Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 - Đề số 3 có lời giải chi tiếtTải vềĐề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề bài Câu 1: Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào quan trọng nhất? A. Tỉ lệ đực cái B. Sức sinh sản C. Thành phần nhóm tuổi D. Mật độ. Câu 2: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây? A. P: AaBBDD × Aabbdd B. P: AAbbDD × aaBBdd C. P: AABbDD × AABbDD D. P: aabbdd × aabbdd Câu 3: Cây ưa sáng thường sống nơi nào? A. Nơi quang đãng B. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ. C. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình D. Nơi khô hạn. Câu 4: Biểu hiện của thoái hoá giống là A. con lai có sức sống kém dần. B. con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng C. con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ. D. năng suất thu hoạch luôn được tăng lên. Câu 5: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 2°C đến 44°C, điểm cực thuận là 28°C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 5°Cđến 42°C, điểm cực thuận là 30°C. Nhận định nào sau đây là đủng? A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn. B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn. C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn. Câu 6: Năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây A. Cỏ → châu chấu → trăn → gà rừng → vi khuẩn B. Cỏ → trăn → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng C. Cỏ → châu chấu → gà rừng → trăn → vi khuẩn D. Cỏ → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng → trăn Câu 7: Tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống vì A. các gen dị hợp dần đi vào trạng thái đồng hợp. B. tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại. C. các cặp gen đồng hợp trội tăng, các cặp gen dị hợp giảm. D. các gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ. Câu 8: Dựa vào đặc trưng cơ bản của quần thể người, cấu trúc tuổi ở quần thể người được chia thành các nhóm nào? A. Tuổi trước sinh sản chưa lao động, tuổi sinh sản,lao động và tuổi thôi lao động B. Tuổi sơ sinh, tuổi vị thành niên, thuổi thành niên, tuổi già C. Tuổi trẻ , tuổi già D. tuổi lao động, tuổi thôi lao động Câu 9: Quá trình quang hợp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường nào? A. 0oC- 40oC B. 10oC- 40oC C. 20oC- 30oC D. 25oC-35oC. Câu 10: Trong các quan hệ dưới đây quan hệ nào không thuộc quan hệ đối địch khác loài? 1. Kí sinh vật chủ 2. Sinh vật ăn sinh vật khác 3. ức chế cảm nhiễm 4. Cạnh tranh giữa cây trồng với cỏ dại 5. Hội sinh giữa cá ép với đồi mồi 6. Địa y. Phương án đúng là: A. 3, 5, 6 B. 5, 6. C. 4, 5, 6 D. 1, 2, 3. Câu 11: Điều nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ cạnh tranh? A. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, trong đó có loài yếu thế, có loài thắng thế. B. Cạnh tranh là động lực thúc đấy các loài tồn tại trong thtiên nhiên một cách ổn định. C. Chỉ những cá thể khác loài mới có cạnh tranh gay gắt với nhau còn những cá thế cùng loài sẽ rất ít hoặc không cạnh tranh nhau. D. Trong quần xã các loài có cùng nguồn thức ăn, chỗ ở, thường có quan hệ cạnh tranh với nhau. Câu 12: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là gì? A. Tác động sinh thái. B. Khả năng của cơ thể. C. Giới hạn sinh thái D. Sức bền của cơ thể Câu 13: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: - Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con / ha - Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ ha - Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ ha Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào? A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển. B. Dạng phát triển. C. Dạng giảm sút D. Dạng ổn định. Câu 14: Xác định một quần xã ổn định, ta căn cứ vào: A. Độ đa dạng B. Tỉ lệ sinh tử C. Thời gian tồn tại D. Phạm vi phân bố Câu 15: Con hổ và con thỏ trong rừng có thể có mối quan hệ trực tiếp nào sau đây: A. Cạnh tranh về thức ăn và nơi ở. B. Cộng sinh. C. Vật ăn thịt và con mồi. D. Kí sinh. Câu 16: Lưới thức ăn là : A. Gồm một chuỗi thức ăn B. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau C. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung D. Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên Câu 17: Đặc điểm cấu tạo của động vật vùng lạnh có ý nghĩa giúp chúng giữ nhiệt cho cơ thể chống rét là: A. Có chi dài hơn B. Cơ thể có lông dày và dài hơn (ở thú có lông). C. Chân có móng rộng D. Đệm thịt dưới chân dày. Câu 18: Cơ sở khoa học (di truyền) của hiện tượng ưu thế lai là gì? A. Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 B. Là phép lai giữa 2 dòng thoái hoá để khôi phục các tính trạng tốt vốn có. C. Là phép lai các kiểu gen dị hợp với nhau. D. Là phép lai tập trung được nhiều gen trội có lợi dùng để làm giống. Câu 19: Trong quan hệ đối địch giữa các loài sinh vật A. Không loài nào có lợi B. không loài nào bị hại C. có ít nhất 1 loài bị hại D. cả hai loài đều bị hại Câu 20: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ? A. Ký sinh. B. Cạnh tranh. C. Hội sinh. D. Cộng sinh. Đáp án HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 (NB): Chọn D Câu 2 (TH): Phép lai tạo ưu thế lai cao nhất là: B : AAbbDD × aaBBdd Chọn B Câu 3 (NB): Chọn A Câu 4 (NB): Chọn A Câu 5 (TH): Chọn C Câu 6 (TH): Chọn C Câu 7 (TH): Chọn B Câu 8 (TH): Chọn A Câu 9 (NB): Chọn C Câu 10 (TH): Chọn B Câu 11 (NB): Chọn C Câu 12 (TH): Chọn C Câu 13 (NB): Chọn B Câu 14 (NB): Chọn A Câu 15 (NB): Chọn C Câu 16 (NB): Chọn C Câu 17 (TH): Chọn B Câu 18 (NB): Chọn A Câu 19 (TH): Cạnh tranh: - - Ức chế cảm nhiễm: 0 - Kí sinh, sinh vật ăn sinh vật: + - Chọn C Câu 20 (TH): VD: cây phong lan với cây gỗ. Chọn C HocTot.Nam.Name.Vn
|