Đề thi học kì 1 KHTN 9 Chân trời sáng tạo - Đề số 2Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó:Đề bài
Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :
Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó:
Câu 2 :
1W bằng
Câu 3 :
Ta nhận ra vật có màu đen vì
Câu 4 :
Trục chính của thấu kính hội tụ là đường thẳng
Câu 5 :
Một bóng đèn có ghi 220V - 60W mắc vào một nguồn điện. Khi đó cường độ dòng điện qua đèn là 0,18A thì ta thấy đèn sáng:
Câu 6 :
Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?
Câu 7 :
Làm thế nào là nhiên liệu hóa thạch được lấy từ trái đất?
Câu 8 :
Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện:
Câu 9 :
Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?
Câu 10 :
Nguyên liệu để sản xuất gang là
Câu 11 :
Cho các phát biểu: 1. Kim loại Na, K, Fe, Ag đều có khả năng phản ứng với khí oxygen ngay điều kiện thường. 2. Kim loại Na, K, Ca phản ứng mạnh với nước ở điều kiện thường. 3. Kim loại Mg, Fe, Zn có khả năng phản ứng với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo ra hydroxide. 4. Kim loại Au, Al, Cu không tan trong dung dịch HCl. 5. Kim loại Fe mạnh hơn có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối Số phát biểu đúng là
Câu 12 :
Tính chất đặc trưng của inox là
Câu 13 :
Do có tính hấp phụ nên carbon vô định hình được dùng làm
Câu 14 :
Hợp chất nào sau đây có khả năng làm trái cây nhanh chín?
Câu 15 :
Dầu mỏ không có nhiệt độ sôi nhất định vì
Câu 16 :
Các hợp chất hữu cơ thường có đặc điểm chung sau: a. Thành phần nguyên tố chủ yếu là carbon và thường có hydrogen. b. Ngoài nguyên tố carbon và hydrogen, có thể có thêm nguyên tố khác như chlorine, nitrogen, oxygen. c. Liên kết hóa học chủ yếu trong phân tử là liên kết cộng hóa trị. d. Liên kết hóa học chủ yếu trong phân tử là liên kết ion. e. Dễ bay hơi, khó cháy. g. Dễ cháy và sản phẩm cháy luôn tạo ra carbon dioxide. Dãy các đặc điểm đúng là
Câu 17 :
Dãy các alkane được sử dụng phổ biến trong đời sống là
Câu 18 :
Số phát biểu dưới đây là sai? 1. Các kim loại từ Mg trở về sau đều không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường. 2. Các kim loại đứng trước H đều không phản ứng với dung dịch hydrochloric acid. 3. Các kim loại đứng sau H đều không phản ứng với dung dịch sulfuric acid loãng. 4. Khi tác dụng với dung dịch acid cùng nồng độ và nhiệt độ thì lá Mg phản ứng mãnh liệt hơn so với lá Zn.
Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :
Đặt một hiệu điện thế U = 6V vào hai đầu đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 3Ω, R2 = 5Ω, R3 = 7Ω mắc nối tiếp. Điện trở tương đương của mạch là 15Ω.
Đúng
Sai
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là 0,5A.
Đúng
Sai
Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở là bằng nhau và bằng 2,8V.
Đúng
Sai
Nếu mắc thêm điện trở R4 = 10Ω mắc nối tiếp vào đoạn mạch trên thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính không thay đổi.
Đúng
Sai
Câu 2 :
Ta nhìn thấy mọi vật có sắc màu. Ta thấy cánh hoa màu vàng, lá màu xanh và phần nhụy có màu nâu vì chúng phản xạ các màu sắc đó đến mắt chúng ta. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có 1 màu nhất định.
Đúng
Sai
Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
Đúng
Sai
Khi chiếu ánh sáng đơn sắc qua lăng kính, thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau, tạo thành dải màu như cầu vồng
Đúng
Sai
Ánh sáng đơn sắc khi đi qua lăng kính sẽ tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới lăng kính
Đúng
Sai
Câu 3 :
Biogas là một loại khí sinh học được sử dụng nhiều trong các gia đình nuôi gia súc, động vật như bò, lợn,… Biogas là loại khí tự nhiên, có thành phần chủ yếu là methane được tạo ra từ quá trình phân hủy hữu cơ bởi vi khuẩn trong điều kiện thiếu oxygen.
Đúng
Sai
Biogas là nguồn năng lượng tái tạo và thân thiện với môi trường, có thành phần chủ yếu bao gồm các khí methane, ethane, carbon dioxide và một lượng nhỏ các khí khác như nitrogen, hydrogen sulfide, hơi nước.
Đúng
Sai
Ứng dụng của biogas rất đa dạng như làm nhiên liệu để nấu ăn, sưởi ấm, chay một số động cơ, thắp sáng,…
Đúng
Sai
Biogas không chỉ giúp xử lí chất thải hữu cơ mà còn giúp giảm phát thải khí nhà kính do methane có khả năng gây hiệu ứng nhà kính.
Đúng
Sai
Câu 4 :
Cho 4,958L khí (đkc) CO đi qua ống sứ đựng 8g một oxide kim loại, nung nóng. Sau phản ứng thu được m gam kim loại M và hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hydrogen bằng 20. a. Kim loại M là Fe
Đúng
Sai
b. Công thức oxide là FeO
Đúng
Sai
c. Khối lượng kim loại M là 8,4g
Đúng
Sai
d. Phương pháp điều chế kim loại M trên là phương pháp nhiệt luyện.
Đúng
Sai
Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :
Một thấu kính phân kì có tiêu cự (25cm). Khoảng cách giữa hai tiêu điểm (F) và (F') là bao nhiêu centimeter? Đáp án:
Câu 2 :
Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên trong đó điện trở R1 = 18Ω, R2 = 12Ω. Vôn kế chỉ 36V. Số chỉ của ampe kế A1 là bao nhiêu? Đáp án:
Câu 3 :
Nhúng một thanh Cu vào 200ml dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, Ag sinh ra bám hết vào thanh đồng, khối lượng thanh kim loại thu được tăng 1,52 gam. Nồng độ dung dịch AgNO3 ban đầu là? Đáp án:
Câu 4 :
Nhựa PE có độ bền va đập cao nên được dùng để sản xuất thùng, khay, chai, nắp chai nhựa, túi nhựa, túi rác và vật liệu đóng gói thực phẩm khác,… Từ V lít khí ethylene (đkc) người ta tổng hợp được 33,6 kg PE. Hiệu suất phản ứng đạt 95%. Tính V? Đáp án: Lời giải và đáp án
Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :
Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức về cơ năng Lời giải chi tiết :
Khi vật chuyển động lên cao, độ cao vật tăng dần và tốc độ vật giảm gần. Ở độ cao cực đại thế năng của vật cực đại, tốc độ của vật bằng 0 ⇒ động năng = 0. Đáp án B
Câu 2 :
1W bằng
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức về công suất Lời giải chi tiết :
Công suất là tốc độ thực hiện công 𝒫 = \(\frac{A}{t}\). Trong đó: + A là công thực hiện được (J) + t là thời gian thực hiện công (s) 1W = \(\frac{{1J}}{{1s}}\) Đáp án B
Câu 3 :
Ta nhận ra vật có màu đen vì
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức về màu sắc của vật Lời giải chi tiết :
Ta nhận ra vật có màu đen vì nó được đặt bên cạnh những vật có màu sắc khác. Đáp án B
Câu 4 :
Trục chính của thấu kính hội tụ là đường thẳng
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức về cấu tạo thấu kính Lời giải chi tiết :
Trục chính của thấu kính là đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với tiết diện thẳng của thấu kính. Đáp án B
Câu 5 :
Một bóng đèn có ghi 220V - 60W mắc vào một nguồn điện. Khi đó cường độ dòng điện qua đèn là 0,18A thì ta thấy đèn sáng:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức về công suất điện Lời giải chi tiết :
Ta có: + Số chỉ trên bóng đèn cho biết hiệu điện thế định mức và công suất định mức: U = 220V, 𝒫 = 60W + Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có giá trị: 𝒫 = UI ⇒ I = 𝒫/U = \(\frac{{60}}{{220}}\) = 0,273A ⇒ Khi cường độ dòng điện qua đèn là 0,18A < 0,273A ⇒ Đèn sáng yếu hơn bình thường. Đáp án B
Câu 6 :
Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức về dòng điện xoay chiều Lời giải chi tiết :
Đèn điện có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều Đáp án A
Câu 7 :
Làm thế nào là nhiên liệu hóa thạch được lấy từ trái đất?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức về năng lượng hóa thạch Lời giải chi tiết :
Nhiên liệu hóa thạch được lấy qua giếng sâu và hầm mỏ. Đáp án C
Câu 8 :
Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức về nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều Lời giải chi tiết :
Ta có thể dùng nam châm vĩnh cửu cũng như nam châm điện để tạo ra dòng điện. Đáp án C
Câu 9 :
Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức về mạch điện nối tiếp Lời giải chi tiết :
A, B, D - đúng C - sai vì: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2 + … + Un Đáp án C
Câu 10 :
Nguyên liệu để sản xuất gang là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào quá trình sản xuất gang, thép. Lời giải chi tiết :
Nguyên liệu để sản xuất gang là quặng sắt, than cốc, chất tạo xỉ CaCO3, SiO2,… Đáp án A
Câu 11 :
Cho các phát biểu: 1. Kim loại Na, K, Fe, Ag đều có khả năng phản ứng với khí oxygen ngay điều kiện thường. 2. Kim loại Na, K, Ca phản ứng mạnh với nước ở điều kiện thường. 3. Kim loại Mg, Fe, Zn có khả năng phản ứng với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo ra hydroxide. 4. Kim loại Au, Al, Cu không tan trong dung dịch HCl. 5. Kim loại Fe mạnh hơn có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối Số phát biểu đúng là
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào ý nghĩa dãy hoạt động hóa học Lời giải chi tiết :
1. Sai, Ag không tác dụng với oxygen ở điều kiện thường 2. Đúng 3. Đúng 4. Sai, Al có tan trong dung dịch HCl 5. Đúng Đáp án B
Câu 12 :
Tính chất đặc trưng của inox là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào tính chất của hợp kim. Lời giải chi tiết :
Inox có đặc tính khó bị gỉ Đáp án C
Câu 13 :
Do có tính hấp phụ nên carbon vô định hình được dùng làm
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào tính chất của carbon. Lời giải chi tiết :
Carbon vô định hình được dùng làm mặt nạ phòng hơi độc. Đáp án B
Câu 14 :
Hợp chất nào sau đây có khả năng làm trái cây nhanh chín?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào tính chất hóa học của alkene. Lời giải chi tiết :
Ethylene được dùng để giấm cho trái cây nhanh chín hơn. Đáp án C
Câu 15 :
Dầu mỏ không có nhiệt độ sôi nhất định vì
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào tính chất vật lí của nguồn nhiên liệu. Lời giải chi tiết :
Dầu mỏ không có nhiệt độ sôi nhất định vì dầu mỏ là hỗn hợp phức tạo gồm nhiều hydrocarbon. Đáp án A
Câu 16 :
Các hợp chất hữu cơ thường có đặc điểm chung sau: a. Thành phần nguyên tố chủ yếu là carbon và thường có hydrogen. b. Ngoài nguyên tố carbon và hydrogen, có thể có thêm nguyên tố khác như chlorine, nitrogen, oxygen. c. Liên kết hóa học chủ yếu trong phân tử là liên kết cộng hóa trị. d. Liên kết hóa học chủ yếu trong phân tử là liên kết ion. e. Dễ bay hơi, khó cháy. g. Dễ cháy và sản phẩm cháy luôn tạo ra carbon dioxide. Dãy các đặc điểm đúng là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào đặc điểm của hợp chất hữu cơ. Lời giải chi tiết :
a. đúng b. đúng c. đúng d. sai, liên kết cộng hóa trị. e. sai, dễ cháy g. đúng Đáp án C
Câu 17 :
Dãy các alkane được sử dụng phổ biến trong đời sống là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Các hợp chất alkane chỉ chứa liên kết đơn giữa C và H, có công thức tổng quát là CnH2n+2 (n≥1) Lời giải chi tiết :
CH4, C2H6, C3H8, C5H12 đều chứa liên kết đơn giữa C và H, có công thức tổng quát là CnH2n+2 (n≥1) Đáp án A
Câu 18 :
Số phát biểu dưới đây là sai? 1. Các kim loại từ Mg trở về sau đều không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường. 2. Các kim loại đứng trước H đều không phản ứng với dung dịch hydrochloric acid. 3. Các kim loại đứng sau H đều không phản ứng với dung dịch sulfuric acid loãng. 4. Khi tác dụng với dung dịch acid cùng nồng độ và nhiệt độ thì lá Mg phản ứng mãnh liệt hơn so với lá Zn.
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dưạ vào ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học. Lời giải chi tiết :
1. Đúng 2. Sai, các kim loại đứng trước H đều phản ứng được với dung dịch HCl. 3. Đúng 4. Đúng Đáp án A
Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :
Đặt một hiệu điện thế U = 6V vào hai đầu đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 3Ω, R2 = 5Ω, R3 = 7Ω mắc nối tiếp. Điện trở tương đương của mạch là 15Ω.
Đúng
Sai
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là 0,5A.
Đúng
Sai
Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở là bằng nhau và bằng 2,8V.
Đúng
Sai
Nếu mắc thêm điện trở R4 = 10Ω mắc nối tiếp vào đoạn mạch trên thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính không thay đổi.
Đúng
Sai
Đáp án
Điện trở tương đương của mạch là 15Ω.
Đúng
Sai
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là 0,5A.
Đúng
Sai
Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở là bằng nhau và bằng 2,8V.
Đúng
Sai
Nếu mắc thêm điện trở R4 = 10Ω mắc nối tiếp vào đoạn mạch trên thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính không thay đổi.
Đúng
Sai
Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức về mạch điện nối tiếp Lời giải chi tiết :
a) Đúng. Điện trở tương đương của mạch là: Rtđ = R1 + R2 + R3 = 3 + 5 + 7 = 15Ω. b) Sai. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở là như nhau: I = I1 = I2 = I3 = U/Rtđ = 6/15 = 0,4A. c) Sai. Hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở là: U1 = I.R1 = 0,4.3 = 1,2V U2 = I.R2 = 0,4.5 = 2V U3 = I.R3 = 0,4.7 = 2,8V d) Sai. Nếu mắc thêm điện trở R4 = 10Ω mắc nối tiếp vào đoạn mạch trên thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là: I = U/Rtđ = 6/(3+5+7+10) = 0,24A
Câu 2 :
Ta nhìn thấy mọi vật có sắc màu. Ta thấy cánh hoa màu vàng, lá màu xanh và phần nhụy có màu nâu vì chúng phản xạ các màu sắc đó đến mắt chúng ta. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có 1 màu nhất định.
Đúng
Sai
Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
Đúng
Sai
Khi chiếu ánh sáng đơn sắc qua lăng kính, thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau, tạo thành dải màu như cầu vồng
Đúng
Sai
Ánh sáng đơn sắc khi đi qua lăng kính sẽ tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới lăng kính
Đúng
Sai
Đáp án
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có 1 màu nhất định.
Đúng
Sai
Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
Đúng
Sai
Khi chiếu ánh sáng đơn sắc qua lăng kính, thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau, tạo thành dải màu như cầu vồng
Đúng
Sai
Ánh sáng đơn sắc khi đi qua lăng kính sẽ tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới lăng kính
Đúng
Sai
Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức về màu sắc của vật Lời giải chi tiết :
a) Đúng b) Đúng c) Sai. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có 1 màu nhất định và không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. d) Sai. Khi tia sáng truyền từ không khí đến mặt bên của lăng kính thì tia ló ra khỏi lăng kính lệch về phía đáy so với tia tới.
Câu 3 :
Biogas là một loại khí sinh học được sử dụng nhiều trong các gia đình nuôi gia súc, động vật như bò, lợn,… Biogas là loại khí tự nhiên, có thành phần chủ yếu là methane được tạo ra từ quá trình phân hủy hữu cơ bởi vi khuẩn trong điều kiện thiếu oxygen.
Đúng
Sai
Biogas là nguồn năng lượng tái tạo và thân thiện với môi trường, có thành phần chủ yếu bao gồm các khí methane, ethane, carbon dioxide và một lượng nhỏ các khí khác như nitrogen, hydrogen sulfide, hơi nước.
Đúng
Sai
Ứng dụng của biogas rất đa dạng như làm nhiên liệu để nấu ăn, sưởi ấm, chay một số động cơ, thắp sáng,…
Đúng
Sai
Biogas không chỉ giúp xử lí chất thải hữu cơ mà còn giúp giảm phát thải khí nhà kính do methane có khả năng gây hiệu ứng nhà kính.
Đúng
Sai
Đáp án
Biogas là loại khí tự nhiên, có thành phần chủ yếu là methane được tạo ra từ quá trình phân hủy hữu cơ bởi vi khuẩn trong điều kiện thiếu oxygen.
Đúng
Sai
Biogas là nguồn năng lượng tái tạo và thân thiện với môi trường, có thành phần chủ yếu bao gồm các khí methane, ethane, carbon dioxide và một lượng nhỏ các khí khác như nitrogen, hydrogen sulfide, hơi nước.
Đúng
Sai
Ứng dụng của biogas rất đa dạng như làm nhiên liệu để nấu ăn, sưởi ấm, chay một số động cơ, thắp sáng,…
Đúng
Sai
Biogas không chỉ giúp xử lí chất thải hữu cơ mà còn giúp giảm phát thải khí nhà kính do methane có khả năng gây hiệu ứng nhà kính.
Đúng
Sai
Phương pháp giải :
Dựa vào thành phần của nguồn nhiên liệu. Lời giải chi tiết :
a. đúng b. sai vì biogas không chứa ethane c. đúng d. đúng
Câu 4 :
Cho 4,958L khí (đkc) CO đi qua ống sứ đựng 8g một oxide kim loại, nung nóng. Sau phản ứng thu được m gam kim loại M và hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hydrogen bằng 20. a. Kim loại M là Fe
Đúng
Sai
b. Công thức oxide là FeO
Đúng
Sai
c. Khối lượng kim loại M là 8,4g
Đúng
Sai
d. Phương pháp điều chế kim loại M trên là phương pháp nhiệt luyện.
Đúng
Sai
Đáp án
a. Kim loại M là Fe
Đúng
Sai
b. Công thức oxide là FeO
Đúng
Sai
c. Khối lượng kim loại M là 8,4g
Đúng
Sai
d. Phương pháp điều chế kim loại M trên là phương pháp nhiệt luyện.
Đúng
Sai
Phương pháp giải :
Dựa vào các phương pháp điều chế kim loại. Lời giải chi tiết :
n CO = 4,958 : 24,79 = 0,2 mol Gọi công thức của oxide là M2Ox M2Ox + xCO → 2M + xCO2 Hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hydrogen bằng 20 → Hỗn hợp khí gồm CO2 sinh ra và CO dư. gọi số mol CO phản ứng là a mol theo phương trình phản ứng: nCO = n CO2 = a mol n CO dư = 0,2 – a mol dhỗn hợp/H2 = \(\frac{{{{\bar M}_{hh}}}}{{{M_{H2}}}} = 20 \to {\bar M_{hh}} = 20.2 = 40\) → \({\bar M_{hh}} = \frac{{{m_{CO}} + {m_{CO2}}}}{{{n_{hh}}}} = \frac{{(0,2 - a).28 + a.44}}{{(0,2 - a) + a}} = 40 \to a = 0,15\)mol Theo phản ứng: n M2Ox = \(\frac{{{n_{CO}}}}{x} = \frac{{0,15}}{x}mol\) MM2Ox=\(\frac{{{m_{{M_2}{O_x}}}}}{{{n_{{M_2}{O_x}}}}} = \frac{8}{{\frac{{0.15}}{x}}} = \frac{{160{\rm{x}}}}{3}\) Chọn x = 3 => M oxide = 160 => 2.M + 16.3 = 160 → M = 56 (Fe) a. đúng b. sai, công thức oxide là Fe2O3 c. sai, vì m Fe = 0,1.56 = 5,6g d. đúng
Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :
Một thấu kính phân kì có tiêu cự (25cm). Khoảng cách giữa hai tiêu điểm (F) và (F') là bao nhiêu centimeter? Đáp án: Đáp án
Đáp án: Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức về thấu kính Lời giải chi tiết :
F, F′ là tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm OF = OF′ = f gọi là tiêu cự của thấu kính. ⇒ Khoảng cách: FF′ = 2f = 2.25 = 50 cm Đáp án 50
Câu 2 :
Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên trong đó điện trở R1 = 18Ω, R2 = 12Ω. Vôn kế chỉ 36V. Số chỉ của ampe kế A1 là bao nhiêu? Đáp án: Đáp án
Đáp án: Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức về mạch điện song song Lời giải chi tiết :
+ Hiệu điện thế của hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa các đoạn mạch U = U1 = U2 + Số chỉ của ampe kế A1 là cường độ dòng điện đi qua điện trở R1 Vậy số chỉ của ampe kế A1 là: \({I_1} = \frac{U}{{{R_1}}} = \frac{{36}}{{18}} = 2A\) Đáp án 2
Câu 3 :
Nhúng một thanh Cu vào 200ml dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, Ag sinh ra bám hết vào thanh đồng, khối lượng thanh kim loại thu được tăng 1,52 gam. Nồng độ dung dịch AgNO3 ban đầu là? Đáp án: Đáp án
Đáp án: Phương pháp giải :
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại. Lời giải chi tiết :
Gọi số mol Cu phản ứng là a mol Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag a → 2a khối lượng thanh kim loại tăng = m Ag – m Cu = 2a.108 – 64a = 1,52 → a = 0,01 mol CM AgNO3 = \(\frac{{0,01.2}}{{0,2}} = 0,1M\)
Câu 4 :
Nhựa PE có độ bền va đập cao nên được dùng để sản xuất thùng, khay, chai, nắp chai nhựa, túi nhựa, túi rác và vật liệu đóng gói thực phẩm khác,… Từ V lít khí ethylene (đkc) người ta tổng hợp được 33,6 kg PE. Hiệu suất phản ứng đạt 95%. Tính V? Đáp án: Đáp án
Đáp án: Phương pháp giải :
Dựa vào phản ứng trùng hợp của ethylene. Lời giải chi tiết :
nCH2 = CH2 → (- CH2 – CH2 - )n n PE = \(\frac{{33,6}}{{28n}} = \frac{{1,2}}{n}k.mol\) Vì hiệu suất đạt 95% nên n ethylene = \(\frac{{1,2}}{n}.n:95\% = 1,26k.mol\) Thể tích kí ethylene là: 1,26.24,79 = 31,2354 m3 = 31235,4 lít
|