Giải đề thi học kì 2 Sinh lớp 12 năm 2020-2021 TP Cần ThơLàm bàiCâu hỏi 1 : Kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật phổ biến nhất trong tự nhiên là phân bố
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết đặc điểm các kiểu phân bố cá thể trong quần thể. Lời giải chi tiết: Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất. Các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất do điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường. Câu hỏi 2 : Các nhà địa chât học đã chia lịch sử phát triển của sinh giới thành các đại địa chất theo thứ tự từ xưa đến nay là
Đáp án: C Phương pháp giải: Bảng các đại địa chất và sinh vật tương ứng. Lời giải chi tiết: Lịch sử phát triển của sinh giới thành các đại địa chất theo thứ tự từ xưa đến nay là Thái cổ → Nguyên sinh → Cổ sinh →Trung sinh → Tân sinh. Câu hỏi 3 : Trong quần thể sinh vật, các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Lời giải chi tiết: Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể là hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Đối kháng, cộng sinh là các quan hệ khác loài trong quần xã. Câu hỏi 4 : Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất được chia thành các giai đoạn theo trình tự là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết nguồn gốc của sự sống. Lời giải chi tiết: Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất được chia thành các giai đoạn theo trình tự tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học. Câu hỏi 5 : Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không giao phối với nhau là loại cách li
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết cách li sinh sản giữa các loài. Lời giải chi tiết: Cách li cơ học là hiện tượng các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. Câu hỏi 6 : Bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới là
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết bằng chứng tiến hóa. Lời giải chi tiết: Các bằng chứng về giải phẫu, cơ quan tương tự, cơ quan tương đồng là những bằng chứng nghiên cứu gián tiếp lịch sử phát triển của sinh giới. Hóa thạch là các di tích của các sinh vật đã từng sống trong các thời đại trước do đó là bằng chứng trực tiếp nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới. Câu hỏi 7 : Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật. Lời giải chi tiết: Thành phần loài là đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật. Mật độ cá thể, tỉ lệ giới tính và cấu trúc tuổi là các đặc trưng cơ bản của quần thể. Câu hỏi 8 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở là
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết tiến hóa nhỏ. Lời giải chi tiết: Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể, diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngững dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. Như vậy, quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa và quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện. Câu hỏi 9 : Nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật tiêu thụ trong hệ sinh thái?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết khái niệm các sinh vật trong lưới thức ăn của hệ sinh thái. Lời giải chi tiết: Sinh vật tiêu thụ là sinh vật ăn các sinh vật khác do đó động vật là sinh vật tiêu thụ. Thực vật và vi khuẩn lam có khả năng quang hợp tự dưỡng nên là sinh vật sản xuất. Nấm là sinh vật phân giải. Câu hỏi 10 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài là kết quả của
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết tiến hóa lớn. Lời giải chi tiết: Tiến hóa lớn nghiên cứu về quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài và các mối quan hệ tiến hóa giữa các loài. Câu hỏi 11 : Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, thực hiện chức năng khác nhau là cơ quan
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết bằng chứng giải phẫu so sánh. Lời giải chi tiết: Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tạo có thể thực hiện chức năng khác nhau là cơ quan tương đồng. Câu hỏi 12 : Theo thuyết tiến hóa của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết tiến hóa của Đacuyn. Lời giải chi tiết: Đacuyn đưa ra được cơ chế tiến hóa chính là CLTN. CLTN là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. Đối tượng của CLTN là các cá thể. Câu hỏi 13 : Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển được gọi là
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết khái niệm ổ sinh thái. Lời giải chi tiết: Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển. Câu hỏi 14 : Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã sinh vật do có số lượng nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh được gọi là
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết đặc trưng về thành phần loài trong quần xã. Lời giải chi tiết: Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh. Câu hỏi 15 : Phương thức hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết hình thành loài cùng khu vực địa lí. Lời giải chi tiết: Nhiều loài thực vật có họ hàng gần gũi có thể thụ phấn cho nhau tạo nên con lai có sức sống nhưng bất thụ, trong trường hợp con lai đột biến đa bội hóa thì sẽ có khả năng sinh sản và trở thành loài mới. Câu hỏi 16 : Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở đại
Đáp án: C Phương pháp giải: Dựa vào bảng các đại địa chất và sinh vật tương ứng. Lời giải chi tiết: Các nhóm linh trưởng phát sinh trong kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh. Câu hỏi 17 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết hình thành loài khác khu vực địa lí. Lời giải chi tiết: Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển,… ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. Câu hỏi 18 : Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái. Lời giải chi tiết: Sinh vật sản xuất là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ, gồm thực vật là chủ yếu và một số vi sinh vật tự dưỡng. Câu hỏi 19 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biẻu nào sau đây đúng về di - nhập gen?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết về các nhân tố tiến hóa. Lời giải chi tiết: Di - nhập gen là hiện tượng các quần thể không cách li hoàn toàn với nhau, có sự trao đổi các cá thể hoặc giao tử do đó sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen về tần số alen của quần thể. Di - nhập gen là nhân tố không có hướng xác định, có thể mang đến alen có lợi hoặc alen có hại cho quần thể. Câu hỏi 20 : Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
Đáp án: C Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm quần thể sinh vật. Lời giải chi tiết: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới. A, B, D là tập hợp các cá thể thuộc nhiều loài khác nhau nên không phải quần thể sinh vật. Câu hỏi 21 : Đặc điểm chung của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong 1 quần xã sinh vật là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết đặc điểm các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật. Lời giải chi tiết: Quan hệ hỗ trợ bao gồm cộng sinh, hội sinh và hợp tác. Trong quan hệ cộng sinh và hợp tác thì các loài sinh vật tham gia quan hệ đều có lợi; trong quan hệ hội sinh thì một loài có lợi, một loài không có lợi, cũng không bị hại. Câu hỏi 22 : Bằng chứng tiến hóa nào sau đây không phải là bằng chứng sinh học phân tử?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết về bằng chứng tiến hóa. Lời giải chi tiết: Bằng chứng tế bào học là tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào. Bằng chứng sinh học phân tử là các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung bộ mã di truyền, ADN cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit và dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo prôtêin. Câu hỏi 23 : Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố sinh thái hữu sinh.
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết về các nhân tố sinh thái. Lời giải chi tiết: Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh. Câu hỏi 24 : Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), các nhà khoa học nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được như sau: Căn cứ vào kết quả này, có thể kết luận loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất với loài người là
Đáp án: A Phương pháp giải: Dựa trên mức độ giống nhau về ADN có thể xác định được quan hệ họ hàng giữa các loài. Lời giải chi tiết: Trong 4 loài Khỉ Rhesut, tinh tinh, vượn Gibbon và khỉ Vervet thì tinh tinh có tỉ lệ % giống nhau so với ADN người là cao nhất (97,6%) do đó tinh tinh có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với loài người. Câu hỏi 25 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết về các nhân tố tiến hóa. Lời giải chi tiết: Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp ( các alen đột biến), quá trình giao pjối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp (biến dị tổ hợp) vô cùng phong phú cho quá trình tiến hóa. Câu hỏi 26 : Kiểu diễn thế sinh thái khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả hình thành nên quần xã tương đối ổn định được gọi là diễn thế
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết đặc điểm các kiểu diễn thế sinh thái. Lời giải chi tiết: Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong, tiếp theo là giai đoạn hỗn hợp gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Giai đoạn cuối hình thành quần xã ổn định tương đối. Câu hỏi 27 : Theo thuyết tiến hóa Đacuyn, nhiều giống vật nuôi, cây trồng được tạo ra từ một số ít các loài hoang dại là kết quả phân li tính trạng trong
Đáp án: A Phương pháp giải: Lí thuyết học thuyết tiến hóa Đacuyn. Lời giải chi tiết: Đacuyn gọi chọn lọc nhân tạo là quá trình con người chủ động chọn ra những cá thể có các biến dị mà mình mong muốn rồi cho chúng giao phối với nhau để tạo nên giống mới và loại đi những cá thể có các biến dị không mong muốn. Qua hàng nghìn năm chọn lọc, con người đã tạo ra rất nhiều loài vật nuôi cây trồng từ một số ít các loài hoang dại mới được thuần dưỡng ban đầu. Câu hỏi 28 : Xét các nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của 1 quần thể sinh vật gồm mức độ sinh sản (b), mức độ tử vong (d), mức độ xuất cư (e) và mức độ nhập cư (i). Theo lí thuyết, trường hợp nào sau đây thì kích thước quần thể tăng?
Đáp án: C Phương pháp giải: Công thức tính kích thước quần thể. Lời giải chi tiết: Nt = No + b - d + i - e. Trong đó: Nt, No: Số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t và to b: Mức sinh sản d: Mức tử vong i: Mức nhập cư e: Mức di cư Do đó kích thước quần thể tăng khi b + i > d + e. Câu hỏi 29 : Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về hình thái, cấu tạo giải phẫu của nhóm cây ưa sáng?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết thích nghi của sinh vật với ánh sáng. Lời giải chi tiết: Cây ưa sáng mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng, có đặc điểm chịu được ánh sáng mạnh như lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, lá xếp nghiêng so với mặt đất, nhờ đó mà tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá,… Câu hỏi 30 : Trong các hệ sinh thái sau đây, có bao nhiêu hệ sinh thái nhân tạo? I. Đồng ruộng. II. Thảo nguyên. III. Rừng trồng. IV. Thành phố.
Đáp án: D Phương pháp giải: Lí thuyết đặc điểm hệ sinh thái nhân tạo. Lời giải chi tiết: Hệ sinh thái nhân tạo là các hệ sinh thái mới tạo ra do con người cải tạo thiên nhiên và xây dựng. Ví dụ như đồng ruộng, rừng trồng, thành phố,… Câu hỏi 31 : Giả sử loài H có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 20oC đến 35oC, giới hạn sinh thái về độ ẩm từ 72% đến 95%. Theo lí thuyết, loài H có thể sống trong môi trường nào sau đây?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết về giới hạn sinh thái. Lời giải chi tiết: A môi trường có nhiệt độ từ 12oC < 20oC nên loài H có thể chết. B môi trường có độ ẩm từ 60% < 72% nên loài H có thể chết. C môi trường có nhiệt độ trên 36oC > 35oC nên loài H chết. Câu hỏi 32 : Khi nói về diễn thế sinh thái, trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Diễn thế thứ sinh luôn hình thành nên quần xã sinh vật tương đối ổn định theo thời gian. II. Song song với quá trình biến đổi quần xã sinh vật là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường sống. III. Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã sinh vật. IV. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật.
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết về diễn thế sinh thái. Lời giải chi tiết: I sai vì trong điều kiện thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định. Tuy nhiên trong thực tế thuoèng gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp nên hình thành quần xã bị suy thoái. II, III, IV đúng. Câu hỏi 33 : Phát biểu nào sau đây không đúng về hệ sinh thái?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết hệ sinh thái. Lời giải chi tiết: A không đúng vì trong hệ sinh thái nhân tạo, ngoài nguồn năng lượng sử dụng giống như các hẹ sinh thái tự nhiên, để nâng cao hiệu quả sử dụng, người ta bổ sung cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng khác, cải tạo hệ sinh thái để tăng năng suất. Câu hỏi 34 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới? I. Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. II. Quá trình hình thành loài có thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. III. Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội. IV. Quá trình hình thành loài mới gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: I, II, III, IV đều đúng. Câu hỏi 35 : Phát biểu nào sau đây đúng về sự phân tầng trong quần xã sinh vật?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã. Lời giải chi tiết: Sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. Câu hỏi 36 : Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,49 BB : 0,35 Bb : 0,16 bb. Biết 1 gen quy định 1 tính trạng và alen B trội hoàn toàn so với alen b. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng về quần thể này? I. Nếu chỉ có tác động của giao phối không ngẫu nhiên thì tần số các alen không thay đổi qua các thế hệ. II. Nếu có tác động của chọn lọc tự nhiên thì alen B có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen b có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. IV. Nếu trong quần thể xuất hiện thêm alen mới thì có thể do tác động của nhân tố đột biến.
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết về nhân tố tiến hóa. Lời giải chi tiết: I đúng vì giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen, không làm thay đổi tần số alen trong quần thể. II đúng vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, nếu CLTN chống alen trội B thì có thể loại bỏ hoàn toàn alen B khỏi quần thể vì gen trội biểu hiện ngay ra kiểu hình dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp. III đúng vì các yếu tố ngẫu nhiên không có hướng xác định nên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen khỏi quần thể. IV đúng vì đột biến có thể tạo ra alen mới trong quần thể. Câu hỏi 37 : Quan hệ sinh thái nào sau đây không phải là quan hệ đối kháng trong quần xã sinh vật?
Đáp án: C Phương pháp giải: Đặc điểm quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã. Lời giải chi tiết: Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động vi sinh vật xung quanh và tảo giáp nở hoa gây độc cho cá ở trong cùng môi trường sống là quan hệ ức chế cảm nhiễm. Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu là quan hệ cộng sinh. Cây tầm gửi sống trên cây thân gỗ ở rừng mưa nhiệt đới là quan hệ kí sinh. Câu hỏi 38 : Xét 4 quần thể sinh vật của một loài (được kí hiêu là K, M, O, S) sống ở 4 môi trường có khu phân bố ổn định và không có hiện tượng phát tán cá thể. Diện tích môi trường phân bố và mật độ của 4 quần thể sinh vật được thể hiện qua bảng sau: Dựa vào kết quả ở bảng trên, quần thể sinh vật có kích thước lớn nhất là
Đáp án: B Phương pháp giải: Công thức tính kích thước quần thể. Lời giải chi tiết: Kích thước quần thể = mật độ × diện tích môi trường. Kích thước quần thể K = 173 × 316 = 54668 (cá thể) Kích thước quần thể M =314 × 180 =56520 (cá thể) Kích thước quần thể O = 219 × 244 = 53436 (cá thể) Kích thước quần thể S = 301 × 196 = 58996 (cá thể) Quần thể S có kích thước lớn nhất. Câu hỏi 39 : Phát biểu nào sau đây đúng về đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật. Lời giải chi tiết: Số lượng các loài trong quần xã và số luộng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. Một quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao. Câu hỏi 40 : Ví dụ nào sau đây minh họa về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?
Đáp án: D Phương pháp giải: Đặc điểm biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì và không theo chu kì. Lời giải chi tiết: Cháy rừng là nguyên nhân ngẫu nhiên, không có chu kì nên số lượng tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh do cháy rừng là biến động số lượng không theo chu kì.
|