Đề kiểm tra 15 phút Văn 8 - Đề số 6

Tải về

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 8

Đề bài

Câu 1. (6 điểm)

Thế nào là câu cảm thán? Câu trần thuật? Cho ví dụ.

Câu 2. (4 điểm)

Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải là câu cảm thán không?

a. “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”

(Nhớ rừng - Thế Lữ)

b. “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay ! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”.

(Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn)

Lời giải chi tiết

Câu 1. 

Thế nào là câu cảm thán? Câu trần thuật? Cho ví dụ.

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về câu cảm thán, câu trần thuật

Lời giải chi tiết:

Khái niệm về câu cảm thán, câu trần thuật:

a. Câu cảm thán:

- Là câu dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết).

- Những từ ngữ cảm thán thường dùng như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, biết bao, xiết bao...

- Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

Ví dụ: “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

      Rừng cọ đồi che, đồng xanh ngào ngạt...”

(Ta đi tới - Tố Hữu)

b. Câu trần thuật:

- Là câu không có đặc điểm của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả. Ngoài ra, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc, ...

- Câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Ví dụ: “Tiếng thông reo khắp bốn phương trời rộng rãi, thấu qua mấy tầng mây năm sắc có lẽ dội đến tận cung trăng. Giữa cõi thanh liêu vô tận, tiếng thông reo là một điệu đàn bất tuyệt của bốn mùa. Thông reo không cần tới gió thổi là nhờ thông reo...”

(Thông reo - Nguyễn Tất Thứ)

Câu 2. 

Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải là câu cảm thán không?

Phương pháp:

Vận dụng đặc điểm của câu cảm thán

Lời giải chi tiết:

Nhận xét:

a. Câu trong đoạn trích là câu cảm thán, nhờ dấu hiệu: từ cảm thán xuất hiện “cd”, dấu cầu cuối câu: (!). Câu thơ là lời than, lời nhắn gửi thiết tha, bồn chồn; nỗi nhớ về một thời vàng son, một thời oanh liệt của chúa sơn lâm.

b. Các câu trong đoạn (b) là lời than và nỗi lo sợ của nhân dân trước cảnh mưa gió tầm tã, nước dâng cao, đê sắp vỡ. Các từ ngữ cảm thán là: Than ôi, thay, lo thay, nguy thay. Sự xuất hiện của dấu chấm than (5 dấu chấm than). 

Nguồn: Sưu tầm

Tải về

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close