Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 – Hóa học 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Hóa học 9

Đề bài

I.Trắc nghiệm khách quan (mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: Dung dịch HCl có thể tác dụng với?

A.NaHCO3                             B.KCl

C.CuSO4                               D.AgBr

Câu 2: Oxit cacbon (CO) phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?

\(\eqalign{  & A.Fe,CuO,{O_2}  \cr  & B.Ca,F{e_2}{O_3},CuO  \cr  & C.PbO,ZnO,F{e_2}{O_3}  \cr  & D.A{l_2}{O_3},CuO,PbO. \cr} \)

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau. X là ?

A.C2H5OH                              B.C2H4

C.C2H2                                  D.C6H6.

Câu 4: Mọi chất hữu cơ đều

A.có mặt nguyên tố cacbon

B.chứa nguyên tố oxi.

C.có cùng công thức phân tử khi có cùng khối lượng mol.

D.chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hidro.

Câu 5: Benzen không phản ứng với

A.Br2 khan có bột Fe làm xúc tác.

B.không khí khi đốt.

C.H2 có mặt Ni nung nóng.

D.dung dịch Br2.

Câu 6: Dãy các chất phản ứng với kim loại kali là:

A.axit axetic, xenlulozo, polietilen.

B.tinh bột, rượu etylic, poli (vinyl clorua)

C.axit axetic, nước, rượu etylic.

D.axit axetic, xenlulozo, tinh bột.

Câu 7: Dãy nào sau đây gồm các chất bị thủy phân trong môi trường axit?

A.xenlulozo, polietilen, axit axetic.

B.Etyl axetat, rượu etylic, poli (vinyl clorua)

C.Glucozo, rượu etylic, fructozo.

D.Tinh bột, saccarozo, xenlulozo.

Câu 8: Nung hỗn hợp: C2H5OH, H2SO4 đặc ở 1700C thu được hỗn hợp khí gồm C2H4, CO2, SO2. Hóa chất nào sau đây được dùng để thu được khí C2H4 không lẫn khí CO2, SO2?

A.Dung dịch KMnO4

B.Dung dịch Br2

C.Dung dịch KOH

D.Dung dịch K2CO3.

II.Tự luận (6 điểm)

Câu 9: (2 điểm) Viết phương trình hóa học thể hiện chuyển hóa sau:

\({C_{12}}{H_{22}}{O_{11}} \to {C_6}{H_{12}}{O_6} \to {C_2}{H_5}OH\)\(\; \to C{H_3}COOH \to C{H_3}COONa\)

Câu 10 (2 điểm): Có 3 khí sau đựng riêng biệt trong 3 lọ: C2H4, Cl2, CH4.

Nêu phương pháp hóa học để nhận biết mỗi khí trong lọ (dụng cụ, hóa chất coi như có đủ)

Câu 11 (2 điểm): Để điều chế axit axetic người ta có thể lên men 1,5 lít rượu etylic 100

a)Thể tích rượu etylic nguyên chất đã dùng (biết \({D_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,8g/ml)\)

b)Tính khối lượng axit axetic tạo thành (biết hiệu suất phản ứng 80%, C = 12, H = 1, O = 16).

Lời giải chi tiết

1.Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

C

B

A

D

C

D

C

2.Lời giải

I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: (A)

HCl + NaHCO3 \(\to\) NaCl + CO2 + H2O

Câu 2: (C)

CO không phản ứng với các oxit của kim loại hoạt động mạnh hay với kim loại.

Câu 3: (B)

Chỉ có C2H4 là thỏa mãn.

Câu 4: (A)

Mọi chất hữu cơ đều có mặt nguyên tố cacbon.

Câu 5: (D)

Benzen không phản ứng với dung dịch Br2.

Câu 6: (C)

Axit axetic, nước, rượu etylic đều phản ứng với kim loại K.

Câu 7: (D)

Tinh bột, saccarozo, xenlulozo, bị thủy phân trong môi trường axit.

Câu 8: (C)

Dung dịch KOH hấp thụ khí CO2, SO2 do tạo các muối KHCO3, KHSO4,…

II.Tự luận (6 điểm)

Câu 9:

Viết phương trình hóa học thể hiện những chuyển hóa sau:

\(\eqalign{  & {C_{12}}{H_{22}}{O_{11}} + {H_2}O \to {C_6}{H_{12}}{O_6}({H_2}S{O_4})  \cr  & {C_6}{H_{12}}{O_6} \to {C_2}{H_5}OH + 2C{O_2}\text{(men rượu)}  \cr  & {C_2}{H_5}OH + {O_2} \to C{H_3}COOH + {H_2}O\text{(men giấm)}  \cr  & C{H_3}COOH + NaOH \to C{H_3}COONa + {H_2}O \cr} \)

(Mỗi phương trình 0,5 điểm)

Câu 10:

Trích mẫu lần lượt thử với các chất có màu ẩm, khí làm phai màu clo.

Hai khí còn lại thử với dung dịch brom, khi làm phai màu brom là C2H4.

Khí còn lại là CH4.

(Cách thực hiện 0,5 điểm. Nhận ra mỗi chất 0,5 điểm)

Câu 11:

a) Thể tích rượu etylic nguyên chất là: \(1500.0,1 = 150\;ml\)

b) Tính khối lượng axit axetic:

C2H5OH + O2 \(\to\) CH3COOH + H2O

\(\eqalign{  & {m_{{C_2}{H_5}OH}} = 150.0,8 = 120gam  \cr  & {m_{C{H_3}COOH}} = {{120} \over {46}}.60.0,8 = 125,2gam. \cr} \)

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close