Đề thi học kì 1 KHTN 8 Cánh diều - Đề số 5

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Phản ứng hóa học là gì?

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

 Phản ứng hóa học là gì?

  • A
    Quá trình biến đổi từ chất rắn sang chất khí.
  • B
    Quá trình biến đổi từ chất khí sang chất lỏng.
  • C
    Quá trình biến đổi từ chất lỏng sang chất rắn.
  • D
    Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
Câu 2 :

 Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?

  • A
    Có chất kết tủa (chất không tan).
  • B
    Có chất khí thoát ra (sủi bọt).
  • C
    Có sự  thay đổi màu sắc.  
  • D
    Một trong số các dấu hiệu trên
Câu 3 :

 Công thức tính khối lượng mol?

  • A
    m/n (g/mol).  
  • B
    m.n (g).  
  • C
    n/m (mol/g).
  • D
    (m.n)/2 (mol)
Câu 4 :

 Hợp chất khí X có tỉ khối so với khí hydrogen bằng 22. Công thức hóa học của X có thể là

  • A
    NO2  
  • B
    CO2          
  • C
    NH3
  • D
    NO
Câu 5 :

 Hòa tan 15 gam sodium chloride (NaCl) vào 55 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch là

  • A
    21,43%.  
  • B
    26,12%.  
  • C
    28,10%.  
  • D
    29,18%.
Câu 6 :

 Tỉ lệ số phân tử giữa các chất tham gia phản ứng của phương trình sau là

                     2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

  • A
    1:1
  • B
    1:2  
  • C
    2:1  
  • D
    2:3
Câu 7 :

Trộn 10,8 gam bột aluminium (Al) với bột sulfur (S) dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 gam Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng ?

  • A

    85%

  • B

    80%

  • C

    90%

  • D

    92%

Câu 8 :

 Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch acid HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây ?

  • A
    Dạng viên nhỏ.    
  • B
    Dạng nhôm dây.
  • C
    Dạng tấm mỏng.    
  • D
    Dạng bột mịn.
Câu 9 :

Trong các dung dịch sau: dung dịch NaCl, dung dịch HCl, dung dịch giấm ăn và dung dịch đường saccharose, các dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là

  • A
    dung dịch NaCl và dung dịch HCl
  • B
    dung dịch HCl và dung dịch giấm ăn.
  • C
    dung dịch giấm ăn và dung dịch đường saccharose.
  • D
    dung dịch NaCl và dung dịch giấm ăn.
Câu 10 :

Dãy gồm các dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

  • A
    NaOH, BaCl2, HBr, KOH.
  • B
     NaOH, Na2SO4, KCl, H2O2.
  • C
    NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.
  • D
    NaOH, NaNO3, KOH, HNO3.
Câu 11 :

Cho các dung dịch và chất lỏng sau: H2SO4, NaOH, H2O. Trình tự tăng dần giá trị pH của các dung dịch, chất lỏng này là

  • A
    H2SO4 < NaOH < H2O.   
  • B
    H2SO4 < H2O < NaOH.
  • C
    NaOH < H2O < H2SO4.   
  • D
    H2O < H2SO4 < NaOH.
Câu 12 :

Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH?

  • A
    Na2O.   
  • B
    CaO.   
  • C
    CO2.   
  • D
    Fe2O3.
Câu 13 :

Cho các chất sau: KCl, NaOH, MgSO4, HNO3, P2O5, NaNO3. Số chất thuộc loại muối là

  • A
    1.    
  • B
    2.    
  • C
    3.    
  • D
    4.
Câu 14 :

Để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng, giúp cây trồng phát triển thân, rễ, lá, người ta bón phân nào sau đây?

  • A
    Phân kali.    
  • B
    Phân đạm.
  • C
    Super lân.    
  • D
    Phân lân nung chảy.
Câu 15 :

 Cho biết 13,5kg nhôm có thể tích là 5dm³. Khối lượng riêng của nhôm bằng bao nhiêu?

  • A
    2700 kg/dm³
  • B
    2700 kg/m³
  • C
    270 kg/m³
  • D
    260 kg/m³
Câu 16 :

 Để xác định khối lượng riêng của các viên sỏi, ba bạn Sử, Sen, Anh đưa ra ý kiến như sau: 

Sử: Mình chỉ cần một cái cân là đủ 

Sen: Theo mình, cần một bình chia độ mới đúng 

Anh: Sai bét, phải cần một cái cân và một bình chia độ mới xác định được chứ 

Theo em, ý kiến nào đúng

  • A
    Sử đúng
  • B
    Sen đúng
  • C
    Anh đúng
  • D
    Cả ba bạn cùng sai
Câu 17 :

 Muốn giảm áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào?

  • A
     Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
  • B
     Giảm diện tích bị ép.
  • C
     Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
  • D
     Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
Câu 18 :

 Áp lực là:

  • A
    Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
  • B
    Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
  • C
    Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
  • D
    Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
Câu 19 :

 Điều nào sau đây sai khi nói về áp suất chất lỏng?

  • A
     Chất lỏng  gây áp suất theo mọi phương.
  • B
     Áp suất tác dụng lên thành bình phụ thuộc diện tích bị ép.
  • C
     Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ với độ sâu.
  • D
     Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng đứng yên là khác nhau
Câu 20 :

 Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là:

  • A
    76 N/m2       
  • B
    760 N/m2
  • C
    103360 N/m2       
  • D
    10336000 N/m2
Câu 21 :

 Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:

  • A
     Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
  • B
     Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
  • C
     Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc thể tích lớp chất lỏng phía trên.
  • D
     Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Câu 22 :

 Một thỏi sắt và một thỏi đồng có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A
     Hai thỏi sắt và đồng đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.
  • B
     Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
  • C
     Hai thỏi sắt và đồng đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.
  • D
     Đồng có trọng lượng riêng lớn hơn sắt nên thỏi đồng chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes lớn hơn.
Câu 23 :

 Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố:

  • A
     Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • B
     Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
  • C
     Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • D
     Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 24 :

 Trong công thức lực đẩy Archimedes FA = d. V. Các đại lượng d, V là gì? Hãy chọn câu đúng

  • A
     d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của vật.
  • B
     d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của vật.
  • C
     d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • D
     Một câu trả lời khác.
Câu 25 :

 Tổng các moment lực tác dụng tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì bằng:

  • A
    0
  • B
    Thay đổi
  • C
    Luôn dương
  • D
    Luôn âm
Câu 26 :

 Moment lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5N và cánh tay đòn là 2m

  • A
    10 N
  • B
    10 Nm
  • C
    11 N
  • D
    11 N.m
Câu 27 :

 Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

  • A
     nhỏ hơn, lớn hơn
  • B
     nhỏ hơn, nhỏ hơn
  • C
     lớn hơn, lớn hơn
  • D
     lớn hơn, nhỏ hơn
Câu 28 :

 Cho đòn bẩy loại 1 có chiều dài OO1 < OO2. Hai lực tác dụng vào 2 đầu O1 và O2 lần lượt là F1 và F2. Để đòn bẩy cân bằng ta phải có:

  • A
    Lực F2 có độ lớn lớn hơn lực F1.
  • B
    Lực F2 CÓ độ lớn nhỏ hơn lực F1.
  • C
    Hai lực F1 và F2 có độ lớn như nhau.
  • D
    Không thể cân bằng được, vì OO1 đã nhỏ hơn OO2.
II. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

 Phản ứng hóa học là gì?

  • A
    Quá trình biến đổi từ chất rắn sang chất khí.
  • B
    Quá trình biến đổi từ chất khí sang chất lỏng.
  • C
    Quá trình biến đổi từ chất lỏng sang chất rắn.
  • D
    Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm phản ứng hóa học

Lời giải chi tiết :

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác

Đáp án D

Câu 2 :

 Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?

  • A
    Có chất kết tủa (chất không tan).
  • B
    Có chất khí thoát ra (sủi bọt).
  • C
    Có sự  thay đổi màu sắc.  
  • D
    Một trong số các dấu hiệu trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào dấu hiệu phản ứng hóa học

Lời giải chi tiết :

Một phản ứng hóa học xảy ra khi có một trong các dấu hiệu: có chất kết tủa, có chất khí thoát ra, có sự thay đổi màu sắc

Đáp án D

Câu 3 :

 Công thức tính khối lượng mol?

  • A
    m/n (g/mol).  
  • B
    m.n (g).  
  • C
    n/m (mol/g).
  • D
    (m.n)/2 (mol)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính khối lượng mol

Lời giải chi tiết :

Khối lượng mol kí hiệu M được tính là: M = m : n (g/mol)

Đáp án A

Câu 4 :

 Hợp chất khí X có tỉ khối so với khí hydrogen bằng 22. Công thức hóa học của X có thể là

  • A
    NO2  
  • B
    CO2          
  • C
    NH3
  • D
    NO

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tỉ khối của X so với khí hydrogen

Lời giải chi tiết :

d X/H2 = \(\frac{{{M_X}}}{{{M_{H2}}}} = 22 \to {M_X} = 22.2 = 44\)

Đáp án B

Câu 5 :

 Hòa tan 15 gam sodium chloride (NaCl) vào 55 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch là

  • A
    21,43%.  
  • B
    26,12%.  
  • C
    28,10%.  
  • D
    29,18%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính nồng độ phần trăm của dung dich:

C% = (m chất tan : m dung dịch).100%

Lời giải chi tiết :

m dung dịch = m NaCl + m nước = 15 + 55 = 70g

C% = \(\frac{{{m_{NaCl}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}.100\%  = \frac{{15}}{{70}}.100\%  = 21,43\% \)

Đáp án A

Câu 6 :

 Tỉ lệ số phân tử giữa các chất tham gia phản ứng của phương trình sau là

                     2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

  • A
    1:1
  • B
    1:2  
  • C
    2:1  
  • D
    2:3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phương trình phản ứng

Lời giải chi tiết :

Theo phản ứng tỉ lệ các chất tham gia 2:1

Đáp án C

Câu 7 :

Trộn 10,8 gam bột aluminium (Al) với bột sulfur (S) dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 gam Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng ?

  • A

    85%

  • B

    80%

  • C

    90%

  • D

    92%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính số mol của chất tham gia và sản phẩm

Dựa vào công thức tính hiệu suất phản ứng

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{n_{Al}} = \frac{{10,8}}{{27}} = 0,4{\rm{ mol}}\\{{\rm{n}}_{{\rm{A}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}{{\rm{S}}_{\rm{3}}}}} = \frac{{25,5}}{{150}} = 0,17\\2Al + 3S \to A{l_2}{S_3}\\{\rm{0,34         }} \leftarrow {\rm{0,17}}\\{\rm{H\%  = }}\frac{{0,34}}{{0,4}}.100\%  = 85\% \end{array}\)

Đáp án A

Câu 8 :

 Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch acid HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây ?

  • A
    Dạng viên nhỏ.    
  • B
    Dạng nhôm dây.
  • C
    Dạng tấm mỏng.    
  • D
    Dạng bột mịn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Lời giải chi tiết :

Khi nhôm ở dạng bột mịn thì tốc độ phản ứng cao

Đáp án D

Câu 9 :

Trong các dung dịch sau: dung dịch NaCl, dung dịch HCl, dung dịch giấm ăn và dung dịch đường saccharose, các dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là

  • A
    dung dịch NaCl và dung dịch HCl
  • B
    dung dịch HCl và dung dịch giấm ăn.
  • C
    dung dịch giấm ăn và dung dịch đường saccharose.
  • D
    dung dịch NaCl và dung dịch giấm ăn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của acid.

Lời giải chi tiết :

Acid làm cho quỳ tím hóa đỏ

Đáp án: B

Câu 10 :

Dãy gồm các dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

  • A
    NaOH, BaCl2, HBr, KOH.
  • B
     NaOH, Na2SO4, KCl, H2O2.
  • C
    NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.
  • D
    NaOH, NaNO3, KOH, HNO3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất lí hóa của base.

Lời giải chi tiết :

Các dung dịch NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH là các dung dịch base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Đáp án: C

Câu 11 :

Cho các dung dịch và chất lỏng sau: H2SO4, NaOH, H2O. Trình tự tăng dần giá trị pH của các dung dịch, chất lỏng này là

  • A
    H2SO4 < NaOH < H2O.   
  • B
    H2SO4 < H2O < NaOH.
  • C
    NaOH < H2O < H2SO4.   
  • D
    H2O < H2SO4 < NaOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất lí hóa của base.

Lời giải chi tiết :

Dung dịch H2SO4 có pH < 7; nước có pH = 7; dung dịch NaOH có pH > 7.

Đáp án: B

Câu 12 :

Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH?

  • A
    Na2O.   
  • B
    CaO.   
  • C
    CO2.   
  • D
    Fe2O3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất lí hóa của oxide

Lời giải chi tiết :

Carbon dioxide: CO2.

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O.

Đáp án: C

Câu 13 :

Cho các chất sau: KCl, NaOH, MgSO4, HNO3, P2O5, NaNO3. Số chất thuộc loại muối là

  • A
    1.    
  • B
    2.    
  • C
    3.    
  • D
    4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối

Lời giải chi tiết :

Số chất thuộc loại muối là 3 chất gồm: KCl; MgSO4; NaNO3.

Đáp án: C

Câu 14 :

Để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng, giúp cây trồng phát triển thân, rễ, lá, người ta bón phân nào sau đây?

  • A
    Phân kali.    
  • B
    Phân đạm.
  • C
    Super lân.    
  • D
    Phân lân nung chảy.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào bài 12 phân bón hóa học 

Lời giải chi tiết :

Để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng, giúp cây trồng phát triển thân, rễ, lá, người ta bón phân đạm.

Đáp án B

Câu 15 :

 Cho biết 13,5kg nhôm có thể tích là 5dm³. Khối lượng riêng của nhôm bằng bao nhiêu?

  • A
    2700 kg/dm³
  • B
    2700 kg/m³
  • C
    270 kg/m³
  • D
    260 kg/m³

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đổi 5 dm³ = 0,005 m³

Khối lượng riêng của nhôm bằng \(D = \frac{m}{V} = \frac{{13,5}}{{0,005}} = 2700kg/{m^3}\)

Lời giải chi tiết :

Đáp án: B

Câu 16 :

 Để xác định khối lượng riêng của các viên sỏi, ba bạn Sử, Sen, Anh đưa ra ý kiến như sau: 

Sử: Mình chỉ cần một cái cân là đủ 

Sen: Theo mình, cần một bình chia độ mới đúng 

Anh: Sai bét, phải cần một cái cân và một bình chia độ mới xác định được chứ 

Theo em, ý kiến nào đúng

  • A
    Sử đúng
  • B
    Sen đúng
  • C
    Anh đúng
  • D
    Cả ba bạn cùng sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Để xác định khối lượng riêng của các viên sỏi phải cần một cái cân và một bình chia độ mới xác định được

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

Câu 17 :

 Muốn giảm áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào?

  • A
     Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
  • B
     Giảm diện tích bị ép.
  • C
     Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
  • D
     Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Muốn giảm áp suất lên diện tích bị ép ta có thể Giảm áp lực lên diện tích bị ép

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 18 :

 Áp lực là:

  • A
    Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
  • B
    Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
  • C
    Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
  • D
    Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp lực là Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 19 :

 Điều nào sau đây sai khi nói về áp suất chất lỏng?

  • A
     Chất lỏng  gây áp suất theo mọi phương.
  • B
     Áp suất tác dụng lên thành bình phụ thuộc diện tích bị ép.
  • C
     Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ với độ sâu.
  • D
     Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng đứng yên là khác nhau

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng đứng yên là khác nhau

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

Câu 20 :

 Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là:

  • A
    76 N/m2       
  • B
    760 N/m2
  • C
    103360 N/m2       
  • D
    10336000 N/m2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là 103360 N/m2

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

Câu 21 :

 Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:

  • A
     Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
  • B
     Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
  • C
     Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc thể tích lớp chất lỏng phía trên.
  • D
     Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

Câu 22 :

 Một thỏi sắt và một thỏi đồng có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A
     Hai thỏi sắt và đồng đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.
  • B
     Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
  • C
     Hai thỏi sắt và đồng đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.
  • D
     Đồng có trọng lượng riêng lớn hơn sắt nên thỏi đồng chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes lớn hơn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hai thỏi sắt và đồng đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

Câu 23 :

 Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố:

  • A
     Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • B
     Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
  • C
     Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • D
     Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố: Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

Câu 24 :

 Trong công thức lực đẩy Archimedes FA = d. V. Các đại lượng d, V là gì? Hãy chọn câu đúng

  • A
     d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của vật.
  • B
     d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của vật.
  • C
     d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • D
     Một câu trả lời khác.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trong công thức lực đẩy Archimedes FA = d. V. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

Câu 25 :

 Tổng các moment lực tác dụng tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì bằng:

  • A
    0
  • B
    Thay đổi
  • C
    Luôn dương
  • D
    Luôn âm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tổng các moment lực tác dụng tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì) bằng 0

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 26 :

 Moment lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5N và cánh tay đòn là 2m

  • A
    10 N
  • B
    10 Nm
  • C
    11 N
  • D
    11 N.m

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Moment lực của một lực đối với trục quay là 11 N.m nếu độ lớn của lực là 5,5N và cánh tay đòn là 2m

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

Câu 27 :

 Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

  • A
     nhỏ hơn, lớn hơn
  • B
     nhỏ hơn, nhỏ hơn
  • C
     lớn hơn, lớn hơn
  • D
     lớn hơn, nhỏ hơn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 28 :

 Cho đòn bẩy loại 1 có chiều dài OO1 < OO2. Hai lực tác dụng vào 2 đầu O1 và O2 lần lượt là F1 và F2. Để đòn bẩy cân bằng ta phải có:

  • A
    Lực F2 có độ lớn lớn hơn lực F1.
  • B
    Lực F2 CÓ độ lớn nhỏ hơn lực F1.
  • C
    Hai lực F1 và F2 có độ lớn như nhau.
  • D
    Không thể cân bằng được, vì OO1 đã nhỏ hơn OO2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hai lực tác dụng vào 2 đầu O1 và O2 lần lượt là F1 và F2. Để đòn bẩy cân bằng ta phải có Lực F2 CÓ độ lớn nhỏ hơn lực F1

Lời giải chi tiết :

Đáp án: B

II. Tự luận
Lời giải chi tiết :

a) Phương trình hoá học: 2KNO3→ 2KNO2+ O2

b) Theo phương trình hoá học:

Cứ 2 mol KNO3 tham gia nhiệt phân thì thu được 2 mol KNO2 và 1 mol O2.

Vậy nếu có 0,2 mol KNO3 bị nhiệt phân thì thu được 0,2 mol KNO2 và 0,1 mol O2.

c) nO2 = V/24,79 = 2,479/24,79 = 0,1 (mol)

Theo phương trình hoá học:

Để sinh ra 1 mol O2 cần 2 mol KNO3 phản ứng;

Vậy để sinh ra 0,1 mol O2 cần 0,2 mol KNO3 phản ứng.

Khối lượng KNO3 là: 0,2.101 = 20,2 (g)

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính khối lượng riêng \(D = \frac{m}{V}\)

Lời giải chi tiết :

a) Khối lượng của dầu chứa trong bình:

m = D.V = 0,920.0,330 ≈ 0,304 (kg) = 304 (g).

b) Khối lượng riêng của nước Dnước = 1 000 kg/m3= 1 kg/l. Vì khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của nước nên dầu sẽ nổi trong nước.

close