Giải đề thi học kì 2 Sinh lớp 12 năm học 2020-2021 THPT Đoàn Thượng - Hải Dương

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Tiến hóa nhỏ là quá trình

  • A biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
  • B biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
  • C biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
  • D hình thành các nhóm phân loại trên loài.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

Lời giải chi tiết:

Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể đến một lúc làm xuất hiện sự cách li sinh sản của quần thể đó mới quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp

  • A các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học.
  • B các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học.
  • C các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học.
  • D các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về các giai đoạn trong quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái đất.

Lời giải chi tiết:

Tiến hóa hóa học là quá trình các chất hữu cơ đơn giản được tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa,…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu quần thể này giao phấn ngẫu nhiên thì thành phần kiểu gen ở F1 là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.

II. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên thì thu được F1 có 91% số cây đỏ.

III. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P tự thụ phấn thì thu được F1 có 1/9 số cây hoa trắng.

IV. Nếu quần thể này tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen ở F1 là 0,6AA : 0,2 Aa : 0,2 aa.

  • A 4.
  • B 2.
  • C 1.
  • D 3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về di truyền quần thể, tính tần số mỗi loại alen và xác định tỉ lệ kiểu gen thế hệ sau.

Lời giải chi tiết:

(P) 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa → 0,7A : 0,3a

I sai vì P giao phấn ngẫu nhiên → (F1) 0,49 AA : 0,42Aa : 0,09 aa.

II đúng vì (F1) 0,49 AA : 0,42Aa → 91% hoa đỏ.

III sai vì tất cả các cây hoa đỏ ở P 0,5AA : 0,4Aa → 7/9A : 2/9a tự thụ phấn → 4/81aa hoa trắng.

IV đúng vì P tự thụ phấn → (F1) 0,5AA : 0,4(1/4AA : 1/2Aa  1/4aa) : 0,1aa = 0,6AA : 0,2 Aa : 0,2 aa

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Phát biểu nào sau đây là đúng về hệ sinh thái?

  • A Trong hệ sinh thái, năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không.
  • B Trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng.
  • C Trong hệ sinh thái, nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất.
  • D Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, chất thải, các bộ phân rơi rụng  nên năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn chỉ khoảng 10%.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất?

  • A Cách li sinh thái.
  • B Cách li tập tính.
  • C Lai xa và đa bội hóa.
  • D Cách địa lí.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết quá trình hình thành loài.

Lời giải chi tiết:

Quá trình hình thành loài thông qua con đường cách li địa lý, cách li tập tính, cách li sinh thái thường trải qua nhiều giai đoạn trung gian nên xảy ra rất chậm.

Quá trình hình thành loài theo con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh nhất vì nó trực tiếp làm biến đổi vật chất di truyền của cá thể một cách nhanh chóng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Bể cá cảnh được gọi là

  • A hệ sinh thái “khép kín”
  • B hệ sinh thái vi mô
  • C hệ sinh thái tự nhiên
  • D hệ sinh thái nhân tạo

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết khái niệm về hệ sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Bể cá cảnh do con người tạo nên, thường xuyên được bổ sung thêm vật chất, năng lượng và được cải tạo. Đây là hệ sinh thái nhân tạo.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất vì

  • A nó định hướng quá trình tích lũy biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
  • B tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể gốc.
  • C đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
  • D diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về các nhân tố tiến hóa.

Lời giải chi tiết:

Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định, dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cơ quan tương đồng là những cơ quan

  • A có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
  • B có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
  • C cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
  • D cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết về bằng chứng giải phẫu so sánh.

Lời giải chi tiết:

Cơ quan tương đồng là những cơ quan cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng

  • A Thực vật
  • B Thực vật và động vật có khả năng di chuyển
  • C Động vật
  • D Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về quá trình hình thành loài cùng khu vực địa lí.

Lời giải chi tiết:

Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là quá trình hình thành loài cùng khu vực địa lí do đó thường gặp ở các loài hạn chế khả năng di chuyển.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Một loài thực vật, tính trạng màu sắc quả do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập tương tác bổ sung quy định. Khi trong kiểu gen có cả gen A và B thì quy định quả đỏ, chỉ có A hoặc B thì quy định quả vàng, không có A và B thì quy định quả xanh. Một quần thế đang cân bằng di truyền có tần số A = 0,6; B = 0,2. Biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết khi lấy ngẫu nhiên một cây quả đỏ, xác suất thu được cây thuần chủng là bao nhiêu?

  • A 1/21
  • B 2/21
  • C 5/21
  • D 3/121

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết di truyền quần thể tính tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể.

Lời giải chi tiết:

Quần thể cân bằng di truyền có (0,6A:0,4a).(0,2B:0,8b)

→ AABB 0,6x0,6x0,2x0,2 = 0,0144

Cây quả xanh có tỉ lệ 0,4x0,4x0,8x0,8 = 0,1024

Cây quả vàng có tỉ lệ 0,84A- x 0,64bb + 0,16aa x 0,36B- = 0,5952

Cây đỏ có tỉ lệ 1 - 0,1024 - 0,5952 = 0,3024

Khi lấy ngẫu nhiên một cây quả đỏ, xác suất thu được cây thuần chủng là 0,0144 : 0,3024 = 1/21.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:

  • A sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải.
  • B sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải.
  • C sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
  • D sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết về các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Hệ sinh thái có thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật bao gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

  • A Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
  • B Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
  • C Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.
  • D Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật .

Lời giải chi tiết:

A là kí sinh.

B hợp tác.

C hội sinh.

D cộng sinh.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Mục đích của phương pháp nghiên cứu tế bào học:

  • A tìm hiểu cấu trúc của tế bào.
  • B tìm ra quy luật di truyền của các tính trạng trong tế bào người.
  • C tìm ra vị trí của các gen ở trên NST để lập bản đồ di truyền.
  • D tìm ra khuyết tật về kiểu gen của các bệnh di truyền để điều trị kịp thời.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về di truyền y học.

Lời giải chi tiết:

Phương pháp nghiên cứu tế bào đó là phương pháp xác định số lượng NST và xác định cấu trúc của NST ở trong tế bào của những người có ngoại hình bất thường. Sử dụng phương pháp này sẽ tìm ra khuyết tật về kiểu gen của các bệnh di truyền để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:

  • A mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
  • B mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
  • C mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống.
  • D mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

Lời giải chi tiết:

Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống đảm bảo cho quần thể thích nghi tố hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là

  • A đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại nguyên sinh, đại tân sinh.
  • B đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.
  • C đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh.
  • D đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.

Lời giải chi tiết:

Lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp như sau:

(1) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

(2) Lai các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau với nhau.

(3) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.

(4) Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.

Trình tự đúng các công đoạn là:

  • A (1) → (2) → (4) → (3)
  • B (2) → (3) → (4) → (1)
  • C (4) → (1) → (2) → (3)
  • D (2) → (3) → (1) → (4)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về ứng dụng chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

Lời giải chi tiết:

Từ lâu các nhà chọn giống đã tạo các dòng thuần chủng khác nhau (1), sau đó lai giống (2) và chọn ra những tổ hợp gen mong muốn (4). Những cá thể có tổ hợp gen mong muốn sẽ được cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo các giống thuần chủng (3).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Trong các nhân tố tiến hóa, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là:

  • A đột biến.
  • B di - nhập gen.
  • C giao phối không ngẫu nhiên.
  • D chọn lọc tự nhiên.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về các nhân tố tiến hóa.

Lời giải chi tiết:

Tần số đột biến trong tự nhiên khoảng từ 10-6 đến 10-4 rất nhỏ nên đột biến làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết trong quá trình chọn lọc người ta đã đào thải các cá thể có kiểu hình lặn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại kiểu gen thu được ở F1

  • A 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.
  • B 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.
  • C 0,36AA : 0,24Aa : 0,04aa.
  • D ,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về di truyền quần thể có tác động của nhân tố tiến hóa.

Lời giải chi tiết:

Đào thải kiểu hình lặn (P) 0,45AA : 0,30Aa tự thụ phấn → 0,6AA : 0,4Aa

→ F1 0,6AA : 0,4 (1/4 AA:1/2 Aa : 1/4 aa) = 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas, trùng roi có enzim phân giải được xenlulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là

  • A hội sinh.
  • B hợp tác.
  • C kí sinh.
  • D cộng sinh.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết đặc điểm các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Mối tự cấy trùng roi Trichomonas vào cơ thể. Trùng roi có enzim phân giải được xenlulôzơ ở gỗ mà mối ăn tạo các chất dinh dưỡng cho mối. Mối cung cấp môi trường sống, nước và gỗ cho trùng roi. Cả 2 loài đều có lợi và không thể sống tách nhau nên là quan hệ cộng sinh.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở

  • A kết quả của quá trình lai xa khác loài.
  • B kết quả của quá trình lai xa và đa bội hóa nhiều lần.
  • C kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì.
  • D sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết hình thành loài cùng khu vực địa lí.

Lời giải chi tiết:

Loài lúa mì hiện nay được hình thành bằng cách lai xa kèm theo đa bội hóa nhiều lần.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Tập hợp những quần thể nào sau đây là quần thể sinh vật?

  • A Những con cá sống trong Hồ Tây.
  • B Những con tê giác một sừng sống trong vườn Quốc gia Cát Tiên.
  • C Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì.
  • D Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Khái niệm về quần thể sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

A, C, D đều là những tập hợp các cá thể của nhiều loài khác nhau nên không phải quần thể.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng:

  • A cấp 4.
  • B cấp 2.
  • C cấp 1.
  • D cấp 3.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về chuỗi thức ăn.

Lời giải chi tiết:

Sinh vật khởi đầu chuỗi thức ăn là tảo đơn bào sẽ là bậc dinh dưỡng cấp 1. Cá rô thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học, giúp giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh tật di truyền và điều trị trong một số trường hợp bệnh lí gọi là:

  • A Di truyền Y học.
  • B Di truyền học.
  • C Di truyền học Người.
  • D Di truyền Y học tư vấn.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về di truyền y học.

Lời giải chi tiết:

Di truyền Y học là ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học, giúp giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh tật di truyền và điều trị trong một số trường hợp bệnh lí.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Cho các phát biểu về vai trò của quan hệ cạnh tranh. Có mấy phát biểu đúng:

I. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.

II. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.

III. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

IV. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.

  • A 4
  • B 2
  • C 3
  • D 1

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

Lời giải chi tiết:

Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

I sai.

II, III, IV đúng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Hiện tượng giao phối gần sẽ dẫn đến làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng

  • A tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử.
  • B tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần số kiểu gen dị hợp tử.
  • C tăng tần số kiểu gen dị hợp tử và giảm dần số kiểu gen đồng hợp tử.
  • D giảm tần số kiểu gen dị hợp tử.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về giao phối không ngẫu nhiên.

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng giao phối gần sẽ dẫn đến làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần số kiểu gen dị hợp tử.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, F, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.

II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.

III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.

IV. Nếu loài A bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài H sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài A.

  • A 2
  • B 1
  • C 3
  • D 4

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về lưới thức ăn.

Lời giải chi tiết:

I sai vì có chuỗi thức ăn 6 bậc dinh dưỡng A → B → E → H → C → D.

II sai.

III đúng vì loài A là sinh vật sản xuất, là sinh vật khởi đầu tất cả các chuỗi thức ăn trong quần xã. Khi loại bỏ bớt cá thể của loài A thì các sinh vật tiêu thụ trong quần xã sẽ thiếu thức ăn nên số lượng giảm.

IV đúng vì H pử bậc dinh dưỡng cao hơn A nên H sẽ nhiễm độc ở nồng độ cao hơn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6oC, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 24oC, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20oC đến 35oC. Khoảng nhiệt độ từ 20oC đến 35oC được gọi là

  • A Điểm gây chết giới hạn trên.
  • B Khoảng thuận lợi.
  • C Giới hạn chịu đựng.
  • D Điểm gây chết giới hạn dưới.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về giới hạn sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Khoảng thuận lợi là là khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. Cá rô phi Việt Nam có các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20oC đến 35oC

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Trong một ao, người ta nuôi kết hợp nhiều loại cá: trắm cỏ, trắm đen, mè trắng, mè hoa, trôi, chép,… vì

  • A mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
  • B tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.
  • C tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
  • D tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về đặc trưng phân bố cá thể trong không gian của quần xã.

Lời giải chi tiết:

Trong một ao, người ta nuôi kết hợp nhiều loại cá: trắm cỏ, trắm đen, mè trắng, mè hoa, trôi, chép,… vì mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo..

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Những thành quả nào sau đây có được ở cây trồng mà không phải do công nghệ gen?

  • A Giống lúa “gạo vàng”.
  • B Giống bông kháng sâu hại.
  • C Giống lúa lùn năng suất cao IR22.
  • D Giống cà chua để lâu không bị hư hỏng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết về tạo giống nhờ công nghệ gen.

Lời giải chi tiết:

Giống lúa lùn năng suất cao IR22 là thành tựu của chọn giống dựa trên nguồn biến dịi tổ hợp.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng này biểu hiện cho

  • A cách li tập tính.
  • B cách li mùa vụ.
  • C cách li sau hợp tử.
  • D cách li trước hợp tử.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết cơ chế cách li sinh sản giữa các loài.

Lời giải chi tiết:

Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Như vậy đã có sự thụ tinh khác loài hình thành hợp tử, hợp tử phát triển thành con lai nhưng có sự ngăn cản con lai hữu thụ. Đây là biểu hiện cách li sau hợp tử.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có đặc điểm là

  • A xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, thường xuất hiện sau giai đoạn sinh sản.
  • B thường gặp khi điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường nhưng ít gặp trong thực tế.
  • C thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả năng đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể.
  • D các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về sự phân bố các cá thể của quần thể.

Lời giải chi tiết:

Phân bố theo nhóm là kiểu các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là:

  • A 0,54AA : 0,12Aa : 0,34aa.
  • B 0,57AA : 0,06Aa : 0,37aa.
  • C 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
  • D 0,48AA : 0,24Aa : 0,28aa.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết di truyền quần thể.

Lời giải chi tiết:

F1 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa tự thụ phấn

→F3: Aa = 0,48 x 1/4 = 0,12

AA = 0,36 + (0,48 - 0,12) : 2 = 0,54

Aa = 0,16 + (0,48 - 0,12) : 2 = 0,34

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh thái?

  • A Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
  • B Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng.
  • C Tháp sinh khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
  • D Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về tháp sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ vì thất thoát năng lượng qua các bậc dinh dưỡng là rất lớn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Cách li trước hợp tử là

  • A trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.
  • B trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.
  • C trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.
  • D trở ngại ngăn cản con lai phát triển.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cách li trước hợp tử là trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Trong giờ thực hành, một bạn học sinh đã mô tả ngắn gọn quan hệ sinh thái giữa các loài trong một vườn xoài như sau: Cây xoài là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn quả, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và loài động vật ăn rễ cây. Chim ăn sâu, côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Từ các mô tả này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

II. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là động vật tiêu thụ bậc 2, cũng có thể là động vật ăn thịt bậc 3.

VI. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

  • A 2
  • B 4
  • C 1
  • D 3

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về lưới thức ăn.

Lời giải chi tiết:

I, III đúng.

II sai vì nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh, chim ăn thịt cỡ lớn vẫn có thức ăn khác là chim sâu và chim ăn hạt, trong khi rắn và thú ăn thịt chỉ ăn động vật ăn rễ cây. Do đó sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn ít gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

VI sai vì các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau, còn các ổ sinh thái khác khôn trùng nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Người ta thường sử dụng chất cônsixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao đối với loài nào sau đây?

  • A cây dâu tằm.
  • B thỏ.
  • C cây ngô.
  • D cây đậu tương.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.

Lời giải chi tiết:

Với việc sử dụng cônsixin, người ta đã tạo ra được các giống cây dâu tằm tứ bội, sau đó lai nó với dạng lưỡng bội để tạo ra dạng tam bội có nănng suất lá cao dùng cho ngành chăn nuôi tằm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:

  • A làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
  • B duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
  • C tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
  • D làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về sự phân bố cá thể của quần thể.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Dưới đây là các bước trong quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật

(1) Chọn vật liệu nuôi cấy

(2) Cấy cây vào môi trường thích ứng

(3) Trồng cây trong vườn ươm

(4) Khử trùng

(5) Tạo rễ

(6) Tạo chồi trong môi trường nhân tạo

Trình tự đúng trong quy trình nuôi cấy mô tế bào thực vật là

  • A (1) → (4) → (6) → (5) → (2) → (3).
  • B (1) → (2) → (3) → (5) → (6) → (4).
  • C (1) → (4) → (5) → (6) → (2) → (3).
  • D (1) → (3) → (6) → (5) → (2) → (4).

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về tạo giống bằng công nghệ tế bào.

Lời giải chi tiết:

Quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật: (1) Chọn vật liệu nuôi cấy → (4) Khử trùng → (6) Tạo chồi trong môi trường nhân tạo →  (5) Tạo rễ →  (2) Cấy cây vào môi trường thích ứng →  (3) Trồng cây trong vườn ươm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là

  • A loài.
  • B phân tử.
  • C quần thể.
  • D cá thể.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết về học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

Lời giải chi tiết:

Qúa trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn ra không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Mục đích của di truyền tư vấn là

1. Giải thích nguyên nhân, cơ chế về khả năng mắc bệnh di truyền ở thế hệ sau.

2. Cho lời khuyên về kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen lặn.

3. Cho lời khuyên về sinh sản để hạn chế sinh ra những đứa trẻ tật nguyền.

4. Xây dựng phả hệ di truyền của những người đến tư vấn di truyền.

Phương án đúng là

  • A 2,3,4.
  • B 1,2,4.
  • C 1,3,4.
  • D 1,2,3.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về di truyền Y học tư vấn.

Lời giải chi tiết:

Di truyền Y học tư vấn có nhiệm vụ chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau.

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close