Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 – Hóa học 9Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Hóa học 9 Đề bài (20 câu: mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1: Sản phẩm phản ứng nào được tạo ra khi hòa tan khí clo vào nước? A.Cl2 B.HCl C.HClO, Cl2 D.HCl, HClO. Câu 2: Dãy nào sau đây gồm các chất phản ứng được với dung dịch NaOH? \(\eqalign{ & A.C{H_3}COOH,{({C_6}{H_{10}}{O_5})_n} \cr & B.C{H_3}COOH,{C_6}{H_{12}}{O_6} \cr & C.C{H_3}COO{C_2}{H_5},{C_2}{H_5}OH \cr & D.C{H_3}COOH,C{H_3}COO{C_2}{H_5} \cr} \) Câu 3: Dãy các kim loại tác dụng với dung dịch CuSO4 là: A.Mg, Al, Cu. B.Al, Fe, Mg C.Al, Fe, Ag D.Ag, Al, Cu. Câu 4: Chọn câu sai trong các câu sau: A.Etanol là một chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước. B.Natri đẩy được nguyên tử H trong nhóm OH của etanol. C.Rượu etylic có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. D.Rượu etylic tác dụng được với NaOH. Câu 5: Khí clo phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây tạo sản phẩm muối? A.Fe, KOH, H2O. B.Cu, Al, H2O C.KOH, Fe, Al. D.H2, Ca(OH)2, Mg. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam một chất hữu cơ X, thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Biết phân tử X chỉ có nguyên tử oxi. Công thức phân tử của X là (cho C = 12, H = 1, O = 16) A.C2H6O B.CH4O C.C3H6O D.C2H6O2 Câu 7: Tổng hệ số cân bằng tối giản và nguyên, khi đốt cháy etanol là: A.9 B.10 C.9 D.8 Câu 8: Cho các chất: CH3 – O – CH3, C6H6, CH3OH, C2H5OH, (C6H10O5)n Dãy các chất tác dụng được với Na là: A. C6H6, CH3OH, C2H5OH, (C6H10O5)n B. CH3 – O – CH3, C2H5OH, (C6H10O5)n C. CH3 – O – CH3, C6H6, CH3OH. D. CH3OH, C2H5OH. Câu 9: Độ rượu là số ml rượu etylic có trong … Bổ sung đoạn còn thiếu bằng cụm từ nào trong các cụm từ sau? A.100 ml dung dịch rượu. B.100 gam dung dịch rượu. C.100 ml nước cất. D.100 gam nước cất. Câu 10: Chất nào trong các chất sau khi tác dụng với kiềm tạo glixerol và muối của axit hữu cơ? A.Benzen B.Axit axetic C.Rượu etylic D.Chất béo. Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 15,3 gam BaO vào 84,7 gam nước. Nồng độ % của dung dịch tạo ra là (cho H = 1, O = 16, Ba = 137) A.17,1% B.26,55% C.13,28% D.39,83%. Câu 12: Khi nào trong các khí sau có khả năng làm phai màu dung dịch brom? A.H2 B.C2H4 C.O2 D.CO Câu 13: Khi đun nóng chất béo tự nhiên với dung dịch kiềm, thu được: A.glixerol và 1 muối của axit béo. B.glixerol và 2 muối của axit béo. C.glixerol và 3 muối của axit béo. D.glixerol và hỗn hợp các muối của axit béo. Câu 14: Thể tích dung dịch H2SO4 1M cần để trung hòa 200ml dung dịch NaOH 1M là: A.100ml B.150ml C.200ml D.250ml Câu 15: Khi đun nóng 1,78 kg (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH (dư). Phản nwgs xảy ra hoàn toàn. Khối lượng glixerol thu được là: (cho H = 1, C = 12, O = 16) A.180 gam B.182 gam C.184 gam D.276 gam Câu 16: Cho các hợp chất có công thức (C17H35COO)3C3H5, C3H7OH, CH3 – COOH, C6H6, (C6H10O5)n. Dãy nào gồm các chất không tác dụng với NaOH? A. CH3 – COOH, C6H6, (C6H10O5)n. B. (C17H35COO)3C3H5, CH3 – COOH, C6H6. C. (C17H35COO)3C3H5, C3H7OH, (C6H10O5)n. D. C3H7OH, C6H6, (C6H10O5)n. Câu 17: Dung dịch hỗn hợp gồm rượu etylic, axit axetic và phenolphtalein sẽ A.có màu xanh B.có màu nâu đỏ C.có màu hồng D.không màu Câu 18: Để điều chế 1 tạ poli (vinyl clorua) từ vinyl clorua với hiệu suất 85% theo phương trình: nCH2=CHCl \(\to\) (CH2-CHCl)n (xúc tác, áp suất, t0) Lượng vinyl clorua cần dùng là: (cho C = 12, H = 1, Cl = 35,5) A.15kg B.100kg C.85kg D.117,65kg. Câu 19: Biết rằng chất xơ cung cấp ít năng lượng hơn chất béo. Trong các chất sau: tinh bột, protein, chất xơ, chất béo, chất cung cấp nhiều năng lượng nhất là: A.tinh bột B.protein C.chất xơ D.chất béo Câu 20: Chất nào sau đây tác dụng được với CaO? A.CO B.NO C.SO2 D.C2H2 Lời giải chi tiết 1.Đáp án
2.Lời giải Câu 1: (D) Sản phẩm phản ứng khi hòa tan khí clo vào nước gồm: HCl, HClO (Cl2 còn là chất tham gia phản ứng nên không tính) Câu 2: (D) CH3COOH, CH3COOC2H5 đều tác dụng được với NaOH. Câu 3: (B) Al, Fe, Mg đứng trước Cu trong dãy hoạt động của kim loại, nên tác dụng với dung dịch CuSO4. Câu 4: (D) Rượu etylic không tác dụng được với NaOH. Câu 5: (C) KOH, Fe, Al phản ứng với khí clo cho các muối: KCl, KClO, FeCl3, AlCl3. Câu 6: (A) \({n_C} = 0,1;{n_H} = 0,3;\) \({n_O} = \dfrac{{2,3 - (1,2 + 0,3)}}{{16}} = 0,05\) Công thức phân tử của X: C2H6O. Câu 7: (A) C2H6O + 3O2 \(\to\) 2CO2 + 3H2O (t0) Câu 8: (D) CH3OH, C2H5OH tác dụng được với Na cho CH3ONa, C2H5ONa và khí hidro. Câu 9: (A) Độ rượu là số ml rượu etylic có trong 100ml dung dịch rượu. Câu 10: (D) Chất béo. Ví dụ: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH \(\to\) C3H5(OH)3 + 3RCOONa (t0) Câu 11: (A) BaO + H2O \(\to\) Ba(OH)2 Khối lượng Ba(OH)2 là: \(17,1\) gam Khối lượng dung dịch Ba(OH)2 là: \(15,3 + 84,7 = 100\) gam. C% dung dịch Ba(OH)2 = 17,1% Câu 12: (B) C2H4 + Br2 \(\to\) C2H4Br2 Câu 13: (D) Khi đun nóng chất béo tự nhiên với dung dịch kiềm thu được glixerol và hỗn hợp các muối của axit béo. Câu 14: (A) \(\eqalign{ & {H_2}S{O_4} + 2NaOH \to N{a_2}S{O_4} + {H_2}O \cr & {n_{{H_2}S{O_4}}} = {{0,2} \over 2} = 0,1mol. \cr} \) Thể tích dung dịch H2SO4 1M cần = 0,1 lít hay 100ml Câu 15: (C) Khối lượng glixerol là: \( \dfrac{{1780}}{{890}}.92 = 184gam.\) Câu 16: (D) C3H7-OH, C6H6, (C6H10O5)n không tác dụng với NaOH. Câu 17: (D) Rượu etylic, axit axetic, phenolphtalein tạo dung dịch hỗn hợp đồng nhất và không phải là môi trường bazo nên phenolphtalein không màu. Câu 18: (C) nCH2=CHCl \(\to\) (CH2-CHCl)n Lượng vinyl clorua cần dùng là: \(100.0,85 = 85\;kg.\) Câu 19: (D) Chất béo cung cấp nhiều năng lượng nhất. Câu 20: (C) SO2 + CaO \(\to\) CaSO4. HocTot.Nam.Name.Vn
|