Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 14

Tải về

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 14 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 8

Đề bài

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Hoàn chỉnh nội dung cho bảng sau:

Kiểu câu

Dấu hiệu hình thức

 

Câu có từ ngữ để hỏi hoặc bộc lộ sự nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu.

 

Câu có từ ngữ bộc lộ thái độ, tình cảm và dấu chấm than ở cuối câu.

 

Câu có dấu chấm ở cuối câu.

 

Câu có từ ngữ bộc lộ yêu cầu, đề nghị và dấu chấm than ở cuối câu.

Câu 2: Điền nội dung để hoàn chỉnh bảng sau: (2 điểm)

Câu văn

Kiểu

câu

Hành động nói

Cách thực hiện hành động nói

1. Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai.

 

 

 

2. Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tĩnh được một lúc, ông tha cho!

 

 

 

3. Sao cô biết mợ con có con?

 

 

 

4. Anh có thể bỏ mũ ra được không?

 

 

 

Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất. Mỗi câu đúng 0,25 điểm.

Câu 3: Dòng nào nêu không đúng nguyên tắc đảm bảo lượt lời?

A. Không tranh lượt lời của người khác.

B. Không chêm lời khi người khác đang nói.

C. Có thể im lặng khi đến lượt lời của mình.

D. Có thể ngắt ngang lời người khác đang nói.

Câu 4: Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào?

A. Kính trọng

C. Ngưỡng mộ

B. Sùng kính

D. Thân mật

Câu 5: Thế nào là lỗi lôgic trong diễn đạt?

A. Lỗi làm câu văn không phù hợp với chuẩn mực tiếng Việt về mặt ý nghĩa.

B. Lỗi làm cho câu văn tuy đúng nhưng không hay.

C. Lỗi làm câu văn không phù hợp với chuẩn mực tiếng Việt về mặt cấu trúc ngữ pháp.

D. Lỗi làm câu văn không phù hợp với chuẩn mực tiếng Việt về mặt ý nghĩa và cấu trúc ngữ pháp.

Câu 6: Nguyên nhân của việc mắc lỗi diễn đạt câu: “Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm... đều là những nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc” là gì?

A. Vì Xuân Quỳnh không phải là nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chông Mĩ của dân tộc.

B. Vì Xuân Diệu không phải là nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.

C. Vì tên của các nhà thơ không được sắp xếp theo một trật tự nhất định.

D. Cả A, B, C đều đúng.

II.PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm sau:

a.  “Sột soạt gió trêu tà áo biếc

      Trên giàn thiên lí bóng xuân sang”.

(Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử)

b. “Lom khom dưới núi tiều vài chủ

     Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

(Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)

Câu 2: (4 điểm)

Viết đoạn văn ngắn, chủ đế: Tình bạn (khoảng 10 dòng) có sử dụng các kiểu câu sau: câu nghỉ vấn, câu cầu khiến, câu phủ định, câu trần thuật.

Lời giải chi tiết

I.Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Học sinh điền đúng vào thứ tự các kiểu câu như sau: (Mỗi ý đúng được 0,25 điểm).

-     Câu nghi vấn.

-     Câu cảm thán.

-     Câu trần thuật.

-     Câu cầu khiến.

Câu 2: (2 điểm)

Điền nội dung để hoàn chỉnh bảng sau: (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm).

Thứ tự điền như sau:

Kiểu câu

Hành động nói

Cách thực hiện hành động nói

Trần thuât

Trình bày

Trực tiếp

Cầu khiến

Điều khiển

Trực tiếp

Nghi vấn

Hỏi

Trực tiếp

Nghi vấn

Điều khiển

Gián tiếp

 

Câu

3

4

5

6

Đáp án

D

A

A

B

II. Phần tự luận: (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm sau:

a.  “Sột soạt gió trêu tà áo biếc

      Trên giàn thiên lí bóng xuân sang”.

(Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử)

b. “Lom khom dưới núi tiều vài chủ

     Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

(Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)

Phương pháp:

Đọc và phân tích hiệu quả diễn đạt

Lời giải chi tiết:

Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm trên:

a/ Đặt từ “sột soạt” lên trước cụm chủ vị nhấn mạnh sự chuyển mình của trạng thái sự vật trước bước đi của thời gian.

b/ Đảo vị trí vị ngữ trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh ý để tạo nhịp điệu, gieo vần; nhấn mạnh sự thưa thớt, hoang vắng, gợi lên một cách cụ thể, sinh động dáng vẻ của con người và cảnh vật.

Câu 2: (4 điểm)

Viết đoạn văn ngắn, chủ đế: Tình bạn (khoảng 10 dòng) có sử dụng các kiểu câu sau: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu phủ định, câu trần thuật.

Phương pháp:

Nêu suy nghĩ về chủ đề trên. Chú ý hình thức đoạn văn khoảng 10 dòng có sử dụng câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu phủ định, câu trần thuật.

Lời giải chi tiết:

        Các bạn ai ai cũng đều có ít một người bạn chứ? Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Ôi Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều... Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được. Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. Nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!

Nguồn: Sưu tầm

Tải về

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close