có tính biểu cảm cao. *Dấu chấm phẩy Dấu chấm phẩy có nhiều công dụng. Bài học này chỉ đề cập công dụng sau: Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. e. Mở rộng vị ngữ– Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ và trả lời cho các câu hỏi Làm gì, Làm sao?, Như thế nào? hoặc Là gì?. Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ. – Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), vị ngữ thường được mở rộng thành cụm từ. Động từ, tính từ khi làm vị ngữ có khả năng mở rộng thành cụm động từ, cụm tính từ, bao gồm động từ, tính từ là thành tố chính (trung tâm) và một hay một số thành tố phụ ở trước hoặc sau trung tâm. 3. Phần làm văna. Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích* Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết: – Xác định đề tài: Em cần đọc kĩ đề bài để xác định: +Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? +Kiểu bài mà đề yêu cầu là gì? – Thu thập tư liệu: Em hãy tìm đọc truyện truyền thuyết hoặc cổ tích. Trong những truyện đó, truyện nào gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất, có nhân vật đáng nhớ nhất, có cốt truyện thú vị nhất,…? * Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý – Tìm ý: Em hãy đọc kĩ truyện đã chọn và trả lời những câu hỏi dưới đây: +Truyện có tên là gì? Vì sao em chọn kể lại truyện này? +Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện như thế nào? +Truyện có những nhân vật nào? +Truyện gồm những sự việc nào? Các sự việc xảy ra theo trình tự nào? +Truyện kết thúc như thế nào? +Cảm nghĩ của em về truyện? – Dàn ý: Bài văn có ba phần: + Mở bài: Giới thiệu truyện sẽ kể lại (tên truyện, lí do chọn kể,…). +Thân bài: Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Trình bày những sự việc đã xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian. +Kết bài: Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể. * Bước 3: Viết bài: Dựa vào dàn ý trên, viết thành một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. Khi viết cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích. * Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm – Đọc kĩ toàn bài và khoanh tròn những lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ ngữ (nếu có). Sau đó, sửa lại các lỗi đó. – Gạch chân những câu sai ngữ pháp bằng cách phân tích cấu trúc ngữ pháp và sửa lại cho đúng (nếu có). – Em hãy trình bày bài viết cho các bạn trong nhóm nghe và nhờ bạn góp ý để bài viết hoàn chỉnh hơn – Tiếp theo, hãy đọc bài viết của các bạn khác và giúp bạn hoàn chỉnh văn bản theo cách mà em đã làm với bài viết của mình. – Rút kinh nghiệm: Nếu được viết lại bài này, em sẽ điều chỉnh như thế nào để bài viết tốt hơn? b. Viết bài văn kể lại một kỉ niệm của bản thân– Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về kỉ niệm em định kể. – Thân bài: +Địa điểm và thời gian xảy ra câu chuyện, các nhân vật liên quan. +Diễn biến câu chuyện từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc (Chú ý các sự việc, hành động, ngôn ngữ,… đặc sắc đáng nhớ). +Nêu điều làm em nhớ hay vui buồn, xúc động. – Kết bài: +Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm đó. +Nói lên mong ước từ kỉ niệm ấy c. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát– Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát là ghi lại những cảm xúc của bản thân về bài thơ đó. Người viết cần trả lời câu hỏi: Bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì? Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm nghĩ về một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ lục bát mà em có ấn tượng và yêu thích. – Để viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát, các em cần chú ý: +Đọc kĩ để hiểu bài thơ. +Lựa chọn một yếu tố trong bài thơ mà em thấy yêu thích, thú vị nhất. +Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích chi tiết, yếu tố,… nào trong bài thơ? Vì sao? – Trình bày ý kiến về một vấn đề là người viết nêu lên những suy nghĩ, nhận xét; đưa ra lí lẽ và bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình. – Để trình bày ý kiến của mình, các em cần xác định: +Đó là vấn đề gì? Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào? +Các lí lẽ và bằng chứng mà em định sử dụng để làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục mọi người là những gì? +Khi trình bày, cần có thêm thiết bị gì? +Cần chú ý như thế nào khi trình bày (âm lượng, tốc độ, tư thế, thái độ và các yếu tố phi ngôn ngữ,…)? d. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện– Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội. – Muốn viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện, các em cần: +Xác định sự kiện cần thuật lại. +Tìm thông tin về sự kiện ở nhiều nguồn khác nhau (sách báo, internet, thực tế đời sống,…), chọn lọc những thông tin quan trọng. +Lựa chọn trật tự sắp xếp các thông tin về sự kiện. +Sử dụng chữ viết kèm theo hình ảnh để thuật lại sự kiện. +Trình bày theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin; có thể viết tay hoặc thiết kế văn bản trên máy tính. B. BÀI TẬP1. Phần đọc hiểu*Đề bài Văn bản Thánh GióngCâu 1: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng? A.Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân B.Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân C.Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc D.Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước Câu 2: Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng? A.Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc B.Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc C.Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi D.Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy Văn bản Thạch SanhCâu 3: Nhận xét nêu chính xác về nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh? A.Từ thế giới tâm linh B.Từ những người chịu nhiều đau khổ C.Từ chú bé mồ côi D.Từ những người đấu tranh quật khởi Câu 4: Tác giả dân gian kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống thần thánh với đời sống trần gian với mục đích gì? A.Thể hiện ước mơ về sức mạnh thần kì chiến thắng thiên nhiên B.Thỏa mãn ước mơ có sức mạnh thần kì để chiến thắng giặc ngoại xâm C.Thỏa mãn trí tưởng tượng bay bổng, hết sức thực tế của nhân dân ta trong cuộc sống D.Ca ngợi phẩm chất, tài năng nhân vật cũng như chính nhân dân lao động Văn bản Sự tích Hồ GươmCâu 5: Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì? A.Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của cuộc kháng chiến B.Thể hiện sự vất vả của Lê Lợi trong việc tìm vũ khí chiến đấu C.Đề cao sự phát triển nhanh chóng, chiến thắng của cuộc kháng chiến D.Đề cao vai trò của những người có công giúp Lê Lợi chiến thắng Văn bản À ơi tay mẹCâu 6: Hai câu thơ “Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng” ý chỉ điều gì? A.Bàn tay mẹ vất vả, hi sinh B.Bàn tay mẹ mạnh mẽ, kiên cường. C.Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi con. D.Bàn tay mẹ mềm mại, xinh đẹp Câu 7: Nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ sau? Ru cho sóng lặng bãi bồi Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu Ru cho đời nín cái đau À ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình. A.Điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ B.Điệp từ, so sánh, ẩn dụ C.So sánh, ẩn dụ, hoán dụ D.Hoán dụ, ẩn dụ, nhân hóa Văn bản Về thăm mẹCâu 8: Hoàn cảnh mẹ không có nhà có tác dụng gì trong ý thơ? A.Giúp tác giả có thời gian chuẩn bị quà cho mẹ B.Giúp tác giả có thời gian dọn dẹp nhà cửa trước khi mẹ về C.Giúp tác giả có thời gian tĩnh lặng để quan sát và nghĩ về mẹ D.Giúp tác giả có thời gian để nghỉ ngơi Văn bản Ca dao Việt NamCâu 9: Biện pháp nghệ thuật của hai câu thơ sau: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. A.Nhân hóa B.Hoán dụ C.Câu hỏi tu từ D.So sánh Văn bản Trong lòng mẹ Câu 10: Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) có thể hiểu như thế nào? A.Người cô cười như diễn viên. B.Người cô thích khôi hài. C.Người cô cố che giấu tâm trạng thực. D.Người cô diễn kịch. Văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi Câu 11:Trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, lũ có vai trò thế nào đối với đời sống người dân? A.Mang phù sa về cho nông nghiệp B.Mang tôm cá về cho nhân dân C.Là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước D.Tất cả các phương án trên Văn bản Thời thơ ấu của Hon – đaCâu 12: Niềm hứng thú của Hon-đa với máy móc, kĩ thuật của Hon-đa từ khi nào? A.Từ khi lên lớp 1 B.Sau khi xem máy bay biểu diễn C.Khi vào Đại học D.Từ thuở nhỏ Văn bản Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổCâu 13: Theo văn bản Nguyên Hồng, nhà văn của những người cùng khổ, Nguyên Hồng không khóc khi nào? A.Khi nhớ đến bạn bè, đồng chỉ từng chia bùi sẻ ngọt B.Khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân C.Khi nói đến công ơn của Tổ quốc D.Khi mình được làm cha Câu 14: Đáp án nào không nêu lên hoàn cảnh gia đình của Nguyên Hồng? A.Mẹ bị gia đình chồng ghét bỏ B.Mẹ túng quẫn phải đi tha hương cầu thực C.Bố nghiện ngập rồi mất từ lúc Nguyên Hồng 12 tuổi D.Bố trăng hoa, nghiện ngập lúc Nguyên Hồng 12 tuổi Văn bản Vẻ đẹp của một bài ca daoCâu 15: Đâu không phải nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong 2 câu thơ dưới đây? Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông A.Phép đối xứng B.Dòng thơ kéo dài tới 12 tiếng C.Điệp từ. D.Sử dụng từ ngữ toàn dân giản dị Văn bản Tháng Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nướcCâu 16: Đâu không phải mong muốn của nhân dân khi xây dựng sự ra đời phi thường của Thánh Gióng? A.Đặt niềm tin vào những chiến công kì lạ như sự ra đời. B.Thể hiện sự yêu mến, tôn kính với nhân vật. C.Thể hiện sự đồng cảm với nhân vật. D.Khiến nhân vật trở nên phi thường. Văn bản Hồ Chí Minh và “tuyên ngôn độc lập”Câu 17:Tại sao Bác yêu cầu phải xét duyệt bản thảo Tuyên ngôn độc lập kĩ? A.Vì đọc bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ đọc cho nhân dân mà còn cho Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp, toàn thế giới B.Vì đọc bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ đọc cho nhân dân mà còn cho Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp, các nước đồng minh. C.Vì đọc bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ đọc cho nhân dân mà còn cho Chính phủ lâm thời, Chính phủ Pháp, các nước đồng minh. D.Vì đọc bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ đọc cho nhân dân mà còn cho Chính phủ lâm thời, Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp. Văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên PhủCâu 18: Sa pô có vai trò gì trong văn bản Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ? A.Nêu lên sự kiện thông tin B.Khái quát về chiến dịch C.Trình bày diễn biến chiến dịch D.Trình bày kết quả chiến dịc Câu 19: Hai cứ điểm của địch bị quân ta tiêu diệt trong đợt 1 là gì? A.Him Lam và Độc Lập. B.Him Lam và Điện Biên Phủ. C.Hĩm Lam và Điện Biên. D.Hĩm Lam và Độc Lập. Văn bản Giờ Trái ĐấtCâu 20: Chiến dịch giờ Trái Đất hoạt động dựa trên cơ sở nào? A.Trái Đất giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước B.Trái Đất trở thành hành tinh xanh C.Hi vọng mỗi cá nhân có trách nhiệm với tương lai của Trái Đất. D.Trái Đất tiết kiệm được tài nguyên 2. Phần tiếng Việta. Từ đơn và từ phứcCâu 1: Đáp án nào dưới đây chứa các từ đơn? A.Bàn ghế, nhà cửa, bút B.Bút, thước, học sinh C.Bàn, ghế, bút, áo D.Nô đùa, trường, lớp Câu 2: Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây? A.Từ đơn và từ ghép B.Từ đơn và từ láy C.Từ đơn D.Từ ghép và từ láy b. Biện pháp ẩn dụCâu 3: Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp? A.Ẩn dụ hình thức, cách thức B.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác C.Ẩn dụ phẩm chất D.Cả ba đáp án trê Câu 4: Tìm câu thơ có chứa phép ẩn dụ? A.Bóng bác cao lồng lộng B.Người cha mái tóc bạc C.Đốt lửa cho anh nằm D.Chú cứ việc ngủ ngon c. Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượnCâu 5: Chọn đáp án không đúng trong các câu sau: Những từ chứa các tiếng đồng âm là: A.Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận, tác dụng… B.Bình: bình tĩnh, bình tâm, lục bình, hòa bình, bình ổn, bình dị, bình thường… C.Ba: ba cây, ba que, ba mươi, ba trăm, ba hoa… D.Là: là là, là lạ, là lượt, lượt là, bàn là, nếp là Câu 6: Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì? 1. Con ngựa đá con ngựa đá 2. Con kiến bò đĩa thịt bò 3. Học sinh học sinh học A.Không có tác dụng gì B.Làm cho câu nói thú vị hơn C.Khiến câu nói dễ hiểu D.Các đáp án trên đều sai Câu 7: Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ mắt? A.Mắt biếc B.Mắt na C.Mắt lưới D.Mắt cây Câu 8: Cho các từ: pê- đan, ten-nít, tuốc-nơ-vít, gác-đờ-xen là từ mượn tiếng nước nào? A.Nhật B.Pháp C.Trung Quốc D.Anh d. Thành ngữ, dấu chấm phẩyCâu 9: Câu nào dưới đây không phải thành ngữ? A.Vắt cổ chày ra nước B.Chó ăn đá, gà ăn sỏi C.Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. D.Lanh chanh như hành không muối Câu 10: Chức năng của dấu phẩy trong câu sau: Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi đắp cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước cũng còn sống Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi. A.Kết thúc một câu B.Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp C.Thông báo lời hội thoại D.Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp 3. Phần làm văna. Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tíchĐề 1: Viết bài văn kể lại truyện Thánh Gióng Đề 2: Viết bài văn kể lại truyện Thạch Sanh Đề 3: Viết bài văn kể lại Sự tích Hồ Gươm b. Viết bài văn kể lại một kỉ niệm của bản thânĐề 1: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em c. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bátĐề 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về tình cảm mẹ con qua văn bản “À ơi tay mẹ” Đề 2: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh lời ru trong văn bản “À ơi tay mẹ” Đề 3: Viết đoạn văn cảm hận về hình ảnh quê nhà của tác giả trong bài thơ “Về thăm mẹ” Đề 4: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong văn bản “Về thăm mẹ” Đề 5: Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong văn bản “Về thăm mẹ” d. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiệnĐề 1: Hãy chọn một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện đó C. LỜI GIẢI CHI TIẾT1. Phần đọc hiểu
2. Phần tiếng Việt
3. Phần làm văna. Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tíchĐề 1: Viết bài văn kể lại truyện Thánh Gióng I. Mở bài Giới thiệu về truyền thuyết Thánh Gióng. II. Thân bài 1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng - Đời Vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nổi tiếng là sống phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con. - Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà lão mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé. - Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. → Sự ra đời không giống với bất kỳ đứa trẻ bình thường nào, trái với quy luật của tự nhiên. Điều đó như một lời báo hiệu cuộc đời phi thường của cậu bé làng Gióng. 2. Sự sinh trưởng phi thường của Gióng - Bấy giờ có giặc Ân xâm lược nước ta, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. - Cậu bé nghe tiếng của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. - Gióng yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. → Câu nói đầu tiên là câu nói với lòng mong muốn xin đi đánh giặc cứu nước cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân. - Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi: “Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”. - Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước. → Sức mạnh của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Gióng lớn lên trong vòng tay chăm sóc nuôi nấng của nhân dân. 3. Gióng đánh giặc và sự ra đi a. Gióng đánh giặc: - Giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. - Chàng Gióng chuẩn bị ra trận: Mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên ngựa. Thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ và chạy trốn . → Hình ảnh một con người oai phong, lẫm liệt, tràn đầy sức mạnh. → Đúng với sự ra đời kì lạ đã dự báo trước về cuộc đời của một con người phi thường, chàng Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam. b. Sự ra đi của Gióng: - Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. → Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước. 4. Sự tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, tương truyền về làng Gióng - Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng - Dấu tích còn lại ngày nay: những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng như thế, những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy… →Niềm tin bất diệt của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc. III. Kết bài Khẳng định ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng. Đề 2: Viết bài văn kể lại truyện Thạch Sanh 1. Mở bài Giới thiệu về truyện cổ tích Thạch Sanh. 2. Thân bài - Ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng có tuổi mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con - Cậu bé sinh ra đã mồ côi cha, về sau người mẹ cũng qua đời. Cậu sống lủi thủi một mình trong gốc đa, người ta gọi cậu là Thạch Sanh. - Thấy Thạch Sanh có sức khỏe, Lí Thông mới đến gợi chuyện để hai người kết nghĩa anh em. - Lí Thông lừa Thạch Sanh đi canh miếu thay để nộp mạng cho chằn tinh. Thạch Sanh giết chết chằn tinh nhưng lại bị Lý Thông cướp công. - Nhà vua có công chúa đến tuổi lấy chồng, cho mở hội kén rể. Trong ngày kén rể, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. - Thạch Sanh dùng cung tên bắn nó rồi lần theo vết máu biết được hang của đại bàng. Lí Thông được nhà vua cử đi tìm công chúa, tình cờ gặp Thạch Sanh. Biết chuyện, Thạch Sanh xin được đi cùng. - Đến hang, Thạch Sanh xin xuống hang cứu công chúa, chàng đánh nhau và giết chết đại bàng nhưng lại bị Lí Thông lừa bỏ lại dưới hang. - Ở đây, chàng cứu được hoàng tử, con trai vua Thủy Tề và mời xuống thủy cung chơi, tiếp đãi chu đáo. - Sau khi trở về, chàng bị oan hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại, bị bắt vào ngục. - Công chúa sau khi được cứu trở về liền không nói, không cười. Khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. - Vua thấy lạ bèn cho gọi Thạch Sanh vào gặp. Chàng liền đem hết nỗi oan kể cho vua nghe. - Thạch Sanh được vua gả công chúa cho, còn Lí Thông thì bị trừng trị thích đáng. - Quân sĩ mười tám nước chư hầu kéo quân sang, Thạch Sanh đem đàn ra gảy, khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay xin hàng. - Chàng sai nấu cơm thiết đãi, quân sĩ ăn mãi không hết niêu cơm bé xíu liền cảm ơn rồi kéo nhau về nước. - Về sau, vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho Thạch Sanh. 3. Kết bài Ý nghĩa của truyện Thạch Sanh. Đề 3: Viết bài văn kể lại Sự tích Hồ Gươm I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét từ cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo. II. Thân bài Kể lại diễn biến sự việc theo trình tự sau đây: - Lê Thận kéo lưới bắt cá nhưng cả ba lần kéo lưới lên đều có một lưỡi gươm. Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn. - Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy lưỡi gươm. - Lê Lợi chạy vào rừng, vô tình thấy chuôi gươm nạm ngọc. Lê Lợi tra lưỡi gươm ở nhà Lê Thận vào chuôi gươm vừa như in. - Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn dâng cao khí thế đánh giặc Minh xâm lược. - Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lợi đất nước thanh bình, nhân dân chuyên lo việc ruộng đồng, xây dựng đất nước vững bền. - Vua đi thuyền trên hồ Tả Vọng, Rùa nổi lên mạn thuyền, xin lại gươm thần. III. Kết bài Hồ Tả Vọng xưa kia nay là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm. b. Viết bài văn kể lại một kỉ niệm của bản thânĐề 1: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em I. Mở bài Giới thiệu về trải nghiệm đáng nhớ sẽ kể. II. Thân bài 1. Hoàn cảnh diễn ra trải nghiệm Thời gian xảy ra: trong quá khứ hay hiện tại, có thể nêu thời gian cụ thể (nếu nhớ) Không gian diễn ra trải nghiệm Nhân vật có liên quan đến câu chuyện: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,... 2. Diễn biến trải nghiệm - Lí do xuất hiện trải nghiệm: kết thúc năm học, nhân dịp nghỉ hè, Tết sắp đến,... - Diễn biến: kể lại trải nghiệm theo một trình tự cụ thể (thường là theo thời gian) - Suy nghĩ, cảm xúc về trải nghiệm: hạnh phúc, buồn bã,... - Ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân: gắn bó hơn với người thân, có thêm kỉ niệm đẹp đẽ,... III. Kết bài Khẳng định lại ý nghĩa của trải nghiệm và tình cảm dành cho người thân. c. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bátĐề 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về tình cảm mẹ con qua văn bản “À ơi tay mẹ” Trong tất cả những tình cảm mà ta sẽ gặp, sẽ có trong đời như tình bạn, tình thầy trò, tình yêu… thì tình mẫu tử là tình cảm duy nhất khởi nguồn ngay từ khi bạn chưa chào đời. Tình cảm ấy là duy nhất, bất biến và vĩnh cửu. Từ thuở bạn còn đang là giọt máu đỏ tươi trong bào thai, còn phải chăm chút, mong chờ từng ngày mẹ đã dành cho chúng ta sự trân trọng, nâng niu và thương yêu hơn bất cứ điều gì. Và cũng từ khi ấy, tình mẹ với bạn đã tồn tại. Khi bạn cất tiếng khóc chào đời, mẹ là người hạnh phúc hơn bất cứ ai. Tôi tin chắc, khoảnh khắc chúng ta hé đôi môi chào nhân gian cũng chính là phút giây mà mẹ chúng ta mãi mãi chẳng bao giờ quên. Khi bạn chập chững tập đi, bi bô tập nói, mẹ là người lắng nghe đầu tiên. Rồi khi bạn trưởng thành, mẹ luôn ở bên cạnh là người dẫn bước để bạn không lạc lối, luôn an ủi, động viên. Để tình cảm cha mẹ và con cái không trở thành những sự việc đáng lên án, con người ta cần gìn giữ và bồi đắp cho tình cảm sơ khai này. Hãy để tình cảm là sợi dây gắn kết những người chung dòng máu mủ với nhau! Máu mủ ruột rà mãi mãi là tình cảm thiêng liêng nhất, đáng trân quý nhất trong cuộc đời bạn. Đôi khi, tình mẹ chỉ là cái vuốt ve, cái ôm hay lời ru con lúc trưa hè, là bàn tay lo toan, chuẩn bị hết mọi thứ, nhưng dù được tồn tại dưới hình thức nào, thì đó vẫn là niềm hạnh phúc thiêng liêng đối với mỗi đứa con. Đề 2: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh lời ru trong văn bản “À ơi tay mẹ” Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ hẳn không thể thiếu được lời ru của bà, của mẹ - nhân tố chính đưa chúng ta vào giấc ngủ ngon. Bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên đã đưa lời ru của mẹ vào với những hình ảnh gần gũi nhất đối với một đứa trẻ. Trong lời ru của mẹ xuất hiện ánh trăng, ngọn gió thu, sương mù, lá cây,... cho đứa con có thể hình dung được về thế giới, sự vật quanh mình. Lời ru của mẹ bắt đầu bằng hai tiếng “à ơi” thân thiết, yêu thương, là cách gọi âu yếm của cha mẹ đối với con cái. Lời ru ấy được tác giả cảm nhận bằng mọi sự vật, mọi cung bậc cảm xúc của tình thương. Lời ru của mẹ không chỉ đơn thuần ru con ngủ mà còn làm “mềm ngọn gió thu”, “tan đám sương mù”, làm “cái khuyết tròn đầy", “sóng lặng bãi bồi”, “đời nín cái đau”,... Thực ra lời ru đâu có sức mạnh như thế, chính tình cảm được truyền tải của người mẹ và sự cảm vừa ngây thơ vừa sâu sắc của tác giả đã làm lời ru ấy trở nên kì diệu, thiêng liêng. Mượn hình ảnh lời ru, tác giả còn nói tới những sự vật, hiện tượng ẩn sau đó, cũng là để cảm nhận về thế giới qua người mẹ tần tảo của mình. Đồng thời nâng lời ru trở thành đôi cánh, sức mạnh để mỗi đứa trẻ thêm hạnh phúc và tự tin. Lời ru của mẹ không chỉ ru giấc ngủ của con mà còn ru cả những nỗi niềm, thổn thức trong tâm hồn trẻ thơ bé bỏng của mỗi đứa trẻ trước thế giới bao la rộng lớn. Đề 3: Viết đoạn văn cảm hận về hình ảnh quê nhà của tác giả trong bài thơ “Về thăm mẹ” Quê hương là nơi thân thuộc đối với mỗi người bởi vậy nó thường được nhắc đến với những hình ảnh, ngôn từ cùng tình cảm gần gũi thân thương nhất. Trong bài thơ “Về thăm mẹ”, hình ảnh của một ngôi nhà nơi thôn quê dân dã được tác giả tái hiện với những sự vật quen thuộc như “chum tương”, “nón mê”, “áo mưa”, “đàn gà”, “cái nơm”, “trái na”,... Tất cả những hình ảnh ấy làm hiện lên trước mắt người đọc một khung cảnh ấm cúng, thân thuộc và gần gũi của cái gọi là quê hương. Đồng thời, khung cảnh ấm áp ấy còn ẩn chứa đằng sau tình cảm mến yêu mà tác giả ấp ủ bấy lâu đối với nơi mình sinh ra và lớn lên, đối với người mẹ đang mỏi mòn chờ con. Quê nhà của tác giả tuy đơn sơ, mộc mạc, giản dị nhưng thứ tỏa sáng và làm chúng trở nên có linh hồn, có tình cảm chính là sự gắn bó và yêu quý của con người nơi đây đối với chúng. Quê nhà yên bình chính là niềm hạnh phúc, vui vẻ của những đứa con xa quê, và còn gì tuyệt vời hơn khi ta được nhìn thấy những người thân yêu, có hình ảnh của người bà, người mẹ tựa cửa ngóng đợi con về. Khung cảnh quê nhà đã được tác giả truyền tải yêu thương, mộc mạc và chất chứa bao nỗi niềm với những đứa con nhớ nhà, xa mẹ. Đề 4: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong văn bản “Về thăm mẹ” Mẹ là người gần gũi và thân yêu đối với mỗi đứa con, chẳng thế mà hình ảnh người mẹ đã trở thành đề tài quen thuộc trong thơ văn, tiểu thuyết. Đinh Nam Khương đã đưa hình ảnh người mẹ thân thiết, lam lũ tần tảo thương con của mình trong tác phẩm “Về thăm mẹ”. Hình ảnh người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng lại được hiện lên qua những hình ảnh thân thuộc quê nhà. Hình bóng người mẹ thấp thoáng đằng sau “chum tương”, “nón mê”, “áo tơi” cho thấy sự lam lũ, vất vả của người phụ nữ thôn quê gắn bó với đồng ruộng, công việc bếp núc. Chum tương mẹ phơi, nón mê mẹ đội, áo tơi mẹ mặc, rồi hình ảnh đàn gà mới nở được mẹ chăm sóc từng chút một chính là hình ảnh hoán dụ cho cuộc sống thôn quê dân dã, tần tảo của những người phụ nữ xưa, chúng giúp hình tượng người mẹ của tác giả trở nên tiêu biểu, đại diện cho những bà mẹ chắt chiu, dành dụm từng chút một để hi sinh cho con cái, đồng thời còn cho thấy sự chịu thương chịu khó của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam. Sự yêu thương và hi sinh ấy còn thể hiện ở hình ảnh “trái na cuối vụ” được mẹ để dành, chăm chút đợi đứa con trở về. Tình cảm yêu thương của người mẹ được thể hiện ngay từ những chi tiết, sự quan tâm nhỏ nhặt nhưng chứa đựng biết bao tình yêu trìu mến của người mẹ hiền. Chẳng thế mà ở những dòng thơ cuối, tác giả “nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”, đôi khi tình yêu thương của cha mẹ không phải là những gì lớn lao như trời bể mà chỉ được thể hiện ra bằng những sự quan tâm nhỏ nhặt, thân thuộc bên ta mỗi ngày. Hình ảnh người mẹ của Đinh Nam Khương trong văn bản “Về thăm mẹ” chính là đại diện cho người mẹ Việt Nam tần tảo, lam lũ sớm hôm với tình yêu thương chắt chiu vô bờ dành cho những đứa con. Đề 5: Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong văn bản “Về thăm mẹ” Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha Trong những tình cảm mà chúng ta sẽ gặp, sẽ có trong đời như tình bạn, tình thầy trò, tình yêu… thì tình mẫu tử là tình cảm khởi nguồn ngay từ khi bạn chưa chào đời, khi mà mẹ còn đang mang trong chúng ta trong bụng với tất cả niềm hi vọng và thương mến vô bờ. Tình cảm ấy là duy nhất, bất biến và vĩnh cửu. Từ thuở bạn còn đang là giọt máu đỏ tươi trong bào thai, mẹ đã dành cho chúng ta sự trân trọng, nâng niu và thương yêu hơn bất cứ một điều gì khác. Và cũng từ khi ấy, công cha, nghĩa mẹ với bạn đã tồn tại. Khi bạn cất tiếng khóc chào đời, mẹ cũng chính là người hạnh phúc nhất. Tôi tin chắc, khoảnh khắc bạn hé đôi môi chào nhân gian cũng chính là phút giây mà mẹ bạn mãi mãi chẳng bao giờ quên. Khi bạn chập chững tập đi, cha mẹ là người nâng bước bạn. Khi bạn bi bô tập nói, mẹ là người lắng nghe đầu tiên. Rồi khi bạn trưởng thành, cha là người dẫn bước để bạn không lạc lối, mẹ là người luôn an ủi, động viên. Để tình cảm cha mẹ và con cái không trở thành những sự việc đáng lên án, con người ta cần gìn giữ và bồi đắp cho tình cảm sơ khai này. Hãy để tình cảm là sợi dây gắn kết những người chung dòng máu mủ với nhau! Máu mủ ruột rà mãi mãi là tình cảm thiêng liêng nhất, đáng trân quý nhất trong cuộc đời của bạn. Trong văn bản “Về thăm mẹ”, người mẹ hy sinh, lo lắng sớm hôm với công việc ở nhà, chắt chiu từng chút nhỏ cho đứa con, còn người con xa quê trong buổi về thăm mẹ đã nhận thấy sự vất vả, lo lắng cùng tình yêu thương của mẹ ngay từ những sự vật bé nhỏ, non bớt trong gia đình. Tình cảm mẹ con được thể hiện tinh tế mà sâu sắc, đáng trân trọng. d. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiệnĐề 1: Hãy chọn một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện đó I. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu về sự kiện sẽ thuyết minh. II. Thân bài 1. Đôi nét khái quát về sự kiện được thuyết minh Sự kiện đó có tên là gì? Được tổ chức nhân dịp gì? Sự kiện đó được tổ chức ở đâu? Vào thời gian nào? 2. Kể lại diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian: a. Trước khi bắt đầu sự kiện: Nơi diễn ra sự kiện được trang trí như thế nào? Điểm khác biệt so với ngày thường? Những người đến tham dự sự kiện gồm những ai? Trang phục và thái độ của họ như thế nào? Các khâu chuẩn bị cho sự kiện đã được chuẩn bị như thế nào? b. Quá trình diễn ra sự kiện: Sự kiện diễn ra với các hoạt động nào? Đâu là hoạt động chính và được mọi người mong chờ nhất? Các sự kiện diễn ra lần lượt ra sao? Với sự dẫn dắt và tham gia của những ai? Thái độ, cảm xúc của những người đến dự sự kiện như thế nào? Ấn tượng của bản thân về sự kiện? (cách trang trí, hoạt động, âm nhạc, ánh sáng, khách mời, quy mô…) Kết quả của sự kiện như thế nào? III. Kết bài Suy nghĩ, đánh giá về sự kiện và. Ý nghĩa của sự kiện đó.
|