Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán 7Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán 7
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài Câu 1: Bậc của đa thức f(x)=−7x4+4x3+8x2−5x3 −x4+5x3+4x4+2018 là: A. 2018 B. 5 C.4 D.3 Câu 2: Kết quả kiểm tra phần thi tâng cầu của môn thể dục được cô giáo ghi lại như sau: Mỗi học sinh phải tâng được ít nhất 4 quả cầu mới đạt. Số học sinh thi đạt bài kiểm tra là: A. 3 B.25 C.23 D.48 Câu 3: Cho ΔABC biết BC=4cm;AB=5cm;AC=3cm. Khi đó ta có tam giác ABC A. Nhọn B. Vuông tại A C. Vuông tại B D. Vuông tại C. Câu 4: Cho ΔABC có ba góc nhọn (AB>AC) , đường cao AH , điểm P thuộc đoạn thẳng AH. Khi đó ta có: A. PB≤PC B.PB>PC C.PB<PC D.PB≥PC II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 5 (2 điểm) Cho các đa thức :A(x)=3x3+3x2+2x−1 và B(x)=5x4+6x−2x2+3x3 +4−5x4−5x a) Tìm bậc, hệ số tự do, hệ số cao nhất của A(x) . Tính A(−2). b) Thu gọn, sắp xếp đa thức B(x) theo lũy thừa giảm dần của biến. c) Tính A(x)−B(x). d) Tìm đa thức C(x) biết C(x)−2.B(x)=A(x). Câu 6 (2 điểm) Tìm nghiệm của các đa thức sau : a) M(x)=2x−12 b) N(x)=(x+5)(4x2−1) c) P(x)=9x3−25x Câu 7 (3,5 điểm) Cho ΔABC cân tại A, kẻ AH vuông góc với BC(H∈BC). a) Chứng minh : HB=HC và AH là tia phân giác của ∠BAC b) Lấy D trên tia đối của tia BC sao cho BD=BH; Lấy E trên tia đối của tia BA sao cho BE=BA. Chứng minh rằng : DE//AH. c) So sánh ∠DAB và ∠BAH d) Lấy điểm F sao cho D là trung điểm của EF. Gọi G là trung điểm của EC. Chứng minh rằng : F,B,G thẳng hàng. Câu 8 (0,5 điểm) Cho đa thức P(x)=ax3+bx2+cx+d có các hệ số a,b,c,d nguyên. Biết P(x)⋮5 với mọi số nguyên x. Chứng minh : a;b;c;d chia hết cho 5. LG câu 1-4
Câu 1 : Phương pháp: Thu gọn đa thức rồi xác định bậc của nó. Lưu ý : Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó. Ta có: f(x)=−7x4+4x3+8x2−5x3−x4+5x3+4x4+2018 =(−7x4+4x4−x4)+(−5x3+5x3+4x3)+8x2+2018 =−4x4+4x3+8x2+2018 Bậc của đa thức là 4. Chọn C Câu 2 : Phương pháp: Tính số học sinh tâng được từ 4 quả trở lên. Ta cộng các tần số của các điểm 4, 5, 6, 7 Cách giải: Số học sinh tâng được từ 4 quả trở lên là: 25+14+6+3=48 Chọn D Câu 3 : Phương pháp: Dựa vào độ dài các cạnh đã cho và lý thuyết về tam giác vuông để đưa ra kết luận. Cách giải: Ta thấy cạnh AB lớn nhất ⇒AB là cạnh huyền. ⇒ΔABC vuông tại C. Chọn D Câu 4 : Phương pháp: Có thể vẽ hình để minh họa. Dựa vào mối liên hệ giữa các cạnh trong tam giác. Cách giải: Vì AB>AC nên PB>PC Chọn B LG câu 5 Phương pháp giải: a) Thay x=−2 vào A(x) để tính A(−2) b) Thu gọn các số hạng có cùng số mũ và sắp xếp theo số mũ giảm dần. c) Lưu ý dấu khi phá ngoặc. d) Rút C(x) từ biểu thức cho trước và tính. Lời giải chi tiết: a)A(x)có bậc là 3, hệ số tự do là −1, hệ số cao nhất là 3. A(−2)=3.(−2)3+3.(−2)2+2.(−2)−1=3.(−8)+3.4−4−1=−24+12−5=−17 b)B(x)=5x4+6x−2x2+3x3+4−5x4−5x =(5x4−5x4)+3x3−2x2+(6x−5x)+4 =3x3−2x2+x+4 c)A(x)−B(x)=3x3+3x2+2x−1−(3x3−2x2+x+4) =3x3+3x2+2x−1−3x3+2x2−x−4 =(3x3−3x3)+(3x2+2x2)+(2x−x)+(−1−4) =5x2+x−5 d)C(x)−2.B(x)=A(x)⇒C(x)=A(x)+2.B(x) =3x3+3x2+2x−1+2.(3x3−2x2+x+4) =3x3+3x2+2x−1+6x3−4x2+2x+8 =(3x3+6x3)+(3x2−4x2)+(2x+2x)+(8−1) =9x3−x2+4x+7 LG câu 6 Phương pháp giải: Cho đa thức bằng 0 và giải tìm x. Lời giải chi tiết: a) M(x)=2x−12 M(x)=0⇔2x−12=0⇔2x=12⇔x=14 Vậy nghiệm của đa thức là x=14 b) N(x)=(x+5)(4x2−1) N(x)=0 ⇔(x+5)(4x2−1)=0 ⇔x+5=0 hoặc 4x2−1=0 ⇔x=−5 hoặc x2=14 ⇔x=−5 hoặc x=12 hoặc x=−12 Vậy đa thức có 3 nghiệm x=−5; x=12; x=−12 c) P(x)=9x3−25x P(x)=0⇔9x3−25x=0⇔x(9x2−25)=0 ⇔x=0 hoặc 9x2−25=0 ⇔x=0 hoặc x2=259 ⇔x=0 hoặc x=53 hoặc x=−53 Vậy đa thức có 3 nghiệm x=0;x=53; x=−53 LG câu 7 Phương pháp giải: a) Chứng minh ΔAHB=ΔAHC (cạnh huyền- cạnh góc vuông) từ đó suy ra đpcm b) Chứng minh DE và AH cùng vuông góc với DH c) Dựa vào mối quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác để chứng minh d) Chứng minh B là trọng tâm và FG là đường trung tuyến trong ΔCEF Lời giải chi tiết: a) Xét ΔAHB và ΔAHC có: AH chung ; ∠AHB=∠AHC=90o; AB=AC (ΔABC cân tại A) ⇒ΔAHB=ΔAHC (cạnh huyền- cạnh góc vuông) ⇒HB=HC (2 cạnh tương ứng) và ∠HAB=∠HAC (2 góc tương ứng) ⇒ AH là tia phân giác của ∠BAC. b) Xét ΔEDB và ΔAHB có: BD=BH (gt) ;∠EBD=∠ABH (đối đỉnh); BE=BA (gt) ⇒ΔEDB=ΔAHB (c.g.c) ⇒∠EDB=∠AHB=90o (2 góc tương ứng) ⇒ DE // AH (cùng vuông góc với DH) c) Ta có DE // AH (cmt) ⇒∠BAH=∠DEA (so le trong) Có ΔAHD vuông tại H ⇒AD>AH (AD là cạnh huyền) Mà AH=ED (ΔEDB=ΔAHB cmt) ⇒AD>ED Xét ΔADE có AD>ED⇒∠DEA>∠DAB (mối quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác) Mà ∠BAH=∠DEA (cmt) ⇒∠DAB<∠BAH d) Có BD=BH (gt) ; HB=HC (cmt) ⇒BD=BH=CH ⇒CB=BH+CH=2BH; CD=BD+BH+CH=3BH ⇒CBCD=2BH3BH=23 Có D là trung điểm của EF ⇒CD là đường trung tuyến trong ΔCEF mà CBCD=23 (cmt) ⇒ B là trọng tâm của ΔCEF Có G là trung điểm của EC ⇒FG cũng là đường trung tuyến trong ΔCEF Mà B là trọng tâm của ΔCEF ⇒B∈FG⇒ F, B, G thẳng hàng. LG câu 8 Phương pháp giải: Thay các giá trị x=0;x=1;x=−1;x=2 vào P(x) kết hợp tính chất chia hết của một tổng để chứng minh. Lời giải chi tiết: Ta có P(0)=d⇒d⋮5 P(1)=a+b+c+d ⇒(a+b+c+d)⋮5 (1) ⇒(a+b+c)⋮5 (do d⋮5) P(−1)=−a+b−c+d ⇒(−a+b−c+d)⋮5 (2) Cộng (1) và (2) ta có: (2b+2d)⋮5 Mà d⋮5⇒2d⋮5⇒2b⋮5⇒b⋮5 P(2)=8a+4b+2c+d ⇒(8a+4b+2c+d)⋮5 ⇒(8a+2c)⋮5 (vì (4b+d)⋮5) ⇒(6a+2a+2c)⋮5 ⇒[6a+2(a+c)]⋮5 Mà (a+c)⋮5 (vì (a+b+c)⋮5 và b⋮5) ⇒6a⋮5⇒a⋮5⇒c⋮5 Vậy a, b, c, d chia hết cho 5. Nguồn sưu tầm HocTot.Nam.Name.Vn
|