Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 9 - Đề số 2 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 9 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài TỰ LUẬN Câu 1. hoàn thành bảng sau về bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Câu 2. một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit :UUAXUAAUUXGA 1. Xác định trình tự các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen tổng hợp ra mARN. 2. Đoạn mARN trên tham gia tạo chuỗi axit amin, xác định số axit amin trong chuỗi được hình thành từ đoạn mạch mARN. TRẮC NGHIỆM Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây của đậu hà lan thuận lợi cho nghiên cứu di truyền học ? A. Thời gian sinh trưởng không dài. B. Có thể tiến hành giao phấn giữa các cơ thể khác nhau C. Tự thụ phấn chặt chẽ. D. Dễ gieo trồng Câu 4. Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là A. 2 trội : 1 lặn. B. 1 trội : 1 lặn C. 3 trội : 1 lặn. D. 4 trội : 1 lặn. Câu 5. Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2 ? A. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn. B. Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1 C. Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ ở P. D. Lai phân tích cây hoa đỏ F2 Câu 6. Trong phân bào lần I của giảm phân, ở kì đầu diễn ra sự kiện nào ? A. Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. B. Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. C. Các NST kép co ngắn, đóng xoắn. D. Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội. Câu 7. Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hoàn toàn là gì ? A. Để xác định số nhóm gen liên kết B. Đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng. C. Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được cả nhóm tính trạng có giá trị D. Dễ xác định được số nhóm gen liên kết của loài. Câu 8. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả là A. A = G ; T = X B. A/T = G/X C. A + T = G + X D. A = X ; G = T Câu 9. Gen b có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Quá trình tự nhân đôi từ gen b đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự nhân đôi cuối cùng là bao nhiêu ? A. G = X = 1960 nuclêôtit, A = T= 7640 nuclêôtit. B. G = X = 1980 nuclêôtit, A = T= 7620 nuclêôtit. C. G = X = 1920 nuclêôtit, A = T= 7680 nuclêôtit. D. G = X = 1940 nuclêôtit, A = T= 7660 nuclêôtit. Câu 10. Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể như thế nào ? A. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và dị hợp. B. Đột biến gen lặn không biểu hiện được. C. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp. D. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể dị hợp. Câu 11. Những loại đột biến gen nào xảy ra làm thay đổi thành phần các nuclêôtit nhiều nhất trong các bộ ba mã hoá của gen ? A. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 1 và số 3 trong bộ ba mã hoá. B. Mất 1 cặp nuclêôtit, thay thế 1 cặp nuclêôtit. C. Thêm 1 cặp nuclêôtit, thay thế 1 cặp nuclêôtit. D. Thêm 1 cặp nuclêôtit, mất 1 cặp nuclêôtit. Câu 12. Điều nào không đúng với ưu điểm của thể đa bội so với thể lưỡng bội ? A. Phát triển khoẻ hơn. B. Độ hữu thụ kém hơn. C. Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn. D. Có sức chống chịu tốt hơn. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 Câu 2 1. Trình tự các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen : Mạch mARN : UUAXUAAUUXGA mạch khuôn : AATG ATTAAGXT mạch bổ sung : TTAXT AAT TXGA 2. Số axit amin trong chuỗi được hình thành từ đoạn mạch mARN: 12:3 = 4 axit amin Câu 3 Đậu Hà lan có đặc tính là tự thụ phấn chặt chẽ thuận lợi để tạo dòng thuần cho nghiên cứu di truyền học. Chọn C Câu 4 P: AA × aa → F1: Aa × Aa → F2: 1AA:2Aa:1aa Kiểu hình: 3 trội: 1 lặn. Chọn C Câu 5 F1 toàn hoa đỏ → hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. A- hoa đỏ, a- hoa trắng P: AA × aa → F1: Aa × Aa → F2: 1AA:2Aa:1aa Để xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2 ta có thể sử dụng các cách: + Lai phân tích + Tự thụ + Lai với cây hoa đỏ F1 Nếu có phân tính ở kết quả lai thì cây hoa đỏ đem lai có kiểu gen dị hợp, nếu không phân tính thì cây hoa đỏ đó có kiểu gen đồng hợp. Không thể lai với cây hoa đỏ ở P vì chỉ cho ra kiểu hình hoa đỏ. Chọn C Câu 6 Ở kì đầu 1 có hiện tượng các NST kép co ngắn, đóng xoắn. A: Kì giữa B: Kì sau D: kì cuối. Chọn C Câu 7 Di truyền liên kết hoàn toàn: Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được cả nhóm tính trạng có giá trị Chọn C Câu 8 Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả là: A=T; G=X. Hay A/T=G/X=1 Chọn B Câu 9 Ta có %A + %G = 50%; %A - %G= 30% Giải hệ hai phương trình trên ta thu được A=T=40%N = 960; G=X=10%N = 240 Gen b nhân đôi 3 lần tạo 23 = 8 gen. Số nucleotit từng loại trong 8 gen là: A=T= 960 × 8 =7680 G=X=240 × 8 =1920 Chọn C Câu 10 Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và dị hợp. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể đồng hợp. Chọn A Câu 11 Đột biến thêm và mất 1 cặp nucleotit làm ảnh hưởng nhiều nhất tơi bộ ba mã hóa của gen vì làm trượt dịch khung sao chép. Chọn D Câu 12 Ý B không phải là ưu điểm mà là nhược điểm. Chọn B HocTot.Nam.Name.Vn
|