Giải đề thi học kì 2 Sinh lớp 12 năm học 2020-2021 THPT Lương Ngọc Quyến - Thái Nguyên

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Khoảng thuận lợi là

  • A Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật.
  • B Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng sinh sản của sinh vật.
  • C Khoảng nhân tố sinh thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịu đựng được.
  • D Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về giới hạn sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Khoảng thuận lợi là là khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nhân tố nào dưới đây không làm thay đổi tần số alen trong quần thể?

  • A Chọn lọc tự nhiên.
  • B Đột biến.
  • C Giao phối không ngẫu nhiên.
  • D Các yếu tố ngẫu nhiên.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết các nhân tố tiến hóa.

Lời giải chi tiết:

Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử nhưng không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ

  • A Làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt.
  • B Làm cho chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
  • C Làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.
  • D Làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về ổ sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì ổ sinh thái sẽ giao nhau càng nhiều. Các loài có sự canh tranh càng lớn thì càng có xu hướng phân li ổ sinh thái.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng

  • A Tăng dần đều.
  • B Giảm dần đều.
  • C Đường cong chữ J.
  • D Đường cong chữ S.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về tăng trưởng của quần thể sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Trong thực tế, tăng trưởng của quần thể thường bị giới hạn bởi nhiều nguyên nhân như điều kiện sống không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài, sự biến động số lượng cá thể do xuất cư theo mùa,… nên đường cong tăng trưởng có hình chữ S.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm

  • A Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
  • B Làm tăng mức độ sinh sản.
  • C Làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
  • D Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết quan hệ gữa các cá thể trong quần thể.

Lời giải chi tiết:

Cá thể tách ra khỏi nhóm sẽ làm số lượng cá thể trong quần thể giảm, sẽ dẫn đến giảm mức độ sinh sản, giảm cạnh tranh giữa các cá thể, giảm mức tiêu thụ nguồn sống của quần thể.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xenlulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là

  • A Hội sinh
  • B Cộng sinh
  • C Hợp tác
  • D Kí sinh

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Mối tự cấy trùng roi trichomonas vào cơ thể. Trùng roi có enzim phân giải được xenlulôzơ ở gỗ mà mối ăn tạo các chất dinh dưỡng cho mối. Mối cung cấp môi trường sống, nước và gỗ cho trùng roi. Cả 2 loài đều có lợi và không thể sống tách nhau nên là quan hệ cộng sinh.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Trình tự các giai đoạn của tiến hóa

  • A Tiến hóa hóa học - Tiến hóa tiền sinh học.
  • B Tiến hóa hóa học - Tiến hóa tiền sinh học - Tiến hóa sinh học.
  • C Tiến hóa tiền sinh học - Tiến hóa hóa học - Tiến hóa sinh học.
  • D Tiến hóa hóa học - Tiến hóa sinh học - Tiến hóa tiền sinh học.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về các giai đoạn tiến hóa của sự sống trên Trái đất.

Lời giải chi tiết:

Các giai đoạn tiến hóa sự sống của trái đất theo thứ tự là: Tiến hóa hóa học - Tiến hóa tiền sinh học - Tiến hóa sinh học.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

  • A Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
  • B Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của các cá thể trong quần thể.
  • C Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.
  • D Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về kích thước của quần thể sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng. Ví dụ quần thể voi trong rừng mưa nhiệt đới thường có kích thước 25 con/quần thể; quần thể gà rừng khoảng 200 con/quần thể. Như vậy kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) không tỉ lệ thuận với kích thước cá thể trong quần thể.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?

  • A Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình.
  • B Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt.
  • C Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
  • D Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết về quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Những loài sử dụng cùng nguồn thức ăn vẫn chung sống trong cùng một sinh cảnh khi nguồn thức ăn dồi dào đủ cung cấp cho các loài.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Tiến hóa lớn là quá trình

  • A Biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
  • B Hình thành loài mới.
  • C Hình thành các nhóm phân loại trên loài.
  • D Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết tiến hóa lớn.

Lời giải chi tiết:

Tiến hóa lớn nghiên cứu về quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài và các mối quan hệ tiến hóa giữa các loài.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?

  • A Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
  • B Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
  • C Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
  • D Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết về quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Cá ép sống bám trên các loài cá lớn để được cá lớn mang đi xa hơn. Cá ép được lợi, các loài cá lớn không bị hại, không được lợi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ý nghĩa của sự phân tầng trong quần xã là

  • A Làm tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.
  • B Làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
  • C Làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
  • D Giúp các loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết đặc trưng về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã .

Lời giải chi tiết:

Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Nhìn chung sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa là

  • A Đột biến.
  • B Quá trình giao phối.
  • C Biến dị tổ hợp.
  • D Nguồn gen du nhập.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về các nhân tố tiến hóa.

Lời giải chi tiết:

Đột biến tạo ra các alen đột biến là nguồn biến dị sơ cấp, qua quá trình giao phối tạo nên biến di tổ hợp (nguồn biến dị thứ cấp) vô cùng phòng phú cho tiến hóa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có đặc điểm là

  • A Xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữac các cá thể trong quần thể, thường xuất hiện sau giai đoạn sinh sản.
  • B Thường gặp khi điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường, nhưng ít gặp trong thực tế.
  • C Thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả năng đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể .
  • D Các cá thể trong quần thế tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện tốt nhất.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về sự phân bố cá thể của quần thể.

Lời giải chi tiết:

Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến bị là nhân tố chính trong quá trình hình thành

  • A Nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.
  • B Các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
  • C Những biến dị cá thể.
  • D Các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết học thuyết tiến hóa cỉa Đacuyn.

Lời giải chi tiết:

Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến bị là nhân tố chính trong quá trình hình thành loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Kích thước của một quần thể không phải là

  • A Tổng số cá thể của nó.
  • B Năng lượng tích lũy trong nó.
  • C Kích thước nơi nó sống.
  • D Tổng sinh khối của nó.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Khái niệm kích thước của quần thể.

Lời giải chi tiết:

Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I) Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.

(II) Ổ sinh thái của mỗi loài trùng với nơi ở của chúng.

(III) Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi, …của rmỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

(IV) Các loài cùng sống trong một sinh cảnh không thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau.

  • A 2.
  • B 4.
  • C 3.
  • D 1.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về ổ sinh thái.

Lời giải chi tiết:

(I) đúng vì các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần, các ổ sinh thái khác về dinh dưỡng, nhiệt độ, … có thể khác nhau thì mức độ cạnh tranh thấp, vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.

(II) sai vì ổ sinh thái của một loài khác nơi ở của chúng, nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó.

(III) đúng vì kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi, …của rmỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

(IV) sai vì trong một sinh cảnh có các vùng phân bố nhiệt độ khác nhau, ví dụ trong nước 1 hồ thì nhiệt độ nước bề mặt cao hơn nhiệt độ nước ở đáy, các loài cùng sống trong một sinh cảnh có thể có các ổ sinh thái nhiệt độ khkác nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Các cực trị của kích thước quần thể là gì?

1. Kích thước tối thiểu.

2. Kích thước tối đa.

3. Kích thước trung bình.

4. Kích thước vừa phải.

Phương án đúng là

  • A 1,2.
  • B 3,4.
  • C 1,2,3.
  • D 2,3,4.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết các kích thước quần thể.

Lời giải chi tiết:

Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể có thể duy trì và phát triển. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?

  • A Cạnh tranh cùng loài.
  • B Quan hệ hỗ trợ.
  • C Kí sinh cùng loài.
  • D Cạnh tranh khác loài.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết đặc điểm các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

Lời giải chi tiết:

Cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau là quan hệ cạnh tranh cùng loài.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Các dạng biến động số lượng?

1. Biến động không theo chu kì.

2. Biến động theo chu kì.

3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường).

4. Biến động theo mùa vụ.

Phương án đúng là

  • A 1,2.
  • B 1,3,4.
  • C 2,3.
  • D 2,3,4.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Biến động theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường. Biến động theo mùa vụ là dạng biến động theo chu kì.

Biến động không theo chu kì là biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do điều kiện bất lợi của môi trường, hoạt động khai thác của con người, …

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở:

  • A Kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm.
  • B Cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
  • C Cộng sinh, hội sinh, kí sinh.
  • D Quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết đặc điểm các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Quan hệ hỗ trợ bao gồm cộng sinh, hội sinh và hợp tác.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Sự cạnh trannh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới

  • A Duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
  • B Tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.
  • C Giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.
  • D Tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn trong 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện

  • A Biến động theo chu kì nhiều năm.
  • B Biến động theo chu kì tuần trăng.
  • C Biến động theo chu kì mùa.
  • D Biến động theo chu kì ngày đêm.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn trong 10 năm 1 lần là biến động theo chu kì nhiều năm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Tuổi quần thể là:

  • A Thời gian sống thực tế của cá thể.
  • B Tuổi thọ trung bình của cá thể.
  • C Thời gian quần thể tồn tại trong sinh cảnh.
  • D Tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về nhóm tuổi của quần thể.

Lời giải chi tiết:

Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể.

  • A Cách li địa lí.
  • B Giao phối không ngẫu nhiên.
  • D Chọn lọc tự nhiên.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về quá trình hình thành loài.

Lời giải chi tiết:

Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển,… ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối nhau, góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
  • B Cách li địa lí ngăn cản các các thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
  • C Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
  • D Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí.

Lời giải chi tiết:

Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển,… ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối nhau, góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Tập hợp những quần thể nào sau đây là quần thể sinh vật?

  • A Những con cá sống trong Hồ Tây.
  • B Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.
  • C Những cây sống trên đồng cỏ Ba Vì.
  • D Những con tê giác một sừng sống trong vườn quốc gia Cát Tiên.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Khái niệm về quần thể sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

A, B, C đều là những tập hợp các cá thể của nhiều loài khác nhau nên không phải quần thể.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể thì sai là:

  • A Loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.
  • B Kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống.
  • C Loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.
  • D Kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về kích thước quần thể sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng. Ví dụ quần thể voi trong rừng mưa nhiệt đới thường có kích thước 25 con/quần thể; quần thể gà rừng khoảng 200 con/quần thể. Như vậy kích thước cơ thể của loài tỉ lệ nghịch với kích thước của quần thể.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Một quần xã ổn định thường có

  • A Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp.
  • B Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao.
  • C Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao.
  • D Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về đặc trưng cơ bản của quần xã.

Lời giải chi tiết:

Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. Một quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thẻ của loài cao.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở

  • A Đại Thái cổ.
  • B Đại Trung sinh.
  • C Đại Cổ sinh.
  • D Đại Tân sinh.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.

Lời giải chi tiết:

Loài người xuất hiện ở kỉ Đệ tứ thuộc Đại Tân sinh.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.
  • B Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
  • C Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.
  • D Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết về các mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Bò tiêu hóa được cỏ nhờ vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Vi sinh vật có được môi trường sống trong dạ cỏ, được bò cung cấp cỏ và nước cho hoạt động sống. Quan hệ này cả 2 đều có lợi và không thể sống tách rời nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện

  • A Biến động theo mùa.
  • B Biến động tuần trăng.
  • C Biến động không theo chu kì.
  • D Biến động nhiều năm.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Biến động theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường. Biến động không theo chu kì là biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do điều kiện bất lợi của môi trường, hoạt động khai thác của con người,…

Đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam là điều kiện bất lợi của môi trường xảy ra đột ngột không theo chu kì gây nên biến động số lượng của rau, hoa quả, cỏ, ếch nhái không theo chu kì.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Số lượng từng loại tuổi cá thể ở mỗi quần thể phản ánh

  • A Tuổi thọ quần thể.
  • B Tỉ lệ giới tính.
  • C Tỉ lệ nhóm tuổi hoặc cấu trúc tuổi.
  • D Tỉ lệ phân hóa.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết đặc trưng cơ bản về nhóm tuổi của quần thể sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Số lượng từng loại tuổi cá thể ở mỗi quần thể phản ánh tỉ lệ nhóm tuổi hoặc cấu trúc tuổi của quần thể.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ

  • A Cộng sinh.
  • B Cạnh tranh.
  • C Ký sinh.
  • D Hội sinh.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nấm và vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y và không thể tách rời.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là

  • A Bọ lá.
  • B Cây tràm.
  • C Tôm nước lợ.
  • D Cây mua.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết đặc trưng về thành phần loài trong quần xã.

Lời giải chi tiết:

Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác. Cây tràm chiếm số lượng phần lớn ở rừng U Minh.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Kích thước tối đa của quần thể bị giới hạn bởi yếu tố nào?

  • A Tỉ lệ sinh của quần thể.
  • B Nguồn sống của môi trường.
  • C Sức chứa của môi trường.
  • D Nguồn sống của quần thể.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về kích thước quần thể sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6oC, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 24oC, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20oC đến 35oC. Khoảng nhiệt độ từ 20oC đến 35oC được gọi là

  • A Điểm gây chết giới hạn trên.
  • B Khoảng thuận lợi.
  • C Giới hạn chịu đựng.
  • D Điểm gây chết giới hạn dưới.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về giới hạn sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Khoảng thuận lợi là là khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. Cá rô phi Việt Nam có các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20oC đến 35oC

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Xét các yếu tố sau đây

I. Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

II. Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể.

III. Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.

VI. Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là

  • A II,II và III.
  • B I và II.
  • C I, II, III và IV.
  • D I, II và IV.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết về kích thước quần thể sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Kích thước của quần thể luôn thay đổi và phụ thuộc vào 4 nhân tố: mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể. Các yếu tố gây ảnh hưởng đến 4 nhân tố trên đều làm thay đổi kích thước quần thể.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào

  • A Cạnh tranh cùng loài.
  • B Khống chế sinh học.
  • C Cân bằng sinh học.
  • D Cân bằng quần thể.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết quan hệ giữa các loài trong quần xã.

Lời giải chi tiết:

Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Ong mắt đỏ kiểm soát, hạn chế số lượng của sâu đục thân là hiện tượng khống chế sinh học.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Điều nào sau đây nói về kỉ Tam điệp là không đúng?

  • A Cá xương phát triển.
  • B Phân hóa bò sát cổ.
  • C Cây hạt trần ngự trị.
  • D Phân hóa cá xương.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.

Lời giải chi tiết:

Phân hóa cá xương diễn ra ở kỉ Đêvôn.

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close