Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 5Tải vềĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 5
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề bài A. KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thành tiếng: Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 (SGK Tiếng Việt 5 - Tập) và hỏi một số câu hỏi về nội dung của đoạn vừa đọc theo qui định. II. Đọc thầm và làm bài tập: Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Nó không còn là hồ nước nữa, nó là cái giếng không đáy, ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất. Cò trắng đứng co chân bên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn chốn xa xăm, mơ màng nỗi nhớ cố hương. Còn những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ thuộc tự bao giờ: “Trước sân ai tha thẩn Đăm đăm trông nhạn về Mây trời còn phiêu dạt Lang thang trên đồi quê...” Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê. Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng quốc vàng lốm đốm. Và đâu đó thoảng hương cốm mới. Hương cốm nhắc người ta nhớ những mùa thu đã qua. Nguyễn Trọng Tạo Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. 1. Bức tranh phong cảnh mùa thu trong bài có những màu sắc nào?
2. Những gì được Nguyễn Trọng Tạo miêu tả trong bức tranh phong cảnh mùa thu ở đồng quê?
3. Tên nào phù hợp nhất với nội dung bài?
4. (NB) Những sự vật nào không được nhân hoá trong bài?
5. Những sự vật nào được so sánh trong bài?
6. Từ nào đồng nghĩa với từ cố hương?
7. “Gieo” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?
8. “Thu” trong “mùa thu” và “thu” trong “thu chi” quan hệ với nhau như thế nào?
9. Từ “dịu dàng” thuộc từ loại nào?
10. Từ “phiêu dạt” có nghĩa là gì?
B. KIỂM TRA VIẾT: I. Chính tả: Nghe - viết. Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài: “Vịnh Hạ Long”, đoạn “Thiên nhiên Hạ Long ..... cũng phơi phới” (SGK Tiếng Việt 5 tập 1 - trang 70). II. Tập làm văn: Đề bài: Em hãy tả cảnh một cơn mưa. Đáp án HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng: II. Đọc thầm và làm bài tập:
1. Phương pháp: căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý Cách giải: Phương án đúng: B. Xanh, trắng, vàng. Chọn B. 2. Phương pháp: căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý Cách giải: Phương án đúng: C. Hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương thơm. Chọn C. 3. Phương pháp: căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc, phân tích và lựa chọn tên phù hợp với nội dung Cách giải: Phương án đúng: B. Mùa thu ở đồng quê. Chọn B. 4. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Nhân hóa Cách giải: Phương án đúng: A. Hồ nước. Chọn A. 5. Phương pháp: căn cứ nội dung bài So sánh Cách giải: Phương án đúng: B. Bầu trời, hồ nước, đàn nhạn đang bay. Chọn B. 6. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ đồng nghĩa Cách giải: Phương án đúng: A. Quê cũ. Chọn A. 7. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ nhiều nghĩa Cách giải: Phương án đúng: B. Cánh đồng lúa vừa mới được gieo hạt. Chọn B. 8. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ đồng âm Cách giải: Phương án đúng: A. Đồng âm Chọn A. 9. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Tính từ Cách giải: Phương án đúng: C. Tính từ. Chọn C. 10. Phương pháp: phân tích nghĩa của từ Cách giải: Phương án đúng: C. Bị hoàn cảnh bắt buộc, phải rời bỏ quê nhà, nay đây mai đó, đến những nơi xa lạ. Chọn C. B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả: - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức đoạn văn. - Sai mỗi lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, đúng về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày sạch đẹp,… II. Tập làm văn: Phương pháp: căn cứ nội dung bài về miêu tả, kết hợp linh hoạt giữa tả, kể,… Cách giải: Đảm bảo các yêu cầu sau: - Viết được mở bài và kết bài của bài văn miêu tả. - Viết được bài văn miêu tả cảnh theo đúng yêu cầu của đề bài: Bài viết đủ các phần: Mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu đã học. - Viết câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả. - Bài viết sử dụng đúng về từ ngữ, tả có hình ảnh, câu văn ngắn gọn, thể hiện được cảm xúc chân thật... Toàn bài mắc không quá 4 lỗi về diễn đạt. - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. * Dàn ý tham khảo: 1. Mở bài: - Giới thiệu cơn mưa rào mùa hạ. 2. Thân bài: a) Lúc sắp mưa: - Không khí: oi ả, ngột ngạt, không có gió. - Bầu trời: tối sầm, mây đen giăng kín, sấm ì ầm phía xa. - Gió ào ào thổi, mang theo hơi nước, mát lạnh. - Cây cối: ủ rũ, héo đi vì nóng. - Loài vật: chuồn chuồn sà xuống thấp,… b) Trong cơn mư : - Gió: nổi lên, thổi ào ào, mù mịt. - Bầu trời: sét rạch ngang trời. - Không khí mát lạnh dễ chịu. Gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả. - Tả tiếng mưa, hạt mưa: + Lúc bắt đầu mưa: Những hạt mưa lác đác rơi. + Lúc mưa to: Mưa nặng hạt dần. Mưa xối xả ngoài sân, sầm sập trên mái nhà. - Ngồi trong nhà nhìn ra thấy một màn mưa trắng xóa. Giữa nền trời tối đen, lâu lâu một vệt chớp loằng ngoằng sáng chói như muốn xé toang bầu trời âm u. Tiếp theo là tiếng sấm ầm ầm, khiến cho mọi người giật mình. - Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc, chảy lai láng. - Mưa mỗi lúc một to, gió lay giật các cửa sổ và cửa ra vào. - Hơi nước mát lạnh bay vào gian phòng. - Cây cối: trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng, sáng loá và tiếng sấm ì ầm lúc gần, lúc xa. Bụi tre vặn mình quằn quại, lá chuối tơi tả, lá nhãn run rẩy. - Con vật: Chim chóc dáo dác bay về tổ, Đàn gà kéo nhau tìm chỗ trú, con chó, con mèo chạy nhanh vào hiên nhà tránh làn nước mưa, … c) Sau cơn mưa: - Bầu trời: Ông mặt trời tỏa ánh nắng trên mặt đất, cầu vồng hiện lên thật đẹp. - Ánh nắng: nhẹ nhàng luồn qua những tán lá và không quá nắng gắt sau cơn mưa. - Cây cối như vừa được tắm mát. - Chim chóc chuyền cành hót líu lo. - Chị gà lục tục dẫn đàn con đi kiếm mồi. - Những chú gà trống oai vệ vươn vai đi kiếm mồi ngon. - Trên đường xe cộ qua lại nườm nượp. Tiếng còi xe inh ỏi. Ai cũng vội vàng hơn sau những phút buộc phải dừng lại trú mưa. - Cảnh vật xung quanh lúc này như mang lại cảm giác mới mẻ sau cơn mưa. - Mọi người quay trở lại công việc của mình. 3. Kết bài: Cơn mưa đem lại sự mát dịu cho con người và cảnh vật, xua đi cái nóng bức, ngột ngạt của buổi trưa hè.
|