Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 5

Đề thi giữa kì 1 Văn 9 đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CHIẾC BÁT VỠ

Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang khiến bác rất tự hào.

Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hàng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ.

Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch.

Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói:

- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!

Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.

Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm.

- Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?

- Ý của cha là...? – Anh ấp úng nói.

- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (1.0 điểm). Tìm từ ngữ địa phương tương ứng với từ “bát” trong câu văn “Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt”

Câu 3 (1.0 điểm). “Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?

- Ưm…ý cha là? – Anh ấp úng nói”.

Trong đoạn hội thoại trên, người con đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 4 (1.0 điểm). Em rút ra được bài học gì từ câu nói: “Chính là chiếc bát sành hôm trước, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con”?

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm). Từ nội dung bài đọc trên, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về khát vọng trong cuộc sống con người.

Câu 2 (2.0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu) phân tích đoạn thơ sau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

(Trích Đồng chí – Chính Hữu)

Đáp án

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Câu 1.

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Phương pháp:

Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2.

Tìm từ ngữ địa phương tương ứng với từ “bát” trong câu văn “Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt”

Phương pháp:

Căn cứ bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Lời giải chi tiết:

Từ ngữ địa phương ứng với từ “bát” là từ “chén”.

Câu 3.

“Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?

- Ưm…ý cha là? – Anh ấp úng nói”.

Trong đoạn hội thoại trên, người con đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Phương pháp:

Phương châm hội thoại

Lời giải chi tiết:

- Cậu con trai vi phạm phương châm cách thức.

- Vì: cậu con trai nói ngập ngừng, ấp úng.

Câu 4.

Em rút ra được bài học gì từ câu nói: “Chính là chiếc bát sành hôm trước, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con”?

Phương pháp:

Từ nội dung rút ra bài học

Chú ý bài học phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục

Lời giải chi tiết:

Gợi ý bài học rút ra từ câu nói của người cha:

- Sống phải luôn có khát vọng, không ngừng vươn lên.               

- Phải sống có bản lĩnh, nghị lực, ý chí kiến cường để không gục ngã trước khó khăn.

-…

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1.

Từ nội dung bài đọc trên, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về khát vọng trong cuộc sống con người.

Phương pháp:

Đọc kĩ nội dung bài đọc hiểu, kết hợp với bài học rút ra, trình bày suy nghĩ về ý kiến trên

Hình thức bài văn

Lời giải chi tiết:

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề: khát vọng trong cuộc sống con người.

- Nêu khái quát về tầm quan trọng của khát vọng trong việc hướng con người đến mục tiêu và thành công.

2. Thân bài

a. Giải thích khát vọng là gì

- Khát vọng là mong muốn mãnh liệt và khao khát đạt được mục tiêu lớn trong cuộc sống.

- Khát vọng không chỉ là ước mơ mà còn là động lực thúc đẩy hành động để thực hiện ước mơ đó.

b. Vai trò của khát vọng trong cuộc sống

- Động lực phát triển bản thân: Khát vọng giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách để đạt được thành công.

- Tạo nên ý chí kiên cường: Những người có khát vọng sẽ không ngại khó khăn và luôn vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

- Xác định hướng đi rõ ràng: Khát vọng giúp con người có mục tiêu sống, tránh lạc lối hoặc mất phương hướng.

c. Dẫn chứng

- Những người nổi tiếng hoặc thành công trong xã hội thường có khát vọng mạnh mẽ (ví dụ: Hồ Chí Minh với khát vọng giải phóng dân tộc, Bill Gates với khát vọng phát triển công nghệ).

- Những tấm gương vượt khó trong cuộc sống nhờ khát vọng vươn lên từ nghịch cảnh.

d. Sự cần thiết của khát vọng trong việc xây dựng cuộc sống

- Khát vọng giúp con người có thêm sức mạnh tinh thần, duy trì động lực để làm việc và cống hiến.

- Nếu không có khát vọng, con người dễ rơi vào trạng thái thụ động, thiếu mục tiêu, sống mờ nhạt.

e. Khát vọng và trách nhiệm xã hội

- Khát vọng không chỉ vì bản thân mà còn phải gắn liền với lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.

- Những người có khát vọng lớn thường mang lại lợi ích không chỉ cho bản thân mà còn cho sự phát triển chung.

g. Phản đề

- Một số người không có khát vọng sống, chỉ biết an phận với những gì đang có và sống ỉ lại.

3. Kết bài

- Khẳng định tầm quan trọng của khát vọng trong cuộc sống.

- Lời nhắn nhủ về việc nuôi dưỡng và phát huy khát vọng tích cực, góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 2.

Viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu) phân tích đoạn thơ sau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

(Trích Đồng chí – Chính Hữu)

Phương pháp:

 

Lời giải chi tiết:

1. Mở đoạn

Giới thiệu về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí.

Giới thiệu nội dung cần phân tích – khổ thơ thứ 2 bài Đồng chí.

2. Thân đoạn

- Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa. Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính.

Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi.

- Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống pháp hiện lên rất cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày, sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ, trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Nhưng những người lính vẫn cười bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở “chân không giày” và thời tiết “buốt giá”. Cặp từ xưng hô “anh” và “tôi” luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.

3. Kết đoạn

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

Nêu cảm nhận của bản thân.

  • Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 4

    Đề thi giữa kì 1 Văn 9 đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 3

    Đề thi giữa kì 1 Văn 9 đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 2

    Đề thi giữa kì 1 Văn 9 đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 1

    Đề thi giữa kì 1 Văn 9 đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close