Giải đề thi học kì 2 Sinh lớp 12 năm 2020-2021 THPT Lý Thường Kiệt TP Hồ Chí MinhLàm bàiCâu hỏi 1 : Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết về bằng chứng tiến hóa sinh học phân tử. Lời giải chi tiết: A là bằng chứng tiến hóa trực tiếp hóa thạch. B là bằng chứng tế bào học. C là bằng chứng giải phẫu so sánh. D là bằng chứng tiến hóa sinh học phân tử. Câu hỏi 2 : Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết về nguyên nhân của diễn thế sinh thái. Lời giải chi tiết: Các cá thể của cùng một bố mẹ mặc dù giống với bố mẹ nhiều hơn so với cá thể không có họ hàng nhưng chúng vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm (Đacuyn gọi là các biến dị cá thể). Câu hỏi 3 : Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 60% số cá thể mang alen A. II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn làm tăng đa dạng di truyền của quần thể. III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể làm tăng tần số alen A.
Đáp án: B Phương pháp giải: Dựa vào công thức tính tần số alen và thành phần kiểu gen trong di truyền quần thể. Lời giải chi tiết: I sai vì P 0,6A : 0,4a ngẫu phối → F1: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa nên F1 có 84% số cá thể mang alen A. II sai vì đột biến là nhân tố không có hướng xác định, trong trường hợp đột biến alen A thành alen a thì không làm tăng đa dạng di truyền của quần thể. III đúng vì yếu tố ngẫu nhiên không có hướng xác định nên có thể loại bỏ các cá thể mang alen a dẫn đến alen a bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. IV đúng vì di - nhập gen trong trường hợp các cá thể mang alen a di cư khỉ quần thể hoặc nhóm cá thể mang lượng lớn alen A nhập cư thì có thể làm tăng tần số alen A Câu hỏi 4 : Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen về một gen
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết về vai trò và ý nghĩa của đột biến gen. Lời giải chi tiết: Loại đột biến có thể làm tăng số loại alen của một gen trong vốn gen của quần thể là đột biến điểm. Đột biến gen chỉ xảy ra trên 1 cặp nucleotit có thể làm alen này trở thành 1 alen mới. Câu hỏi 5 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa.
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết về các nhân tố tiến hóa. Lời giải chi tiết: Nhân tố tiến hóa là các nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể nên không phải là nhân tố tiến hóa Câu hỏi 6 : Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của một quần thể theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2.
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết về đặc điểm các nhân tố tiến hóa. Lời giải chi tiết: Quần thể 1 và 2 có sự trao đổi các giao tử (hạt phấn) với nhau. Hiện tượng này được gọi là di - nhập gen. Câu hỏi 7 : Ba loài ếch: Rana pipiens; Rana clamitans và Rana sylvatica cùng giao phối trong một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách ly nào sau đây:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết về các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài. Lời giải chi tiết: Do tiếng kêu khác nhau (tập tính sinh sản), các cá thể ếch luôn bắt cặp đúng loài. Đây là trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế cách li trước hợp tử. Câu hỏi 8 : Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa là
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết về các nhân tố tiến hóa. Lời giải chi tiết: Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp (các alen đột biến), quá trình giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp (biến dị tổ hợp) vô cùng phong phú cho quá trình tiến hóa. Câu hỏi 9 : Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có vai trò quy định hướng quá trình tiến hóa?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết về đặc điểm các nhân tố tiến hóa. Lời giải chi tiết: Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. Vì vậy, CLTN quy định chiều hướng tiến hóa. Câu hỏi 10 : Trong các nhân tố sau đây, có bao nhiêu nhân tố vừa có khả năng làm thay đổi tần số alen của quần thể, vừa có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể? (1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Tự thụ phấn. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen.
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết về đặc điểm các nhân tố tiến hóa. Lời giải chi tiết: (1) CLTN loại bỏ các cá thể mang kiểu hình kém thích nghi với điều kiện môi trường nên làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng không làm phong phú vốn gen của quần thể. (2), (3) Tự thụ phấn và giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên gây biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền, làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. (5) Đột biến làm xuất hiện alen mới do đó làm thay đổi tần số alen của quần thể và làm phong phú vốn gen quần thể. (6) Di - nhập gen trong trường hợp các cá thể nhập cư mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen và thay đổi tần số alen của quần thể. Câu hỏi 11 : Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết về các nhân tố tiến hóa. Lời giải chi tiết: Các yếu tố ngẫu nhiên gây nên biến đổi một cách ngẫu nhiên tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Do làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định. Câu hỏi 12 : Tỷ lệ % các axit amin sai khác nhau ở chuỗi pôlipeptit α trong phân tử Hêmôglôbin thể hiện ở bảng sau: Trình tự nào sau đây thể hiện mối quan hệ họ hàng từ gần đến xa giữa người và các loài khác?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết bằng chứng sinh học phân tử trong tiến hóa. Lời giải chi tiết: Các loài có họ hàng càng gần nhau thì tỷ lệ % các axit amin sai khác ở chuỗi pôlipeptit anpha trong phân tử Hemôglôbin càng thấp. Câu hỏi 13 : Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc sinh vật sản xuất?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết các thành phấn cấu trúc của hệ sinh thái. Lời giải chi tiết: Sinh vật sản xuất là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ. Tảo lục đơn bào có diệp lục nên là sinh vật quang tự dưỡng, thuộc sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái. Câu hỏi 14 : Đặc trưng cơ bản ở người mà không có ở các loài vượn người ngày nay là
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết về người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa. Lời giải chi tiết: Ở vượn người, tín hiệu giao tiếp đơn giản, chỉ có thể tư duy cụ thể. Không có hệ thống tín hiệu thứ hai, không có tiếng nói, vỏ não không có vùng điều khiển cử động và hiểu tiếng nói, không có lồi cằm. Ngược lại ở người vỏ não có vùng điều khiển cử động, trung khu hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết và có khả năng tư duy trừu tượng. Câu hỏi 15 : Cho chuỗi thức ăn và năng lượng tích lũy, hiệu suất sinh thái ở các loài tương ứng như hình vẽ sau đây. Năng lượng rắn tích lũy được là
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết về hiệu suất sinh thái. Lời giải chi tiết: Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. Năng lượng rắn tích lũy được là 2,2.106.15%.12%.10% = 3960 Kcalo. Câu hỏi 16 : Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật. Lời giải chi tiết: Cừu và thú có túi tranh giành nhau về nơi ở. Đây là mối quan hệ cạnh tranh khác loài. Câu hỏi 17 : Xét các mối quan hệ sau: (1) Phong lan bám trên cây gỗ. (2) Vi khuẩn lam và bèo hoa dâu. (3) Cây nắp ấm và ruồi. (4) Chim mỏ đỏ và linh dương. (5) Lươn biển và cá nhỏ. (6) Cây tầm gửi và cây gỗ. Số mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ hợp tác là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật. Lời giải chi tiết: (1) Hội sinh. (2) Cộng sinh. (3) Sinh vật này ăn sinh vật khác. (4), (5) Hợp tác. (6) Kí sinh. Câu hỏi 18 : Các bằng chứng tiến hóa thường cho kết quả chính xác hơn cả về hai loài hiện đang sống là có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với nhau và chúng được tách nhau ra từ một tổ tiên chung và cách đây từ bao nhiêu năm là?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết về các bằng chứng tiến hóa. Lời giải chi tiết: Các loài mới tách ra từ một tổ tiên chung nên chưa đủ thời gian để CLTN có thể phân hóa tạo nên sự sai khác lớn về cấu trúc phân tử. Hóa thạch cung cấp bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. Qua việc xác định được tuổi của hóa thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, xuất hiện sau cũng như mối quan hệ họ hàng giữa các loài. Do đó bằng chứng sinh học phân tử và bằng chứng hóa thạch thường cho kết quả chính xác hơn cả về nghiên cứu tiến hóa. Câu hỏi 19 : Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết về phân loại tài nguyên. Lời giải chi tiết: Rừng có khả năng phục hồi và tái sinh nên là tài nguyên tái sinh. Dầu mỏ, than đá, khoáng sản là tài nguyên không tái sinh. Câu hỏi 20 : Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết về nguyên nhân của diễn thế sinh thái. Lời giải chi tiết: Bên cạnh những tác động ngoại cảnh, sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. Trong số các loài sinh vật, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế. Các nhóm loài khác luôn cạnh tranh nhau để trở thành loài ưu thế mới. Câu hỏi 21 : Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết về khái niệm quấn thể. Lời giải chi tiết: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới. B, C, D là tập hợp các cá thể khác loài. Câu hỏi 22 : Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, lưỡng cư ngự trị ở đại nào sau đây?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết về sinh vật trong các đại địa chất. Lời giải chi tiết: Lưỡng cư ngự trị ở kỉ Cacbon thuộc đại Cổ sinh. Câu hỏi 23 : Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, sự cạnh tranh giữa các quần thể trong quần xã diễn ra khốc liệt nhất khi:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết đặc điểm các loại diễn thế sinh thái. Lời giải chi tiết: Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, sự cạnh tranh giữa các quần thể trong quần xã diễn ra khốc liệt nhất khi: ở giai đoạn cuối cùng của diễn thế. Khi đó, quần xã ở trạng thái đỉnh cực, môi trường đạt đến giới hạn chứa số loài và số lượng cá thể của loài. Từ đó dẫn đến cạnh tranh khốc liệt tranh giành nguồn sống. Câu hỏi 24 : Trong một ao cá, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép vì
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết về đặc trưng phân bố cá thể trong không gian của quần xã. Lời giải chi tiết: Trong một ao cá, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép vì mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau, tận dụng được tối đa các nguồn thức ăn khác nhau (không chí có động vật nổi và tảo). Câu hỏi 25 : Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần không thể sống trong một sinh cảnh. II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng. III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi, … của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn.
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết về ổ sinh thái. Lời giải chi tiết: I sai vì các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần thì mức độ cạnh tranh thấp nên vẫn sống trong một sinh cảnh. II đúng vì nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổn sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó. III đúng. VI sai vì các loài có thể trùng nhau một phần ổ sinh thái về nhiệt độ. Sinh cảnh sống của các loài này chỉ là một khoảng nằm trong giới hạn sinh thái của các loài. Câu hỏi 26 : Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết về sinh vật trong các đại địa chất. Lời giải chi tiết: Bò sát cổ ngự trị ở kì Jura thuộc đại Trung sinh. Câu hỏi 27 : Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần bảo vệ đa dạng sinh học? I. Tích cực sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. II. Tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. III. Bảo vệ rừng, tích cực chống xói mòn đất. IV. Tích cực phát triển kinh tế bằng các nguồn tài nguyên không tái sinh.
Đáp án: B Phương pháp giải: Dựa vào các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học để đưa ra các biện pháp bảo vệ. Lời giải chi tiết: Cả 4 biện pháp trên đều góp phần bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. Câu hỏi 28 : Kết quả của tiến hóa tiền sinh học là
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết về các giai đoạn tiến hóa của sự sống. Lời giải chi tiết: Trong tiến hóa tiền sinh học, các đại phân tử hữu cơ được tập hợp bởi lớp màng bao bọc hình thành các giọt nhỏ li ti. Những giọt này chịu tác động của CLTN sẽ tiến hóa dần tạo nên các tế bào sơ khai. Câu hỏi 29 : Giải sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. a) Hãy sắp xếp kích thước các quần thể trên theo thứ tự từ lớn đến bé? Giải thích? b) Giả sử quần thể A và quần thể D đều có tỉ lệ sinh là 7%/năm và tử vong là 2%/năm. Hãy tính số lượng cá thể quần thể A sau 1 năm và quần thể D sau 5 năm. Phương pháp giải: Lý thuyết về các đặc trưng cơ bản của quần thể. Lời giải chi tiết: a) Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng và năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể. Kích thước = mật độ × diện tích khu phân bố. A 100 × 22 = 2200 (cá thể). B 120 × 25 = 3000 (cá thể). C 80 × 26 = 2080 (cá thể). D 90 × 21 = 1890 (cá thể). Kích thước các quần thể theo thứ tự từ lớn đến bé là B, A, C, D. b) Số lượng cá thể quần thể A sau 1 năm là 2200 × (7% - 5%) + 2200 = 2244. Sau 1 năm, số lượng cá thể quần thể sẽ tăng lên thành 102% so với năm trước. Số lượng cá thể quần thể D sau 5 năm là: 1890 × (102%)5 = 2087. Câu hỏi 30 : Cho lưới thức ăn Hãy cho biết: a) Có bao nhiêu chuỗi thức ăn. b) Có mấy loài thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 1, kể tên. Phương pháp giải: Lý thuyết về lưới thức ăn trong quần xã sinh vật. Lời giải chi tiết:
a. Lưới thức ăn có tối đa 5 chuỗi thức ăn. b. Có 3 loài thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Chuột, thỏ, gà.
|