Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 12Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Địa lí 12 Đề bài Câu 1 : Ngoài lợi ích kinh tế, việc mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đi đôi với việc bảo vệ rừng nhằm mục đích A. bảo vệ môi trường sinh thái. B. đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. C. sản xuất hàng hóa xuất khẩu. D. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Câu 2: Hiện nay, ngành công nghiệp năng lượng của nước ta phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở tự nhiên nào? A. Có nguồn lao động dồi dào, có trình độ. B. Có mỏ than Quảng Ninh trữ lượng lớn. C. Có tiềm năng thủy điện rất lớn. D. Trữ lượng than, dầu khí và trữ năng thủy điện lớn. D. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biển. Câu 3: Nhận định nào sau đây không phải đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta? A. Sản xuất với quy mô nhỏ, phân tán. B. Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công. C. Mục đích sản xuất tạo ra nhiều lợi nhuận. D. Sản phẩm chủ yếu tiêu dùng tại chỗ. Câu 4: Vùng nào sau đây có sản lượng lương thực bình quân đầu người cao nhất nước ta? A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết năm 2007 nước ta xuất khẩu mặt hàng nào chiếm tỉ trọng lớn nhất? A. Thủy sản. B. Nông, lâm sản. C. Công nghiệp nặng và khoáng sản. D. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. Câu 6: Cho biểu đồ sau: Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình sản xuất than, dầu mỏ và điện ở nước ta, giai đoạn 2000 - 2012? A. Sản lượng điện tăng liên tục. B. Sản lượng dầu mỏ tăng liên tục. C. Sản lượng than tăng 36,5 lần. D. Sản lượng dầu mỏ tăng nhanh nhất. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Cà Mau không có ngành công nghiệp nào sau đây? A. Hóa chất, phân bón. B. Sản xuất ôtô. C. Chế biến nông sản. D. Cơ khí. Câu 8: Yếu tố cơ bản nhất để cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh loại hình du lịch biển đảo là A. nhiều rạn san hô đẹp. B. khí hậu có hai mùa rõ rệt. C. các bãi tắm, đảo gần bờ đẹp nổi tiếng. D. đường bờ biển dài. Câu 9: Với khí hậu phân hóa theo độ cao và có mùa đông lạnh nên Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển được A. cây lương thực. B. cây công nghiệp ngắn ngày. C. cây công nghiệp nhiệt đới. D. cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới. và ôn đới. Câu 10: Tuyến đường có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội phía Tây của nước ta là A. đường sắt Thống nhất. B. quốc lộ số 8. C. quốc lộ số 9. D. đường Hồ Chí Minh. Câu 11: Dựa vào số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ phi nông nghiệp thì mạng lưới đô thị nước ta chia thành: A. 6 loại. B. 4 loại. C. 3 loại. D. 5 loại. Câu 12: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, Quốc lộ 1 ở nước ta chạy suốt từ A. Cửa khẩu Móng Cái đến Hà Tiên. B. Cửa khẩu Thanh Thủy đến Cà Mau. C. Cửa khẩu Hữu Nghị đến Năm Căn. D. Cửa khẩu Lào Cai đến thành phố Cần Thơ. Câu 13: Việc nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam có vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 14: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thể hiện rõ qua A. tỉ trọng ngành dịch vụ tăng. B. tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng giảm. C. tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư tăng. D. tỉ trọng ngành dịch vụ giảm. Câu 15: Nhân tố nào sau đây gây sức ép đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng? A. Một số loại tài nguyên bị xuống cấp. B. Dân số đông, mật độ dân số cao nhất nước. C. Sự thất thường của khí hậu. D. Tài nguyên khoáng sản không giàu có. Câu 16: Khu vực đồi trước núi của vùng Bắc Trung Bộ nước ta có thế mạnh vượt trội về A. Khai thác khoáng sản, chăn nuôi gia cầm. B. Chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp lâu năm. C. Chăn nuôi gia cầm, gia súc lớn. D. Phát triển thủy điện, nhiệt điện. Câu 17: Về tự nhiên, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên là A. Mùa mưa tập trung vào thu - đông. B. Diện tích rừng giảm nhanh. C. Mùa khô kéo dài. D. Tiềm năng thủy điện nhỏ. Câu 18: Nhận định nào sau đây không đúng về tình hình phát triển ngành chăn nuôi của nước ta? A. Chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa. B. Bước đầu phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại. C. Hiệu quả chăn nuôi rất cao và ổn định. D. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo. Câu 19: Phía Bắc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp với vùng A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 20: Những thành tựu trong lĩnh vực phát triển văn hóa, giáo dục và y tế đã tác động đến nguồn lao động nước ta là A. tăng tỉ lệ lao động phổ thông. B. kinh nghiệm sản xuất được tích lũy. C. chất lượng lao động được nâng lên. D. số lượng lao động được tăng lên. Câu 21: Điều kiện tự nhiên nào thuận lợi để nước ta phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt? A. Có nhiều đầm phá. B. Đường bờ biển dài, ngư trường rộng lớn. C. Có nhiều sông lớn, ao hồ, vũng vịnh. D. Diện tích vùng biển rộng. Câu 22 : Hoạt động kinh tế nào sau đây ở vùng Bắc Trung Bộ phát triển mạnh hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Khai thác tổng hợp kinh tế biển. B. Khai thác và chế biến lâm sản. C. Phát triển du lịch biển. D. Sản xuất muối ven biển. Câu 23: Dựa vào Atlat Địa lí trang 13, loại đất nào chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu đất nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng? A. Đất chuyên dùng. B. Đất phèn. C. Đất mặn. D. Đất phù sa sông. Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng về chất lượng nguồn lao động của nước ta? A. Lao động có trình độ chuyên môn cao phân bố đều ở các vùng. B. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng lên. C. Người lao động có tính cần cù, sáng tạo, ham học hỏi. D. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Câu 25: Việc phát huy thế mạnh nông - lâm - ngư là một cơ sở để đẩy mạnh công nghiệp hóa của vùng Bắc Trung Bộ nhằm cung cấp A. lương thực để xuất khẩu thu ngoại tệ. B. thức ăn cho chăn nuôi. C. lương thực cho công nghiệp. D. nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Câu 26: Nhận xét nào sau đây không đúng về định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng trong thời gian gần đây? A. Tăng tỉ trọng nông - lâm - ngư. B. Đẩy mạnh phát triển ngành du lịch. C. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. D. Phát triển các ngành tài chính, ngân hàng. Câu 27: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào không thuộc tiểu vùng Đông Bắc của Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Hòa Bình. B. Hà Giang. C. Lào Cai. D. Yên Bái. Câu 28: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng vì A. có nhiều cửa khẩu quốc tế thông thương với nước ngoài. B. địa hình là khối cao nguyên xếp tầng có quan hệ chặt chẽ với khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. C. là nơi án ngữ một vùng trên cao, rộng lớn lại tiếp giáp với hai nước Lào và Campuchia. D. có tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên qua toàn bộ vùng. Câu 29 Cho bảng số liệu: LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC HANG NĂM PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn người) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét sau đây đúng về lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2005 – 2015? A. Lao động nông thôn tăng nhanh hơn lao động thành thị. B. Lao động thành thị tăng nhanh hơn lao động nông thôn. C. Lao động thành thị tăng, lao động nông thôn giảm. D. Lao động nông thôn ít hơn lao động thành thị. Câu 30: Nhận định nào sau đây không đúng với xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay? A. Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa. B. Giảm tỉ trọng trong giá trị sản xuất nông nghiệp. C. Tăng tỉ trọng các sản phẩm không qua giết thịt. D. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
Phương pháp giải - Xem chi tiết Tổng hợp. Lời giải chi tiết Câu 1 Lời giải: Việc mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đi đôi với việc bảo vệ rừng nhằm mục đích bảo vệ rừng do trong những năm gần đây, nạn phá rừng hoành hành, suy giảm lớp phủ rừng, đe dọa môi trường sống của các loài sinh vật, hạ mực nước ngầm. Câu 2 Lời giải: Ngành công nghiệp năng lượng của nước ta gồm 2 phân ngành đó là khai thác nguyên, nhiên liệu va sản xuất điện trong đó, cơ sở tự nhiên là chúng ta có trữ lượng than dồi dào, có tiềm năng về dầu khí và trữ lượng thủy điện lớn. Câu 3 Lời giải: Nền nông nghiệp cổ truyền được đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp. Trong nền nông nghiệp cổ truyền, mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩn, và phần lớn đều tiêu dùng tại chỗ, đó là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cung tự cấp. Như vậy C sai Câu 4 Lời giải: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích và trên 50 sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay là trên 1000kg/năm. Câu 5 Lời giải: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24 Câu 6 Lời giải: Quan sát vào biểu đồ ta thấy: Sản lượng điện tăng liên tục giai đoạn 2000 – 2012. Sản lượng than và dầu mỏ có sự biến động trong giai đoạn 2000 – 2012 Như vậy, A đúng Câu 7 Lời giải: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 Câu 8 Lời giải: Duyên Hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển đẹp như Mĩ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định)… Khu vực này phát triển tổng thể du lịch biển gắn liền với du lịch biển đảo và hàng loạt các hoạt động nghỉ dưỡng, thể thao khác nhau. Câu 9 Lời giải: Khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Khu vực đông bắc chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh nhất, khu vực Tây Bắc yếu hơn nhưng do địa hình cao lên mùa đông vẫn lạnh => phát triển mạnh các câu công nghiệp cận nhiệt và ôn đới. Câu 10 Lời giải: Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ 2 của nước ta. Có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội của dải đất phía tây đất nước. Câu 11 Lời giải: Căn cứ vào các yếu tố cơ bản nói trên, đô thị ở Việt Nam hiện nay được phân thành 6 loại Câu 12 Lời giải: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, quốc lộ bắt đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nằm tại thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, và kết thúc tại thị trấn Năm Căn nằm trong địa phận huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau với tổng chiều dài 2360 km. Câu 13 Lời giải: Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam không chỉ làm tăng vai trò trung chuyển của Duyên hải miền Trung, mà còn giúp đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ với nhau và với thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung. Bộ với nhau và với thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung. Câu 14 Lời giải: Xu hướng chung về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực 1, tăng tỉ trọng khu vực 2 và khu vực 3 trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, phù hợp với hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 15 Lời giải: ĐBSH là vùng có mật độ dân số đông, mật độ dân số của vùng lên đến 1.060 người/km2 (2019). Đây cũng là hạn chế lớn của vùng khi mật độ dân số đông, các vấn đề xã hội như thiếu việc làm, nhà ở …. Là những vấn đề nan giải. Câu 16 Lời giải: Vùng đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về chăn nuôi trâu bò và trồng cây công nghiệp lâu năm. Câu 17 Lời giải: Về tự nhiên, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên là mùa khô kéo dài có khi kéo dài 4 đến 5 tháng. Mực nước ngầm hạ thấp, công tác thủy lợi gặp nhiều khó khăn. Câu 18 Lời giải Câu 19 Lời giải: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13,14 Câu 20 Lời giải: Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhỡ những thành tựu trong phát triển văn hóa giáo dục và y tế. Câu 21 Lời giải: Nuôi trồng thủy sản cần có diện tích mặt nước, với thủy sản nước ngọt là các ao hồ đầm, sông suối tự nhiên và nhân tạo, với nước mặn là các vùng vịnh, vũng biển kín gió. Câu 22 Lời giải: Vùng Bắc Trung Bộ có thế mạnh phát triển các hoạt động khai thác và chế biển lâm sản, với diện tích rừng rộng lớn chiếm khoảng 20% diện tích rừng cả nước, độ che phủ 47,8%. Còn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích rừng thấp, độ che phủ rừng khoảng 39% toàn vùng. Câu 23 Lời giải Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13. Câu 24 Lời giải: Nguồn lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với truyền thống của dân tộc, được tích lũy qua nhiều thế hệ. Chất lượng lao động ngày càng đuộc nâng lên nhờ những thành tựu văn hóa, giáo dục, y tế,. Tuy nhiên, lực lượng lao động ở trình độ cao còn ít, và phân bố chưa đồng đều ở các vùng. => Chọn A. Câu 25 Lời giải: Nông – lâm – ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, là cơ sở ban đầu cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Câu 26 Lời giải: Nhận xét A không đúng: việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH đang theo xu hướng giảm tỉ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Bên cạnh đó, du lịch sẽ có 1 vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng, các dịch vụ như tài chính, ngân hàng cũng phát triển mạnh để đẩy nhanh tốc độ phát triển. Câu 27 Lời giải: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26 Câu 28 Lời giải Tây Nguyên có đường biên giới trên bộ với hai quốc gia là Lào và Campchia. - Nằm trên khu vực địa hình cao, rộng lớn (trong lịch sử Tây Nguyên được xem như là nóc nhà của Đông Dương) ⇒ Vì vậy Tây Nguyên có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng. Câu 29 Lời giải Dựa vào bảng số liệu, có thể thấy, nhìn chung tổng số dân lao động đều tăng theo các năm. Về thành thị, số lao động tăng từ 10689,1 nghìn người lên 16374,8 nghìn người, tăng 5685,7 nghìn người. Về nông thôn, số lao động tăng từ 32085,8 nghìn người lên 36465,2 nghìn người, tăng 4379,4 nghìn người. ð Lao động thành thị tăng nhanh hơn lao động nông thôn. Câu 30 Lời giải Tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta đang từng bước tăng trưởng vững chắc. Xu hướng trong tương lai sẽ là đẩy mạnh lên sản xuất hàng hóa, tăng tỉ trọng các sản phẩm không qua giết thịt và chăn nuôi theo hình thức công nghiệp. HocTot.Nam.Name.Vn
|