Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 9 - Đề số 1 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 9- Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1. Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của nước nào? A. Anh B. Pháp C. Mĩ D. Nhật Bản Câu 2. Hai nhà nước ở Tây Đức và Đông Đức chịu ảnh hưởng của hai cường quốc nào? A. Mĩ, Anh. B. Mĩ, Liên Xô. C. Anh, Pháp. D. Liên Xô, Anh Câu 3. Những thành tựu Liên Xô đạt được trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX bao gồm A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ. B. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ. C. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng D. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ. Câu 4. Nội dung nào chủ yếu nhất chứng minh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế? A. Cải thiện một bước đời sống nhân dân. B. Thực hiện một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân. C. Tạo điều kiện để Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. Góp phần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa từ năm 1949. Câu 5. Phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai không chịu tác động bởi nhân tố khách quan nào sau đây? A. Mâu thuẫn dân tộc ở mỗi nước diễn ra gay gắt. B. Chiến tranh thế giới thứ hai làm các nước đế quốc suy yếu. C. Sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. D. Sự cổ vũ của các quốc gia tuyên bố độc lập trước. Câu 6. Nhân tố chủ quan quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là? A. Mâu thuẫn dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt. B. Mâu thuẫn giai cấp ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt. C. Ảnh hưởng từ cuộc khai thác thuộc địa của các nước đế quốc thực dân. D. Các lực lượng dân tộc như giai cấp tư sản, vô sản ở các nước phát triển. Câu 7. Nội dung nào không đúng về chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đề ra “Chiến lược toàn cầu”. B. “Viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước. C. Xác lập trật tự thế giới “đơn cực”. D. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Câu 8. Năm 1969, quốc gia đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng là A. Mĩ. B. Liên Xô. C. Trung Quốc. D. Nhật Bản. Câu 9. Ý nào sau đây không phải là chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình. B. Đi đầu và đấu tranh cho nền hoà bình, an ninh thế giới. C. Giúp đỡ, ủng hộ các nước XHCN và phong trào cách mạng thế giới. D. Chỉ quan hệ với các nước Đông Âu Câu 10. Nguyên nhân chung nào đưa đến sự khủng hoảng của hầu hết các nước trên thế giới vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX trong đó có Liên Xô và Mĩ? A. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. C. Cuộc khủng hoảng thừa. D. Chủ nghĩa khủng bố tăng cường hoạt động Câu 11. Cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp thất bại mang đến hậu quả nghiêm trọng gì đối với Liên Xô? A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. B. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã hoàn toàn. C. Chế độ xã hội chủ nghĩa hoan toàn thất bại ở Đông Âu. D. SEV và Vacsava buộc phải chấm dứt hoạt động. Câu 12. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ có tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới? A. là một tổn thất nặng nề đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. B. minh chứng không thể đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. C. dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. D. tăng cường sức mạnh và sự chi phối của chủ nghĩa đế quốc. Câu 13. Về thực tế, công cuộc cải tổ ở Liên Xô có nội dung cơ bản là A. Cải tổ kinh tế triệt để, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế. B. Cải tổ hệ thống chính trị. C. Cải tổ xã hội. D. Cải tổ kinh tế và xã hội. Câu 14. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì A. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là không phù hợp với ý Chúa. B. Nam Phi chưa giành được độc lập dân tộc. C. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân. D. Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận. Câu 15. Sau hơn 20 năm tiến hành cải cách - mở cửa (1979 - 2000), nền kinh tế Trung Quốc đã A. Phát triển ở một mức độ nhất định. B. Phát triển vượt bậc, không gì so sánh được. C. Phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. D. Phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao thứ hai thế giới. Câu 16. Ngày 1-10-1949, ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? A. Nam Kinh được giải phóng B. Quốc Dân Đảng thất bại và phải rút ra đảo Đài Loan C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập D. Bắc Kinh được giải phóng Câu 17. Nhân tố nào sau đây không tác động tới sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển giữa các nước B. Hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực C. Xu thế liên kết khu vực D. Tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, dịch bệnh B. Sự can thiệp trở lại của các nước đế quốc. C. Di hại của chủ nghĩa thực dân cũ để lại. D. Ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh nóng. Câu 19. Những quốc gia nào ở khu vực Mĩ Latinh đã được xếp vào nhóm các nước công nghiệp mới (NICs)? A. Braxin, Áchentina, Mêhicô B. Braxin, Mêhicô, Chilê C. Braxin, Áchentina, Côlômbia D. Mêhicô, Áchentina, Cuba Câu 20. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai chính sách đối ngoại của Mĩ có gì khác so với Liên Xô? A. Thực hiện chiến lược toàn cầu. B. Giúp đỡ các các nước thuộc địa giành độc lập. C. Duy trì hoà bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới. D. Chỉ muốn làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa. Lời giải chi tiết
Câu 1 Phương pháp: sgk trang 4 Cách giải: Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ Chọn: C Câu 2 Phương pháp: sgk trang 6. Cách giải: Hai nhà nước ở Tây Đức và Đông Đức chịu ảnh hưởng của hai cường quốc là Mĩ và Liên Xô. Chọn: B Câu 3 Phương pháp: sgk trang 4. Cách giải: Những thành tựu Khoa học – kĩ thuật Liên Xô đạt được từ sau năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX bao gồm: - Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ. - Năm 1957, là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. - Năm 1961, phòng con tàu “phương Đông” đưa nhà du hành vũ trị Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất. Chọn: A Câu 4 Phương pháp: sgk trang 5, suy luận. Cách giải: - Các đáp án A, B, C: là ý nghĩa đối với bản thân các nước Đông Âu. - Đáp án D: là ý nghĩa quốc tế. Trước đó, chỉ có Liên Xô theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Đến khi các nước dân chủ nhân dân Đông Âu được thành lập đã làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình trên phạm vi thế giới đối trọng với hệ thống Tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu. Chọn: D Câu 5 Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển xuất phát từ các nhân tố sau: *Nhân tố chủ quan: - Nơi tập trung các mâu thuẫn, gay gắt nhất là mâu thuẫn dân tộc. - Lực lượng dân tộc phát triển (ý thức hệ, tư tưởng đấu tranh), tư sản và vô sản, liên tiếp ra đời các chính đảng. *Nhân tố khách quan: - Chiến tranh thế giới thứ hai tạo điều kiện thuận lợi để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ. - Ảnh hưởng và giúp đỡ của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. Đáp án A: là nhân tố chủ quan quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chọn: A Câu 6 Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Nguyên nhân chủ quan đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm: - Trong giai đoạn kết thúc chiến tranh mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ở các nước Á, Phi, Mĩ latinh trở lên hết sức gay gắt. - Các lực lượng dân tộc như giai cấp tư sản, vô sản ở các nước Á, Phi, Mĩ latinh đã lớn mạnh, thành lập được chính đảng của mình. Ví dụ: Đảng Quốc Đại, Đảng Cộng sản Việt Nam), trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước. => Trong đó, nhân tố quan trọng nhất là sự phát triển của các lực lượng dân tộc như giai cấp tư sản, vô sản ở các nước. Chọn: D Câu 7 Phương pháp: sgk lịch sử 9, trang 35 Cách giải: Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, là: - Đề ra “Chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. - Tiến hành viện trợ để lôi kéo, khống chế các nước đồng minh. - Lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược,… - Nhưng Mĩ vẫn vấp phải nhiều thất bại nặng nề như việc can thiệp vào Trung Quốc (1945-1946), Cu Ba (1959-1960), nhất là trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975). Chọn: D Câu 8 Phương pháp: sgk lịch sử 9, trang 34 Cách giải: Trong công cuộc chinh phục vũ trụ, tháng 7 - 1969, lần đầu tiên Mĩ đã đưa con người lên Mặt Trăng. Chọn: A Câu 9 Phương pháp: sgk trang 5. Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhà nước Xô viết chủ trương: - Duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hòa bình với tất cả các nước. - Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức. Liên Xô không chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Đông Âu. Chọn: D Câu 10 Phương pháp: so sánh, nhận xét. Cách giải: Năm 1973, Cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế, chính trị - xã hội? Liên Xô: cuộc khủng hoảng diễn ra cho đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX sau đó mới đề ra kế hoạch cải tổ vào năm 1985. Mĩ: cuộc khủng hoảng ở Mĩ biểu hiện ở một số mặt: năng suất lao động từ năm 1974 đến năm 1981 giảm xuống còn 0,43% /năm. Hệ thống tài chính – tiền tệ, tín dụng bị rối loạn; năm 1974, dự trữ vàng của Mĩ chỉ còn hơn 11 tỉ USD. Đến năm 1982, kinh tế Mĩ ổn định trở lại do tiến hành những cải cách đúng đắn về kinh tế - xã hội. => Trong khi các nước tư bản (tiêu biểu là Mĩ) tiến hành cải tổ thì Liên Xô trước năm 1985 vẫn chưa có động thái nào tích cực, khiến đất nước càng khủng hoảng trầm trọng hơn, lại không có sự thích nghi với tình hình thế giới, chưa cải tiến về khoa học – kĩ thuật. Chọn: B Câu 11 Phương pháp: sgk trang 10. Cách giải: Ngày 19/8/1991, một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết đã tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và đã dẫn tới những hậu quả cực kì nghiêm trọng: Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, nhà nước Liên bang gần như tê liệt, các nước cộng hòa đua nhau đòi độc lập và tách khỏi Liên bang. Chọn: A Chú ý khi giải: SEV và Vacsava đã giải thể và chấm dứt hoạt động từ trước đó. Câu 12 Phương pháp: sgk trang 12. Cách giải: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu là một tổn thất nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới cũng như đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hòa bình ổn định và tiến bộ xã hội. Chọn: A Câu 13 Phương pháp: sgk trang 10, suy luận. Cách giải: Nội dung công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp: + Về chính trị: thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị (tức nhiều đảng cùng tham gia công việc chính trị của đất nước), xóa bỏ chế độ một đảng (tức là Đảng Cộng sản) nắm vai trò lãnh đạo nhà nước, tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt. + Về kinh tế: tuy đề ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì. Kinh tế đất nước tiếp tục suy giảm, dẫn đến những bất ổn về chính trị, xã hội. + Về xã hội: nhiều cuộc bãi công diễn ra, nhiều nước cộng hòa đòi li khai tách thành những quốc gia độc lập, các thế lực chống đối ráo riết hoạt động. => Về thực tế, những cải cách về kinh tế của Liên Xô không được thực hiện, nội dung cơ bản vẫn là cải tổ về chính trị. Chọn: B Câu 14 Phương pháp: sgk trang 14, suy luận. Cách giải: Chế độ phân biệt chủng tộc cũng là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ, tồn tại tiêu biểu ở Nam Phi. => Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng là đấu tranh chống thực dân cũ để giải phóng dân tộc. Chọn đáp án : C Câu 15 Phương pháp: sgk lịch sử 9, trang 19 Cách giải: Sau hơn 20 năm tiến hành cải cách - mở cửa (1979 - 2000), nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Chọn: C Câu 16 Phương pháp: sgk trang 16. Cách giải: Ngày 1-10-1949, tại cuộc mít tinh của hơn 30 vạn dân thủ đô Bắc Kinh trên Quảng trường Thiên An Môn, chủ tịch Mao Trạch Đông trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chọn: C Câu 17 Phương pháp: sgk trang 23, loại trừ. Cách giải: - Sau khi giành được độc lập và đứng trước cầu phát triển của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một liên minh để hợp tác cùng phát triển - Đồng thời, các nước Đông Nam Á cũng muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực, nhất là khi Mĩ đang sa lầy ở cuộc chiến tranh Đông Dương - Sự phát triển của xu thế liên kết khu vực, nhất là sự ra đời và thành công của khối thị trường chung EEC đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết lại với nhau Chọn: D Câu 18 Phương pháp: sgk trang 26, suy luận. Cách giải: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là do các cuộc xung đột, nội chiến sắc tộc, tôn giáo; tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành. Chọn: A Chú ý khi giải: Cho đến nay, những nội dung trên vẫn là khó khăn đối với sự phát triển của các nước châu Phi. Câu 19 Phương pháp: Liên hệ. Cách giải: Một số nước đã gia nhập nhóm các nước công nghiệp mới (NICs) là Braxin, Áchentina, Mêhicô. Chọn: A Câu 20 Phương pháp: so sánh, nhận xét. Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Liên Xô và Mĩ có điểm khác biệt: - Mĩ: thực hiện chiến lược toàn cầu, âm mưu làm bá chủ thế giới. - Liên Xô: thực hiện chính sách đối ngoại tích cực, duy trì hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Chọn: A
|