Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 11Tải vềĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 11 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 8 Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất: Câu 1: Văn bản Nước Đại Việt trích từ tác phẩm nào? A. Hịch tướng sĩ B. Bình Ngô đại cáo C. Chiếu dời đô D. Bàn về phép học Câu 2: Văn bản trên được viết theo thể loại gì? A. Hịch C. Thơ B. Cáo D. Chiếu Câu 3: Tác phẩm đó được viết vào thời gian nào? A. Thời kì nước ta chống quân Tông. B. Thời kì nước ta chống quân Nguyên. C. Thời kì nước ta chống quân Thanh. D. Thời kì nước ta chống quân Minh. Câu 4: Nhận xét nào nói đúng nhất chức năng của thể cáo? A. Cáo dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh của một phong trào. B. Cáo dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chông giặc. C. Cáo dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một việc lớn để mọi người cùng biết. D. Cáo dùng để tâu lên những ý kiến, đề nghị của bề tôi. Câu 5: Bao trùm lên toàn bộ văn bản Nước Đại Việt là tư tưởng tình cảm gì? A. Tinh thần lạc quan B. Tư tưởng nhân nghĩa C. Lòng căm thù giặc D. Lòng tự hào dân tộc. Câu 6: Chữ “hiến” trong văn bản trên được hiểu là gì? A. Những người tài giỏi B. Những tác phẩm văn chương C. Truyền thông lịch sử vẻ vang D. Truyền thông văn hoá lâu đời và tốt đẹp. Câu 7: Trong văn bản Nước Đại Việt, Nguyễn Trãi sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Thuyết minh D. Nghị luận Câu 8: Nguyễn Ái Quốc là tên gọi của Hồ Chí Minh vào thời kì nào? A. Thời niên thiếu của Bác Hồ. B. Thời kì Bác hoạt động cách mạng trước năm 1945. C. Thời kì Bác lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp (sau năm 1945). D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 9: Thông tin nào chính xác nhất về tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp? A. Được viết băng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1925. B. Được viết bằng tiếng Việt Nam, xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1925. C. Được viết băng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. D. Được viết băng tiếng Anh, xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Câu 10: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu của câu văn sau? “Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người "bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa”. A. Giọng mỉa mai, châm biếm. B. Giọng lạnh lùng, cay độc. C. Giọng đay nghiên, cay nghiệt. D. Giọng thân tình, suồng sã. Câu 11: Nội dung chính của câu văn sau là gì? “Nhưng họ đã phải trả bằng một giả khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không được hưởng mộ: tí nào, họ đã phải dột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu...” (Thuế máu - Sách Ngữ vãn 8, tập II, trang 86) A. Thể hiện sự đối xử tàn tệ của bọn thực dân đối với những người dân thuộc địa. B. Thể hiện nỗi buồn của những người dân thuộc địa khi phải xa lìa vợ con, tham gia cuộc chiến này. C. Thể hiện số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bọn thực dân đẩy ra mặt trận. D. Thể hiện số phận bi thảm của những người dân thuộc địa ở đáĩ nước họ sông. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Chép lại và phân tích tác dụng biểu cảm của những câu cảm thán trong hai bài thơ Quê hương (Tế Hanh) và Khi con tu hú (Tố Hữu). Câu 2: (4 điểm) Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu thiên nhiên và tâm hồn nghệ sĩ của Bác. Bằng tác phẩm đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Lời giải chi tiết
II. Phần tự luận: (7 điểm) Câu 1: (3 điểm)
Phương pháp: Nhớ lại nội dung hai bài thơ Lời giải chi tiết: * Yêu cầu cần đạt: a. Chép thuộc và đúng những câu thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc trong hai bài thơ, lưu ý dấu kết thúc câu (!): * Quê hương của Tế Hanh: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá” * Khi con tu hú của Tố Hữu: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” b. Giá trị biểu cảm của những câu thơ trên: (2 điểm) a. Cảm xúc dâng trào, nỗi nhớ da diết về quê hương sau những tháng năm dài xa cách. Nỗi nhớ về “màu nước xanh”, “cá bạc”, nhớ về “chiếc buồm vôi” và “thấy nhớ” hương vị biển, hương vị làng chài thân thương. Ấy chính là “cái mùi nồng mặn quá”, cái cảm xúc thấm đẫm mênh mang, trang trải hồn quê vơi đầy thương nhớ. b. Cảm xúc ngột ngạt, tù túng, căm uất của tác giả như không thể chịu đựng được vì mất tự do. Niềm khao khát đó bị dồn nén đã bùng lên thật mãnh liệt: “Ta nghe hè dậy... cứ kêu!”. Mùa hè đẹp và đầy sức sông ấy cùng với tiếng chim tu hú như giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi biến thành hành động: “muốn đạp tan phòng”, muốn phá tan tù ngục để được hoạt động cho phong trào cách mạng. Câu 2:
Phương pháp: Nhớ lại nội dung bài thơ và nêu suy nghĩ của em để làm sáng tỏ ý kiến Lời giải chi tiết: * Yêu cầu cần đạt: - Ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: “Trong tù không rượu củng không hoa”, giữa chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch. - Cảm nhận được cái đẹp của vầng trăng bằng tâm hồn thi sĩ, giàu tình yêu thiên nhiên: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. - Trăng vào nhà thơ giao hoà giao cảm, hai tâm hồn đồng điệu cảm xúc: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Đây là hai câu thơ hay nhất, độc đáo nhất. Trăng được nhân hoá như con người. Trăng và nhà thơ lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ mối tình tri âm, tri kỉ. Đó là mối giao hoà thiêng liêng giữa nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu. - Bài thơ Ngắm trăng thể hiện tình yêu thiên nhiên, biểu lộ một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại, một tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí Minh. Nguồn: Sưu tầm
|