Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 7 - Đề số 4 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 7 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1: Những đặc điểm nào không phải là của thằn lằn ? A. Da khô, có vảy sừng bao bọc. B. Cổ dài. C. Thân dài, đuôi rất dài. D. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối. Câu 2: Bộ Cá voi có hình dạng cơ thể như thế nào ? A. Hình chữ nhật. B. Hình thoi. C. Hình tròn. D. Hình lục giác. Câu 3: Đầu ếch dep, nhọn, khớp với thân thành một khối có tác dụng A. làm giảm ma sát khi bơi B. rẽ nước khi bơi C. giúp ích định hướng D. giúp ích hô hấp Câu 4: Khi bị rắn độc cắn tại sao không nên dung miệng hút nọc độc từ vết thương? A. Do miệng có nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng cho vết thương B. Do nọc độc có thể đi vào cơ thể người hút qua vết hở chân răng hoặc các vết xước trong miệng C. Do nọc độc sẽ bị biến chất trở nên độc hơn khi bị hòa với nước bọt D. Cả A và B Câu 5: So với phổi của ếch đồng, phổi thằn lằn có điểm nào khác? A. Có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh. B. Kích thước bé và cấu tạo đơn giản hơn C. Gồm ba lá phổi trong đó là giữa phát triển nhất. D. Thông khí nhờ sự nâng hạ thềm miệng. Câu 6: Thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường bằng những giác quan nào? A. Mũi rất thính B. Ria (lông xúc giác) C. Cả A và B D. Mắt thỏ rất tinh. Câu 7: Những đặc điểm nào sau đây là của bộ Voi ? A. Thú móng guốc có 2 ngón chân giữa, phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có loài ăn tạp, ăn thực vật, nhiều loài nhai lại. B. Thú móng guốc có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại, không có sừng, sống đàn hoặc có sừng, sống đơn độc. C. Thú móng guốc có 5 ngón, guốc nhỏ, có vòi, sống đàn, ăn thực vật không nhai lại. D. Cả A, B và C. Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là của kiểu bay lượn ? A. Cánh đập chậm rãi và không liên tục. B. Cánh dang rộng mà không đập. C. Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của các luồng gió. D. Cả A, B và C. Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải là của hệ tuần hoàn thỏ ? A. Tim 3 ngăn. B. Tim 4 ngăn. C. Có 2 vòng tuần hoàn. D. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. Câu 10: Khỉ hình người gồm: A. Đười ươi, tinh tinh, gorila. B. Đười ươi, tinh tinh, vượn, C. Đười ươi, vượn, gorila. D. Tinh tinh, vượn, gorila. Câu 11: Ếch sinh sản vào mùa nào trong năm ? A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa đông D. Mùa thu Câu 12: Điểm khác nhau cơ bản giữa lớp Bò sát và lớp Chim là A. Thích nghi với đời sống trên cạn B. Chim là động vật hằng nhiệt còn Bò sát là động vật biến nhiệt C. Bò sát có 4 chi, Chim có 2 chi D. Chim thụ tinh trong còn Bò sát thụ tinh ngoài Câu 13: Não chim phát triển liên quan đến đời sống phức tạp, một số bộ phận phát triển hơn não bò sát như A. Não trước (đại não) B. Não giữa (2 thùy thị giác) C. Não sau (tiểu não) D. Cả A,B và C Câu 14: Khi làm thịt cóc để ăn chúng ta cần chú ý A. Loại bỏ da cóc B. Bỏ trứng và nội tạng cóc C. Chặt bỏ đầu có tuyến mang tai D. Cả 3 phương án trên Câu 15: Những đặc điểm nào sau đây không phải là của Bộ Thú túi ? A. Đẻ con. B. Con sơ sinh được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ. C. Thú mẹ chưa có núm vú. D. Con non bú sữa thụ động. Câu 16: Ý nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn của lưỡng cư? A. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. B. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn. C. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. D. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn. Câu 17: Tại sao không thể bắt gặp Ba ba ngoài biển? A. Vì ba ba nhỏ không thể bơi ngoài biển B. Vì ba ba là loài bò sát sống ở nước ngọt C. Vì ba ba là loài bò sát sống ở trên cạn D. Vì ba ba là loài bò sát sống ở nước lợ Câu 18: Đặc điểm của nhóm Chim chạy là A. cánh ngắn, yếu; chân cao, to và khỏe. B. chân ngắn, có 4 ngón, có màng bơi. C. có lông nhỏ, ngắn, dày và không thấm nước. D. bộ xương cánh dài, khỏe. Câu 19: Sự phát triển có qua giai đoạn biến thái là ở: A. Chim B. Thú C. Ếch D. Thằn lằn Câu 20: Cá voi có quan hệ họ hàng gần với động vật nào sau đây hơn ? A. Cá chép B. Hươu sao C. Ếch D. Thằn lằn Lời giải chi tiết HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 (TH): Da khô, có vảy sừng bao bọc Có cổ dài Mắt có mi cử động, có nước mắt Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu Thân dài, đuôi rất dài. Bàn chân có năm ngón vuốt Vậy ý D không phải đặc điểm của thằn lằn mà là của ếch đồng. Chọn D Câu 2 (NB): Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn. Lớp mỡ dưới da dày, cổ không phân biệt với thân - Chi trước biến đổi thành chi bơi (có dạng bơi chèo). Vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình Chọn B Câu 3 (TH): Chọn A Câu 4 (VD): Chọn D Câu 5 (NB): Chọn A Câu 6 (NB): Chọn C Câu 7 (TH): Chọn C Câu 8 (TH): + Cánh đạp chậm rãi và không liên tục. + Cánh rang rộng mà không đập. + Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió Chọn D Câu 9 (TH): + Tim 4 ngăn, cùng với hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn kín. + Máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt. Ý sai là A. Chọn A Câu 10 (TH): Chọn A Câu 11 (TH): Chọn B Câu 12 (VD): A đúng với cả 2 lớp. C sai, cả 2 lớp này đều có 4 chi (trừ 1 số ngoại lệ) D sai, bò sát và chim đều thụ tinh trong. Chọn B Câu 13 (NB): Chọn D Câu 14 (NB): + Loại bỏ da cóc: trên da cóc có nhiều tuyến nhựa độc + Loại bỏ nội tạng đặc biệt là gan, trứng, không làm vỡ các cơ quan này. + Chặt bỏ đầu có tuyến mang tai có nhựa độc. Chọn D Câu 15 (NB): Chọn C Câu 16 (TH): Chọn A Câu 17 (TH): Chọn B Câu 18 (NB): VD: Đà điểu. Chọn A Câu 19 (NB): Chọn C Câu 20 (TH): Cá chép thuộc lớp Cá xương Ếch thuộc lớp Lưỡng cư Thằn lằn thuộc lớp Bò sát. Chọn B HocTot.Nam.Name.Vn
|