Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 10 - Đề số 04 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 1 vật lí 10 - Đề số 04 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100m. Gia tốc của ô tô là : A. \(a = 0,2m/{s^2}\) B. \(a = - 0,5m/{s^2}\) C. \(a = 0,5m/{s^2}\) D. \(a = - 0,2m/{s^2}\) Câu 2: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều? A. \({v^2} - v_0^2 = 2a.s\) B. \(v - {v_0} = \sqrt {2a.s} \) C. \({v^2} + v_0^2 = 2a.s\) D. \(v + {v_0} = \sqrt {2a.s} \) Câu 3: Một chiếc thuyền chạy ngược dòng trên một đoạn sông thẳng, sau 1 giờ đi được 9km so với bờ. Một đám củi khô trôi trên sông đó, sau 1 phút trôi được 50m so với bờ. Vận tốc của thuyền so với nước là: A. 12km/h B. 9km/h C. 6km/h D. 3km/h Câu 4: Dưới tác dụng của một lực 20N, một vật chuyển động với gia tốc \(0,4m/{s^2}\). Hỏi vật đó chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu lực tác dụng bằng 50N? A. \(2m/{s^2}\) B. \(1m/{s^2}\) C. \(4m/{s^2}\) D. \(0,5m/{s^2}\) Câu 5: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó A. vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. B. tọa độ không đổi theo thời gian. C. quãng đường đi được không đổi theo thời gian. D. vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian. Câu 6: Quán tính của vật là tính chất của vật có A. xu hướng biến dạng khi có lực tác dụng. B. xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. C. xu hướng thay đổi vận tốc chuyển động khi có lực tác dụng. D. xu hướng bảo toàn gia tốc khi không có lực tác dụng. Câu 7: Một em bé ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số 5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3m. Gia tốc hướng tâm của em bé đó là bao nhiêu? A. \({a_{ht}} = 8,2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\) B. \({a_{ht}} = 2,{96.10^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\) C. \({a_{ht}} = 29,{6.10^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\) D. \({a_{ht}} = 0,82{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\) Câu 8: Một vật rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất, lấy g = 10m/s, sau 10s vật chạm đất. Quãng đường vật rơi được trong 2 giây cuối có giá trị sau đây? A. 50m B. 180m C. 95m D. 20m Câu 9: Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là sự rơi tự do: A. Một mảnh vải B. Một sợi chỉ C. Một viên sỏi D. Một chiếc lá Câu 10: Một xe chuyển động từ A về B. Vận tốc của xe trong \(\frac{1}{3}\) quãng đường đầu là \({v_1}\; = 40km/h\), trong \(\frac{1}{3}\) quãng đường tiếp theo là \({v_2}\; = 60km/h\) và vận tốc trên quãng đường còn lại là \({v_3}\; = 30km/h\). Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường. A. \(v = 40km/h\) B. \(v = 35km/h\) C. \(v = 36km/h\) D. \(v = 34km/h\) Câu 11: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9N và 12N . Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực? A. 1N B. 25N C. 2N D. 15N Câu 12: Một chất điểm chuyển động tròn đều quay được 5 vòng trong 1s. Chu kì của chất điểm đó là: A. 1s B. 0,5s C. 0,1s D. 0,2s Câu 13: Phương trình chyển động của chuyển động thẳng đều có dạng: A. \(x = {x_0} - v{t^2}\) B. \(x = {x_0} + \frac{v}{t}\) C. \(x = {x_0} + v{t^2}\) D. \(x = {x_0} + vt\) Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển động tròn đều? A. Véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo B. Tốc độ góc không đổi C. Tốc độ dài thay đổi theo thời gian D. Quỹ đạo là đường tròn Câu 15: Một đoàn tàu vào ga chuyển động với vận tốc 36km/h thì chuyển động chậm dần đều. Sau 20s, vận tốc còn 18km/h. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng hẳn? A. 30s. B. 40s. C. 42s. D. 50s. Câu 16: Một vật rơi tự do từ độ cao 80m. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Quãng đường vật rơi được trong 2s đầu và trong giây thứ 2 là: A. 45m và 20m B. 20m và 15m C. 20m và 35m D. 20m và 10m Câu 17: Hệ quy chiểu bao gồm: A. Vật làm mốc, hệ toạ độ, đồng hồ. B. Hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ. C. Vật làm mốc, mốc thời gian, đồng hồ. D. Vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ. Câu 18: Khối lượng của một vật đặc trưng cho tính chất vật lí nào sau đây của của vật? A. Vật chuyển động nhanh hay chậm. B. Lượng vật chất nhiều hay ít. C. Mức quán tính của vật lớn hay nhỏ. D. Tính chất nặng hay nhẹ của vật. Câu 19: Muốn cho một chất điểm cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải A. thay đổi. B. khác không. C. không đổi. D. bằng không. Câu 20: Trạng thái đứng yên hay trạng thái chuyển động của vật có tính tương đối vì chuyển động của vật được quan sát: A. trong các hệ quy chiếu khác nhau. B. ở những thời điểm khác nhau. C. ở những người quan sát khác nhau. D. đối với các vật làm mốc khác nhau. Câu 21: Từ hai điểm A và B cách nhau 200cm, hai vật chuyển động ngược chiều nhau. Vật thứ nhất từ A bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc \(3{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} cm/{s^2}\), cùng lúc vật thứ hai đi ngang qua B với vận tốc \(5cm/s\) và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc \(2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} cm/{s^2}\). Hãy xác định thời gian và vị trí hai vật gặp nhau. A. \(t = 8s;x = 60cm.\) B. \(t = 8s;x = 96cm.\) C. \(t = 8s;x = 61cm.\) D. \(t = 7s;x = 64cm.\) Câu 22: Một ôtô chuyển động thẳng đều có phương trình chuyển động \(x = 5 + 40.t\), x tính bằng km và t tính bằng giờ. Biết ôtô chuyển động không đổi chiều. Tính quãng đường ôtô đi được sau 2h. A. 80km B. 20km. C. 85km D. 80m. Câu 23: Biểu thức nào sau đây đúng với biểu thức của gia tốc hướng tâm? A. \({a_{ht}} = \frac{{{\omega ^2}}}{r} = {v^2}r\) B. \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{{{r^2}}} = \omega r\) C. \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\) D. \({a_{ht}} = \frac{v}{r} = \omega r\) Câu 24: Cho hai lực đồng quy có độ lớn \({F_1}\; = {F_2}\; = 45N\) . Góc tạo bởi hai lực là \({120^0}\). Độ lớn của hợp lực là bao nhiêu? A. 90N B. 45N C. 0N D. 60N Câu 25: Đại lượng đo bằng số vòng quay của vật chuyển động tròn đều trong một đơn vị thời gian là: A. tần số của chuyển động tròn đều. B. gia tốc hướng tâm. C. tốc độ dài của chuyển động tròn đều. D. chu kì quay. Câu 26: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 20m/s thì hãm phanh sau 10s vận tốc ôtô còn 15m/s. Tính quãng đường ôtô đi được kể từ lúc hãm phanh đến lúc dừng hẳn? A. 400m B. 800m C. 1200m D. 40m Câu 27: Phải tác dụng vào vật có khối lượng là 5kg theo phương ngang một lực là bao nhiêu để vật thu được gia tốc là \(1m/{s^2}\) A. 4N B. 5N C. 3N D. 6N Câu 28: Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, bạn Nam dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 2s thì Nam nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy \(g = 9,8m/{s^2}\). Độ sâu của giếng gần nhất với giá trị A. 18,5m B. 45,5m C. 28,5m D. 35,5m Câu 29: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều \(v = {v_0} + at\) thì: A. v luôn dương. B. a luôn dương. C. a luôn cùng dấu với v. D. a luôn ngược dấu với v. Câu 30: Đây là phát biểu của định luật nào: "gia tốc của một vật thu được tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật." A. Định luật III Niutơn. B. Định luật I Niutơn. C. Định luật II Niutơn. D. Định luật bảo toàn động lượng Lời giải chi tiết
Câu 1: Phương pháp giải: Công thức liên hệ giữa s, v và a : \({v^2} - v_0^2 = 2as \Rightarrow a = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2s}}\) Lời Giải: Ta có : \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{v = 10m/s}\\{v = 0}\\{s = 100m}\end{array}} \right.\) Áp dụng công thức liên hệ giữa s, v và a ta có : \({v^2} - v_0^2 = 2as \Rightarrow a = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2s}} = \frac{{0 - {{10}^2}}}{{2.100}} \\= - 0,5m/{s^2}\) Chọn B. Câu 2: Công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường trong chuyển động thẳng nhanh dần đều là: \({v^2} - v_0^2 = 2a.s\) Chọn A. Câu 3: Phương pháp giải: Công thức cộng vận tốc: \(\overrightarrow {{v_{tb}}} = \overrightarrow {{v_{tn}}} + \overrightarrow {{v_{nb}}} \) Lời Giải: Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{v_{tb}} = \frac{{{s_1}}}{{{t_1}}} = \frac{9}{1} = 9km/h}\\{{v_{nb}} = \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}} = \frac{{50}}{{60}} = \frac{5}{6}m/s = 3km/h}\end{array}} \right.\) Lại có: \(\overrightarrow {{v_{tb}}} = \overrightarrow {{v_{tn}}} + \overrightarrow {{v_{nb}}} \) Do thuyền chạy ngược dòng sông nên: \({v_{tb}} = {v_{tn}} - {v_{nb}}\\ \Rightarrow {v_{tn}} = {v_{tb}} + {v_{nb}} = 9 + 3 = 12km/h\) Chọn A. Câu 4: Phương pháp giải: Áp dụng định luật II Niuton ta có : \(F = ma \Rightarrow m = \frac{F}{a}\) Lời Giải: Áp dụng định luật II Niuton ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{F_1} = m.{a_1}\\{F_2} = m.{a_2}\end{array} \right. \\\Rightarrow \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{a_1}}}{{{a_2}}} \Leftrightarrow \frac{{20}}{{50}} = \frac{{0,4}}{{{a_2}}} = 1m/{s^2}\) Chọn B. Câu 5: Phương pháp giải: + Chuyển động thẳng đều có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. + Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều: \(s = vt\) +Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều: \(x = {x_0} + vt\) Lời Giải: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian. Chọn D. Câu 6: Phương pháp giải: - Định luật I Niu - tơn: Nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. - Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hớng và độ lớn. Lời Giải: Quán tính của vật là tính chất của vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. Chọn B. Câu 7: Phương pháp giải: Công thức tính gia tốc hướng tâm là: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\) Công thức liên hệ giữa tần số và tốc độ góc: \(\omega = 2\pi f\) Lời Giải: Tần số: \(f = 5vong/phut = \frac{1}{{12}}vong/s\) Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là: \(\omega = 2\pi .f = 2\pi .\frac{1}{{12}} = \frac{\pi }{6}rad/s\) Gia tốc hướng tâm của em bé đó là: \({a_{ht}} = {\omega ^2}r = {\left( {\frac{\pi }{6}} \right)^2}.3 \approx 0,82m/{s^2}\) Chọn D. Câu 8: Phương pháp giải: Quãng đường đi được của vật rơi tự do trong thời gian t giây đầu: \(s = \frac{1}{2}.g.{t^2}\) Quãng đường vật đi được trong n giây cuối là: \({S_{nc}} = h - \frac{1}{2}.g.{({t_h} - n)^2}\) (với \({t_h}\) th là thời gian vật rơi của vật) Lời Giải: Thời gian vật rơi: \({t_h} = 10s\) Vật rơi từ độ cao: \(h = \frac{1}{2}.g.t_h^2 = \frac{1}{2}{.10.10^2} = 500m\) Quãng đường vật rơi được trong 2 giây cuối là: \({S_{2c}} = h - {S_{8s\,dau}}\\ = 500 - \frac{1}{2}.10.{\left( {10 - 2} \right)^2} = 180m\) Chọn B. Câu 9: Phương pháp giải: Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực. Trong trường hợp có thể bỏ qua ảnh hưởng của các yếu tố khác lên vật rơi, ta có thể coi sự rơi của vật như là sự rơi tự do. Lời Giải: Chuyển động của một viên sỏi có thể coi là sự rơi tự do. Chọn C. Câu 10: Phương pháp giải: Công thức liên hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian: \(S = v.t\) Vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}\) Lời Giải: Gọi S là độ dài quãng đường AB, gọi v là vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB. Thời gian đi từ A về B là: \(t = \frac{S}{v}{\mkern 1mu} \,\,\,{\mkern 1mu} (1)\) Mặt khác, theo bài ra ta có: \(t = \frac{S}{{3{v_1}}} + \frac{S}{{3{v_2}}} + \frac{S}{{3{v_3}}} = \frac{S}{{120}} + \frac{S}{{180}} + \frac{S}{{90}} = \frac{S}{{40}}{\mkern 1mu} \,\,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} (2)\) Từ (1) và (2) ta có: \(\frac{S}{v} = \frac{S}{{40}} \Rightarrow v = 40km/h\) Chọn A. Câu 11: Phương pháp giải: Vận dụng điều kiện của hợp lực: \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\) Lời Giải: Hợp lực: \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\) \( \Leftrightarrow 3N \le F \le 21N\) Từ các phương án \( \Rightarrow F = 15N\) thỏa mãn Chọn D. Câu 12: Phương pháp giải: Chu kì của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được 1 vòng. Lời Giải: Chất điểm chuyển động tròn đều quay được 5 vòng trong 1s \( \Rightarrow \) Chất điểm chuyển động tròn đều được 1 vòng trong: \(\frac{1}{5}s = 0,2s\) Vậy chu kì của chất điểm đó là: \(T = 0,2s\) Chọn D. Câu 13: Phương pháp giải: + Chuyển động thẳng đều có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. + Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều: \(s = vt\) +Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều: \(x = {x_0} + vt\) Lời Giải: Phương trình chyển động của chuyển động thẳng đều có dạng \(x = {x_0} + vt\) Chọn D. Câu 14: Phương pháp giải: + Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau. + Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm quỹ đạo và có độ lớn: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\) + Tốc độ góc và tốc độ dài của chuyển động tròn đều là đại lượng không đổi. Lời Giải: Trong chuyển động tròn đều tốc độ dài không thay đổi theo thời gian. \( \Rightarrow \) Phát biểu sai là: “Tốc độ dài thay đổi theo thời gian”. Chọn C. Câu 15: Phương pháp giải: Áp dụng công thức: \(v = {v_0} + at\) Lời Giải: Đổi: \(\left\{ \begin{array}{l}{v_0} = 36km/h\; = 10m/s\\v = 18{\rm{ }}km/h\; = 5{\rm{ }}m/s\end{array} \right.\) Gia tốc của đoàn tàu: \(a = \frac{{v - {v_0}}}{t} = \frac{{5 - 10}}{{20}} = - 0,25{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {m/{s^2}} \right)\) Thời gian tàu hãm phanh đến khi dừng hẳn: \(t = \frac{{v - {v_0}}}{a} = \frac{{0 - 10}}{{ - 0,25}} = 40{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( s \right)\) Chọn B. Câu 16: Phương pháp giải: Quãng đường vật rơi trong n giây : \({s_{t = n}} = \frac{1}{2}g.{n^2}\) Quãng đường vật rơi trong giây thứ n: \({s_n} = {s_{t = n}} - {s_{t = n - 1}} = \frac{1}{2}g.{n^2} - \frac{1}{2}g.{\left( {n - 1} \right)^2}\) Lời Giải: Ta có : \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{h = 80m}\\{g = 10m/{s^2}}\end{array}} \right.\) Quãng đường vật rơi trong 2s là : \({s_{t = 2}} = \frac{1}{2}g.{t^2} = \frac{1}{2}{.10.2^2} = 20m\) Quãng đường vật rơi trong giây thứ hai là: \({s_2} = {s_{t = 2}} - {s_{t = 1}} = \frac{1}{2}{.10.2^2} - \frac{1}{2}{.10.1^2} = 15m\) Chọn B. Câu 17: Phương pháp giải: Sử dụng lí thuyết bài “Chuyển động cơ” – Trang 8 – SGK Lí 10. Lời Giải: Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ. Chọn D. Câu 18: Phương pháp giải: + Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. + Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật. + Khối lượng có tính chất cộng: Khi nhiều vật ghép lại thành một hệ thì khối lượng của hệ bằng tổng khối lượng của các vật đó. Lời Giải: Khối lượng của một vật đặc trưng cho mức quán tính của vật lớn hay nhỏ. Chọn C. Câu 19: Phương pháp giải: Điều kiện cân bằn của một chất điểm là hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không: \(\overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + ... = \overrightarrow 0 \) Lời Giải: Muốn cho một chất điểm cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không. Chọn D. Câu 20: Phương pháp giải: Quỹ đạo và vận tốc của cùng một vật chuyển động đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Lời Giải: Trạng thái đứng yên hay trạng thái chuyển động của vật có tính tương đối vì chuyển động của vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau. Chọn A. Câu 21: Phương pháp giải: Phương trình chuyển động: \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) Hai vật gặp nhau khi: \({x_1} = {x_2}\) Lời Giải: Chọn gốc tọa độ O tại điểm A, chiều dương từ A đến B. Chọn gốc thời gian t = 0 là lúc vật thứ nhất bắt đầu chuyển động. Phương trình chuyển động của hai vật: \(\begin{array}{l}{x_1} = {x_{01}} + {v_{01}}t + \frac{{{a_1}{t^2}}}{2} = \frac{{3{t^2}}}{2} = 1,5{t^2}\\{x_2} = {x_{02}} + {v_{02}}t + \frac{{{a_2}{t^2}}}{2} \\= 200 - 5t + \frac{{\left( { - 2} \right){t^2}}}{2} = 200 - 5t - {t^2}\end{array}\) Hai vật gặp nhau khi: \({x_1} = {x_2} \Rightarrow 1,5{t^2} = 200 - 5t - {t^2} \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{t = - 10{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( s \right)}\\{t = 8{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( s \right)}\end{array}} \right.\) Do \(t > 0 \Rightarrow t = 8\left( s \right)\) Vị trí hai xe gặp nhau: \({x_1} = {x_2} = 1,{5.8^2} = 96{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right)\) Chọn B. Câu 22: Phương pháp giải: + Chuyển động thẳng đều có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. + Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều: \(s = vt\) + Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều: \(x = {x_0} + vt\) Lời Giải: Phương trình chuyển động của ô tô: \(x = 5 + 40.t \Rightarrow v = 40km/h\) Quãng đường ô tô đi được sau 2h là: \(S = vt = 40.2 = 80km\) Chọn A. Câu 23: Phương pháp giải: Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm quỹ đạo và có độ lớn là: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\) Lời Giải: Biểu thức của gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\) Chọn C. Câu 24: Phương pháp giải: Độ lớn của hợp lực: \(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}.\cos \alpha } \) Với \(\alpha = \left( {\overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} } \right)\) Lời Giải: Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\vec F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} }\\{\alpha = \left( {\overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} } \right) = {{120}^0}}\\{{F_1} = {F_2} = 30N}\end{array}} \right. \\\Rightarrow F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}\cos \alpha } = 45N\) Chọn B. Câu 25: Phương pháp giải: Tần số của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây. Đơn vị tần số là vòng/s hoặc héc (Hz). Lời Giải: Đại lượng đo bằng số vòng quay của vật chuyển động tròn đều trong một đơn vị thời gian là tần số của chuyển động tròn đều. Chọn A. Câu 26: Phương pháp giải: Công thức tính vận tốc: \(v = {v_0} + at \Rightarrow a = \frac{{v - {v_0}}}{t}\) Công thức liên hệ giữa s,v,a: \({v^2} - v_0^2 = 2a.s \Rightarrow s = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}}\) Lời Giải: Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{v_0} = 20m/s\\v = 15m/s\\t = 10s\end{array} \right.\) Gia tốc chuyển động của ô tô: \(a = \frac{{v - {v_0}}}{t} = \frac{{15 - 10}}{{10}} = - 0,5m/{s^2}\) Khi ô tô dừng hẳn: \(v' = 0\) Quãng đường ô tô đi được kể từ khi hãm phanh đến lúc dừng hẳn là: \(s = \frac{{v{'^2} - v_0^2}}{{2a}} = \frac{{0 - {{20}^2}}}{{2.\left( { - 0,5} \right)}} = 400m\) Chọn A. Câu 27: Phương pháp giải: + Định luật II Niuton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Biểu thức: \(\vec a = \frac{{\vec F}}{m} \Rightarrow \vec F = m\vec a\) Lời Giải: Độ lớn của lực tác dụng: \(F = m.a = 5.1 = 5N\) Chọn B. Câu 28: Phương pháp giải: Thời gian vật rơi tự do: \(h = \frac{1}{2}g{t^2}\) Công thức tính thời gian vật chuyển động thẳng đều: \(t = \frac{s}{v}\) Lời Giải: Gọi h là độ sâu đáy giếng. Gọi t1 là thời gian đá rơi tự do độ cao h; t2 là thời gian âm chuyển động thẳng đều quãng đường h. Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{h = \frac{1}{2}gt_1^2 = 4,9t_1^2}\\{h = {v_a}{t_2} = 330.{t_2}}\end{array}} \right. \Rightarrow 4,9t_1^2 = 330.{t_2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 1 \right)\) Lại có sau 2s thì Nam nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng \( \Rightarrow \) 2s là tổng thời gian đá rơi tự do và âm chuyển động thẳng đều \( \Rightarrow {t_1} + {t_2} = 2s{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right)\) Từ (1) và (2) \() \Rightarrow {t_1} = 1,944s\\ \Rightarrow h = 4,9t_1^2 = 4,9.1,{944^2} \approx 18,5m\) Chọn A. Câu 29: Phương pháp giải: Sử dụng tính chất về vận tốc và gia tốc của chuyển động biến đổi đều: - Chuyển động nhanh dần đều: \(a.v > 0\) - Chuyển động chậm dần đều: \(a.v < 0\) Lời Giải: A. v luôn dương. Dấu của vận tốc phụ thuộc vào cách chọn chiều dương: vận tốc cùng chiều dương thì v dương, vận tốc ngược chiều dương thì v âm. → A sai. B. a luôn dương. Dấu của a phụ thuộc vào chiều và tính chất của chuyển động. → B sai. C. a luôn cùng dấu với v. a.v > 0, chuyển động là nhanh dần đều. → C đúng. D. a luôn ngược dấu với v. a.v < 0, chuyển động là chậm dần đều. → D sai. Chọn C. Câu 30: Phương pháp giải: + Định luật II Niuton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. + Biểu thức: \(\vec a = \frac{{\vec F}}{m} \Rightarrow \vec F = m\vec a\) Lời Giải: "Gia tốc của một vật thu được tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.” là phát biểu của định luật II Niuton. Chọn C. HocTot.Nam.Name.Vn
|