Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) (Chi tiết)

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) trang 90 SGK Ngữ văn 8 tập 1. Câu 3: Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 91 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Tìm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương tương ứng với các từ ngữ toàn dân sau đây (yêu cầu học sinh làm vào vở).

Lời giải chi tiết:

STT  Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở địa phương em
1 Cha  Bố, tía, cậu, thầy
2 Mẹ  Má, mợ ,u, vú, bầm
3 Ông nội  Ông nội
4 Bà nội  Bà nội
5 Ông ngoại  Ông ngoại, ông vãi
6 Bà ngoại  Bà ngoại, bà vãi
7 Bác  (anh của cha)  Bác trai
8 Bác (vợ anh của cha)  Bác gái 
9 Chú (em trai của cha)  Chú
10 Thím (vợ của chú)  Thím 
11 Bác (chị của cha)  Cô
12 Bác (chồng chị của cha)  Dượng
13 Cô (em gái của cha)  Cô
14 Chú (chồng em gái của cha)  Dượng
15 Bác (anh của mẹ )  Cậu 
16 Bác (vợ anh của mẹ)  Mợ
17 Cậu (em trai của mẹ)  Cậu
18 Mợ (vợ em trai của mẹ)  Mợ 
19 Dì (chị của mẹ )  Dù 
20 Dượng (chồng chị của mẹ)  Dượng 
21 Dì (em gái của mẹ)  Dì 
22 Dượng (chồng chị của mẹ)  Dượng 
23 Anh trai  Anh  
24 Chị dâu   Chị 
25 Em trai  em trai
26 Em dâu (vợ của em trai)  Em dâu 
27 Chị gái  Chị gái 
28 Anh rể (chồng của chị gái)  Anh rể 
29 Em gái  Em gái 
30 Em rể (chồng của em gái)  Em rể 
31 Con  Con 
32 Con dâu (vợ của con trai)  Con dâu 
33 Con rể (chồng của con gái)  Con rể 
34 cháu (con của con)  cháu 

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 92 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Sưu tầm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác.

Lời giải chi tiết:

- Miền Nam: ba, tía(cha); má (mẹ); nội (bà nội); ngoại (bà ngoại); má hai (chị gái của mẹ hoặc của cha); má năm...

- Miền Trung: thầy, bọ (cha); u, mế, mợ (mẹ); o (cô)...

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 92 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em.

Lời giải chi tiết:

- Bài 1:

"Em về thưa mẹ cùng thầy,

Có cho anh cưới tháng naỳ anh ra.

Anh về thưa mẹ cùng cha

Bắt lợn sáng cưới, bắt gà sang cheo"

 - Bài 2:

"Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần".

- Bài 3:

Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

                            (Bầm ơi, Tố Hữu)

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close