Đề thi học kì 1 KHTN 8 Cánh diều - Đề số 7

Biến đổi nào sau đây là biến đổi hóa học?

Đề bài

Câu 1 :

Biến đổi nào sau đây là biến đổi hóa học?

  • A
     Cơm bị ôi thiu.
  • B
     Rửa rau bằng nước lạnh.
  • C
     Cầu vồng xuất hiện sau mưa.
  • D
     Hoà tan muối ăn vào nước.
Câu 2 :

Theo Arrhenius, acid là 

  • A
     chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
  • B
     chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
  • C
     chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại.
  • D
     chất khi tan trong nước phân li ra anion phi kim.
Câu 3 :

Biến đổi hóa học là hiện tượng …

  • A
     chất bị biến đổi về trạng thái, kích thước.
  • B
     chất có sự biến đổi tạo ra chất khác.
  • C
     chất bị biến đổi về màu sắc, kích thước.
  • D
     chất không bi biến đổi về bản chất.
Câu 4 :

Khi sản xuất vôi sống CaO, người ta đun nóng đá vôi CaCO3 ở nhiệt độ cao. Yếu tố nào được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng ? 

  • A
     Nhiệt độ.
  • B
     Áp suất.
  • C
     Nồng độ.
  • D
     Xúc tác.
Câu 5 :

Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?

  • A
     Phản ứng thuận nghịch.
  • B
     Cân bằng hoá học.
  • C
     Phản ứng một chiều.
  • D
     Tốc độ phản ứng.
Câu 6 :

Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ ethanol (rượu)?

  • A
     Nhiệt độ.
  • B
     Áp suất.
  • C
     Nồng độ.
  • D
     Xúc tác
Câu 7 :

 Hãy cho biết 32g khí oxygen ở 1 bar và 25oC có thể tích là

  • A
     4,958 lít.
  • B
     24,79 lít.
  • C
     22,40 lít.
  • D
     2,479 lít.
Câu 8 :

Đơn vị của khối lượng riêng là gì?

  • A
     N.
  • B
     \({m^3}/kg.\)
  • C
     \(kg/{m^3}.\)
  • D
     \(N/{m^3}.\)
Câu 9 :

Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, thì thể tích của vật bằng

  • A
     thể tích bình tràn.
  • B
     thể tích bình chứa.
  • C
     thể tích nước còn lại trong bình tràn.
  • D
     thể tích nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
Câu 10 :

Dùng tay ấn một quả cầu rỗng bằng kim loại xuống đáy một bình đựng nước. Khi bỏ tay ra, quả cầu từ từ nổi lên và nổi một phần trên mặt nước. Hiện tượng trên xảy ra vì.

  • A
      trọng lượng riêng của chất làm quả cầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
  • B
     lực đẩy Ác – si – mét luôn bằng trọng lượng của quả cầu.
  • C
      lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới bằng trọng lượng của quả cầu.
  • D
     lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới nhỏ hơn trọng lượng của quả cầu.
Câu 11 :

Treo một vật nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ giá trị 12N, nhúng vật vào nước lực kế chỉ giá trị 7N. Lực đẩy Ác – si – mét có độ lớn là:

  • A
     7N.
  • B
     5N.
  • C
     12N.
  • D
     19N.
Câu 12 :

Nếu thả một chiếc nhẫn đặc bằng bạc (Ag) vào thủy ngân (Hg) thì:

  • A
     Nhẫn nổi vì \({d_{Ag}} > {d_{Hg}}.\)
  • B
     Nhẫn nổi vì \({d_{Ag}} < {d_{Hg}}.\)
  • C
     Nhẫn chìm vì \({d_{Ag}} < {d_{Hg}}.\)
  • D
     Nhẫn chìm vì \({d_{Ag}} > {d_{Hg}}.\)
Câu 13 :

Có các viên gạch giống hệt nhau với kích thước \(5{\rm{x}}10{\rm{x}}20\left( {cm} \right)\) được xếp ở ba vị trí như hình vẽ. Biết tại vị trí 2 có hai viên gạch được xếp chồng lên nhau. Hỏi áp suất do các viên gạch tác dụng lên mặt đất tại vị trí nào lớn nhất?

  • A
     Tại vị trí 2.
  • B
     Tại vị trí 3.
  • C
     Tại vị trí 1.
  • D
     Tại ba vị trí áp suất như nhau.
Câu 14 :

Hiện tượng nào sau đây do áp suất khi quyển gây ra?

  • A
     Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ.
  • B
     Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.
  • C
     Hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ.
  • D
     Đổ nước vào quả bóng bay, quả bóng phồng lên.
Câu 15 :

Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\). Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

  • A
     25000 Pa.
  • B
     2500 Pa.
  • C
     400 Pa.
  • D
     250 Pa.
Câu 16 :

Dụng cụ nào sau đây không phải một ứng dụng của đòn bẩy khi sử dụng nó

  • A
     Cái kéo.
  • B
     Cái búa đinh nhỏ.
  • C
     Cái cưa.
  • D
     Cái cắt móng tay.
Câu 17 :

Chọn đáp án đúng. Cánh tay đòn của lực là:

  • A
     khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
  • B
     khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
  • C
     khoảng cách từ vật đến giá của lực.
  • D
     khoảng cách từ trục quay đến vật
Câu 18 :

Một vật có khối lượng riêng D, thể tích V thì khối lượng của vật là m được tính bởi công thức nào sau đây?

  • A
     m = D/V.
  • B
     m = D.V.
  • C
     m = V/D.
  • D
     m = 10.D.V.
Câu 19 :

Cho dung dịch NaOH vào ống nghiêm chứ dung dịch CuCl2, ta quan sát được hiện tượng là

  • A
     có khí thoát ra.
  • B
     xuất hiện kết tủa xanh lam.
  • C
     xuất hiện kết tủa trắng.
  • D
     xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
Câu 20 :

Để giảm độ chua cho đất, bên cạnh việc sử dụng ôi, người ta có thể sử dụng một loại phân bón. Phân bón nào sau đây có khả năng làm giảm độ chua của đất?

  • A
     NH4NO3 (đạm hai lá).
  • B
     Ca3(PO4)2 (lân tự nhiên).
  • C
     KCl (phân potassium).
  • D
     Ca(H2PO4)2 (supe photphat kép).

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Biến đổi nào sau đây là biến đổi hóa học?

  • A
     Cơm bị ôi thiu.
  • B
     Rửa rau bằng nước lạnh.
  • C
     Cầu vồng xuất hiện sau mưa.
  • D
     Hoà tan muối ăn vào nước.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Biến đổi vật lí, biến đổi hóa học.

Lời giải chi tiết :

Biến đổi hóa học: cơm bị ôi thiu.

Câu 2 :

Theo Arrhenius, acid là 

  • A
     chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
  • B
     chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
  • C
     chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại.
  • D
     chất khi tan trong nước phân li ra anion phi kim.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thuyết Arrhenius, phân biệt acid, base.

Lời giải chi tiết :

Theo Arrhenius, acid là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Câu 3 :

Biến đổi hóa học là hiện tượng …

  • A
     chất bị biến đổi về trạng thái, kích thước.
  • B
     chất có sự biến đổi tạo ra chất khác.
  • C
     chất bị biến đổi về màu sắc, kích thước.
  • D
     chất không bi biến đổi về bản chất.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khái niệm biến đổi hóa học.

Lời giải chi tiết :

Biến đổi hóa học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác.

Câu 4 :

Khi sản xuất vôi sống CaO, người ta đun nóng đá vôi CaCO3 ở nhiệt độ cao. Yếu tố nào được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng ? 

  • A
     Nhiệt độ.
  • B
     Áp suất.
  • C
     Nồng độ.
  • D
     Xúc tác.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Lời giải chi tiết :

Yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng nhiệt độ.

Câu 5 :

Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?

  • A
     Phản ứng thuận nghịch.
  • B
     Cân bằng hoá học.
  • C
     Phản ứng một chiều.
  • D
     Tốc độ phản ứng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khái niệm tốc độ phản ứng.

Lời giải chi tiết :

Để xác định mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm tốc độ phản ứng.

Câu 6 :

Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ ethanol (rượu)?

  • A
     Nhiệt độ.
  • B
     Áp suất.
  • C
     Nồng độ.
  • D
     Xúc tác

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các yếu tố tăng tốc độ phản ứng.

Lời giải chi tiết :

Khi rắc men vào tinh bột để ủ ethanol ⟶ chất xúc tác.

Câu 7 :

 Hãy cho biết 32g khí oxygen ở 1 bar và 25oC có thể tích là

  • A
     4,958 lít.
  • B
     24,79 lít.
  • C
     22,40 lít.
  • D
     2,479 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

n = m/M

V = 24,79.n

Lời giải chi tiết :

nO2 = 32/32 = 1 (mol)

V = 1.24,79 = 24,79 (lít)

Câu 8 :

Đơn vị của khối lượng riêng là gì?

  • A
     N.
  • B
     \({m^3}/kg.\)
  • C
     \(kg/{m^3}.\)
  • D
     \(N/{m^3}.\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết khối lượng riêng

Lời giải chi tiết :

Khối lượng riêng: \(D = \frac{m}{V}\), đơn vị là \(kg/{m^3}\)

Câu 9 :

Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, thì thể tích của vật bằng

  • A
     thể tích bình tràn.
  • B
     thể tích bình chứa.
  • C
     thể tích nước còn lại trong bình tràn.
  • D
     thể tích nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng lý thuyết sử dụng bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước

Lời giải chi tiết :

Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, thì thể tích của vật bằng thể tích nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa

Câu 10 :

Dùng tay ấn một quả cầu rỗng bằng kim loại xuống đáy một bình đựng nước. Khi bỏ tay ra, quả cầu từ từ nổi lên và nổi một phần trên mặt nước. Hiện tượng trên xảy ra vì.

  • A
      trọng lượng riêng của chất làm quả cầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
  • B
     lực đẩy Ác – si – mét luôn bằng trọng lượng của quả cầu.
  • C
      lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới bằng trọng lượng của quả cầu.
  • D
     lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới nhỏ hơn trọng lượng của quả cầu.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dùng tay ấn một quả cầu rỗng bằng kim loại xuống đáy một bình đựng nước. Khi bỏ tay ra, quả cầu từ từ nổi lên và nổi một phần trên mặt nước. Hiện tượng trên xảy ra vì lúc đầu lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới bằng trọng lượng của quả cầu.

Câu 11 :

Treo một vật nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ giá trị 12N, nhúng vật vào nước lực kế chỉ giá trị 7N. Lực đẩy Ác – si – mét có độ lớn là:

  • A
     7N.
  • B
     5N.
  • C
     12N.
  • D
     19N.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi nhúng vào nước, ngoài trọng lực vật còn chịu tác dụng của lực đẩy Ác si mét.

Lời giải chi tiết :

Khi ở ngoài không khí: \(P = 12N\)

Khi ở trong nước: \(P - {F_A} = 7N \Rightarrow {F_A} = P - 7 = 12 - 7 = 5N\)

Câu 12 :

Nếu thả một chiếc nhẫn đặc bằng bạc (Ag) vào thủy ngân (Hg) thì:

  • A
     Nhẫn nổi vì \({d_{Ag}} > {d_{Hg}}.\)
  • B
     Nhẫn nổi vì \({d_{Ag}} < {d_{Hg}}.\)
  • C
     Nhẫn chìm vì \({d_{Ag}} < {d_{Hg}}.\)
  • D
     Nhẫn chìm vì \({d_{Ag}} > {d_{Hg}}.\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

So sánh \({F_A}\) và P để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Lực đẩy ác si mét: \({F_A} = {d_n}.V = {d_n}.\frac{m}{{{D_v}}} = {d_n}.\frac{{10m}}{{{d_v}}} = 10m.\frac{{{d_n}}}{{{d_v}}}\)

\( \Rightarrow {F_A} = P.\frac{{{d_n}}}{{{d_v}}}\) với \({d_n}\) là trọng lượng riêng của chất lỏng, \({d_v}\) là trong lượng riêng của vật.

Từ công thức trên ta thấy

+ Nếu \(\frac{{{d_n}}}{{{d_v}}} > 1 \Rightarrow {d_n} > {d_v}\) thì \({F_A} > P \Rightarrow \) vật nổi.

+ Nếu \(\frac{{{d_n}}}{{{d_v}}} = 1 \Rightarrow {d_n} = {d_v}\) thì \({F_A} = P \Rightarrow \) vật lơ lửng.

+ Nếu \(\frac{{{d_n}}}{{{d_v}}} < 1 \Rightarrow {d_n} < {d_v}\) thì \({F_A} < P \Rightarrow \) vật chìm.

Mà: \({d_n} = {d_{Hg}} = 136000{\mkern 1mu} N/{m^3},\) \({d_v} = {d_{Ag}} = 105000{\mkern 1mu} N/{m^3}\)

Vậy \({d_{Hg}} > {d_{Ag}} \Rightarrow \) nhẫn nổi.

Câu 13 :

Có các viên gạch giống hệt nhau với kích thước \(5{\rm{x}}10{\rm{x}}20\left( {cm} \right)\) được xếp ở ba vị trí như hình vẽ. Biết tại vị trí 2 có hai viên gạch được xếp chồng lên nhau. Hỏi áp suất do các viên gạch tác dụng lên mặt đất tại vị trí nào lớn nhất?

  • A
     Tại vị trí 2.
  • B
     Tại vị trí 3.
  • C
     Tại vị trí 1.
  • D
     Tại ba vị trí áp suất như nhau.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}.\)

\(F\) càng lớn, \(S\) càng nhỏ thì áp suất càng lớn và ngược lại.

Lời giải chi tiết :

- Gọi P là trọng lượng của mỗi viên gạch.

*  Vị trí 1:

+ \(F = P\), \(S = 20{\mkern 1mu} {\mkern 1mu}  \times {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 10 = 200{\mkern 1mu} cm \Rightarrow p = \frac{P}{{200}}\)

* Vị trí 2:

+ \(F = 2P,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} S = 20 \times 10 = 200{\mkern 1mu}  \Rightarrow p = \frac{{2P}}{{200}} = \frac{P}{{100}}\)

* Vị trí 3:

+ \(F = P,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} S = 5 \times 10 = 50 \Rightarrow p = \frac{P}{{50}}\)

- Từ ba trường hợp ta thấy \(\frac{P}{{50}} > \frac{P}{{100}} > \frac{P}{{200}}\)

suy ra tại vị trí 3 áp suất lớn nhất.

Câu 14 :

Hiện tượng nào sau đây do áp suất khi quyển gây ra?

  • A
     Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ.
  • B
     Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.
  • C
     Hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ.
  • D
     Đổ nước vào quả bóng bay, quả bóng phồng lên.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết áp suất khí quyển, sự nở vì nhiệt của chất khí, áp suất chất lỏng

Lời giải chi tiết :

Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ: khí trong quả bóng bàn bị giãn nở làm quả bóng phồng lên như cũ → hiện tượng giãn nở vì nhiệt của chất khí → A sai.

Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ: khi để ngoài nắng, khí trong săm xe đạp nóng lên, giãn nở làm săm xe bị nổ → hiện tượng giãn nở vì nhiệt của chất khí → B sai.

Hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ: ban đầu cắm ống hút vào cốc nước, áp suất khí quyển bên trong và bên ngoài ống cân bằng. Khi hút một cái, không khí trong ống bị hút đi, trong ống không còn không khí, áp suất khí quyển bên ngoài ống lớn hơn áp suất trong ống, nước bị hút lên → hiện tượng do áp suất khí quyển gây ra → C đúng

Đổ nước vào quả bóng bay, quả bóng phồng lên: nước tác dụng áp suất theo mọi phương lên quả bóng làm nó phồng lên → Hiện tượng áp suất của chất lỏng → D sai.

Câu 15 :

Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\). Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

  • A
     25000 Pa.
  • B
     2500 Pa.
  • C
     400 Pa.
  • D
     250 Pa.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức tính áp suất chất lỏng: \(p = d.h\), trong đó h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất chất lỏng tới mặt thoáng chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng riêng của nước:

\(d = 10.D = 10.1000 = 10000N/{m^3}\)

Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

\(p = d.h = 10000.2,5 = 25000Pa\)

Câu 16 :

Dụng cụ nào sau đây không phải một ứng dụng của đòn bẩy khi sử dụng nó

  • A
     Cái kéo.
  • B
     Cái búa đinh nhỏ.
  • C
     Cái cưa.
  • D
     Cái cắt móng tay.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết ứng dụng của đòn bẩy

Lời giải chi tiết :

Cái cưa không phải là ứng dụng của đòn bẩy

Câu 17 :

Chọn đáp án đúng. Cánh tay đòn của lực là:

  • A
     khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
  • B
     khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
  • C
     khoảng cách từ vật đến giá của lực.
  • D
     khoảng cách từ trục quay đến vật

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết cánh tay đòn của lực.

Lời giải chi tiết :

Cánh tay đòn của lực là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

Câu 18 :

Một vật có khối lượng riêng D, thể tích V thì khối lượng của vật là m được tính bởi công thức nào sau đây?

  • A
     m = D/V.
  • B
     m = D.V.
  • C
     m = V/D.
  • D
     m = 10.D.V.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính khối lượng thông qua khối lượng riêng.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng của vật: m = D.V

Câu 19 :

Cho dung dịch NaOH vào ống nghiêm chứ dung dịch CuCl2, ta quan sát được hiện tượng là

  • A
     có khí thoát ra.
  • B
     xuất hiện kết tủa xanh lam.
  • C
     xuất hiện kết tủa trắng.
  • D
     xuất hiện kết tủa nâu đỏ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính chất hóa học, màu sắc một số hydroxide.

Lời giải chi tiết :

Cho dung dịch NaOH vào ống nghiêm chứ dung dịch CuCl2, ta quan sát được hiện tượng là xuất hiện kết tủa màu xanh lam.

2NaOH + CuCl2 ⟶ Cu(OH)2xanh lam + 2NaCl

Câu 20 :

Để giảm độ chua cho đất, bên cạnh việc sử dụng ôi, người ta có thể sử dụng một loại phân bón. Phân bón nào sau đây có khả năng làm giảm độ chua của đất?

  • A
     NH4NO3 (đạm hai lá).
  • B
     Ca3(PO4)2 (lân tự nhiên).
  • C
     KCl (phân potassium).
  • D
     Ca(H2PO4)2 (supe photphat kép).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phân bón có khả năng làm giảm độ chua của đất phải là phân bón có tính base.

Lời giải chi tiết :

Phân bón có khả năng làm giảm độ chua của đất là Ca3(PO4)2 (lân tự nhiên).

close